“Có những việc mà trường đại học công lập chưa thể làm tốt”

VOV.VN-Sự phát triển của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập khiến các trường ĐH, CĐ công lập phải soi lại mình và cần phải có sự thay đổi.

Cần tạo điều kiện tốt nhất để các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phát triển. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị Tổng kết 20 năm phát triển các trường ĐH, CĐ ngoài công lập diễn ra sáng nay (14/3) do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội.

Phát biểu trước lãnh đạo Bộ GD-ĐT và hàng trăm hiệu trưởng, cán bộ lãnh đạo các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc huy động nhân dân, các tổ chức, cá nhân đóng góp cho sự phát triển giáo dục trong thời gian quan đã góp phần đáng kể vào việc chia sẻ gánh nặng với ngân sách Nhà nước trong việc đầu tư phát triển  giáo dục, đào tạo.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần tạo sự bình đẳng cho trường ĐH, CĐ ngoài công lập

Cùng với hệ thống các trường ĐH, CĐ công lập, trong 20 năm qua, các trường ĐH, CĐ ngoài công lập phát triển rất nhanh cũng đã góp phần thúc đẩy công tác đào tạo ĐH.

Đảng và Chính phủ đã nhất quán với chủ trương xã hội hóa giáo dục ĐH là bởi vì có những việc làm mà các trường ĐH, CĐ công lập dù muốn nhưng cũng chưa thể thực hiện được như các trường ngoài công  lập. Ví dụ như có trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã mạnh dạn đầu tư 1,5 triệu USD để mua một chương trình giảng dạy, hợp tác với cơ sở đào tạo hay mời giảng viên nước ngoài vào trường giảng dạy trong khi các trường ĐH, CĐ công lập chưa thể thực hiện ngay được vì còn chờ đợi chính sách…

Sự phát triển của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cũng khiến các trường ĐH, CĐ công lập phải soi lại mình và cần phải có sự thay đổi.

Để giáo dục ĐH, CĐ ngày càng phát triển, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD-ĐT cần phối hợp với các ban, ngành khác tạo điều kiện cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập nhận được sự công bằng, bình đẳng trong mọi chính sách với các trường công lập và không nên có sự phân biệt.

“Nếu đặt ra các yêu cầu, tiêu chí với trường ĐH, CĐ có tuổi đời 15 và 40 năm như nhau thì có thể chấp nhận được. Nhưng nếu đòi hỏi các tiêu chí với trường ĐH, CĐ có tuổi đời còn non trẻ mới 5 năm so với những trường đã hoạt động 40 năm thì cần phải xem xét lại. Chính vì sự khập khiễng này mà cần phải có sự ưu tiên đối với những trường ĐH, CĐ mới thành lập.

Mặc dù để giải quyết bài toán công bằng, bình đẳng đối với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập rất khó, không chỉ một mình Bộ GD-ĐT có thể giải quyết ngay và thực hiện được nhưng nếu Bộ có khả năng đến đâu thì hãy tạo tạo điều kiện tốt nhất để các trường ngoài công lập phát triển. Nếu như quỹ đất, khả năng tài chính không thuộc khả năng của Bộ GD-ĐT thì hãy thực hiện sự bình đẳng giữa các trường trên tinh thần cao nhất trong phạm vi có thể” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Nhằm tạo điều kiện cho các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đứng vững và phát triển, Phó Thủ tướng gợi ý, thay vì tăng chỉ tiêu đào tạo cho các trường ĐH, CĐ công lập, Bộ GD-ĐT có thể khuyến khích các trường công lập hợp tác với trường ngoài công lập để cùng phát triển.

Về phía Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cần tập hợp những đề xuất, kiến nghị của các trường để cùng với Bộ GD-ĐT giải quyết những vấn đề bất cập, vướng mắc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, bên cạnh Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu thành lập Hiệp hội các trường ĐH, CĐ để cho các trường cùng hoạt động trong 1 sân chơi để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong đào tạo cũng như có thể kiểm định chất lượng giáo dục một cách tốt hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2014, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh
Năm 2014, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh

VOV.VN -Phương án trên nhằm giảm áp lực thi cử và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan mỗi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ đến.

Năm 2014, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh

Năm 2014, các trường ĐH, CĐ tự chủ tuyển sinh

VOV.VN -Phương án trên nhằm giảm áp lực thi cử và tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan mỗi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ đến.

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!
Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

VOV.VN-Việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ phải có sự kiểm soát chặt chẽ để các trường ý thức được trách nhiệm đào tạo vì người học

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

Tự chủ tuyển sinh đại học: đừng như quản lý hệ Tại chức!

VOV.VN-Việc giao quyền tự chủ cho các trường ĐH, CĐ phải có sự kiểm soát chặt chẽ để các trường ý thức được trách nhiệm đào tạo vì người học

Trường ĐH tuyển sinh riêng không được phát sinh luyện thi
Trường ĐH tuyển sinh riêng không được phát sinh luyện thi

VOV.VN-Trách nhiệm của các trường tổ chức tuyển sinh riêng là không để phát sinh hiện tượng cán bộ, nhà giáo của trường tổ chức luyện thi.

Trường ĐH tuyển sinh riêng không được phát sinh luyện thi

Trường ĐH tuyển sinh riêng không được phát sinh luyện thi

VOV.VN-Trách nhiệm của các trường tổ chức tuyển sinh riêng là không để phát sinh hiện tượng cán bộ, nhà giáo của trường tổ chức luyện thi.

Các trường ĐH, CĐ ủng hộ chủ trương bỏ điểm sàn
Các trường ĐH, CĐ ủng hộ chủ trương bỏ điểm sàn

VOV.VN -Điểm sàn hiện không còn ý nghĩa nữa khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường tự chủ tuyển sinh.

Các trường ĐH, CĐ ủng hộ chủ trương bỏ điểm sàn

Các trường ĐH, CĐ ủng hộ chủ trương bỏ điểm sàn

VOV.VN -Điểm sàn hiện không còn ý nghĩa nữa khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường tự chủ tuyển sinh.

Tự chủ tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập không dễ
Tự chủ tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập không dễ

Các trường đề nghị Bộ GD-ĐT cần công bố ngay quy định quốc gia về trình độ đầu vào tối thiểu của các cơ sở giáo dục ĐH

Tự chủ tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập không dễ

Tự chủ tuyển sinh đối với các trường ngoài công lập không dễ

Các trường đề nghị Bộ GD-ĐT cần công bố ngay quy định quốc gia về trình độ đầu vào tối thiểu của các cơ sở giáo dục ĐH

62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại
62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại

Trước đây 1 tháng, cả xã hội xôn xao trước việc 207 ngành đào tạo bị dừng tuyển sinh vì không đảm bảo chất lượng dạy và học.

62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại

62 ngành học Đại học được tuyển sinh trở lại

Trước đây 1 tháng, cả xã hội xôn xao trước việc 207 ngành đào tạo bị dừng tuyển sinh vì không đảm bảo chất lượng dạy và học.