Giáo dục mở và từ xa

Con đường ngắn nhất mở ra cơ hội học tập cho mọi người

(VOV) -Với hình thức đào tạo mở và từ xa, người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều loại phương tiện khác nhau.

Trong 2 ngày 27-28/10, tại thành phố Đà Nẵng, gần 200 đại biểu trong nước và quốc tế đã tham dự hội thảo quốc tế về giáo dục (GD) từ xa do Viện ĐH Mở Hà Nội phối hợp với Trung tâm giáo dục mở và từ xa thuộc Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO SEAMOLEC) tổ chức. Tại đây, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay về đào tạo mở và từ xa trong khu vực và trên thế giới.

Đại biểu tham dự Hội thảo Quốc tế về giáo dục tại Đà Nẵng

Phóng viên VOV phỏng vấn TS Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện ĐH mở Hà Nội.

PV: Thưa ông, Hội thảo quốc tế về GD từ xa năm 2012 đã thu hút số lượng lớn các chuyên gia và những người trực tiếp làm công tác đào tạo mở và từ xa ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN. Vậy điều ấn tượng nhất đối với ông về hội thảo này là gì?

TS Lê Văn Thanh: Sau 1 năm chuẩn bị tích cực, Hội thảo quốc tế về GD từ xa của khu vực và thế giới trong sự hợp tác giữa Viện ĐH Mở Hà Nội với tổ chức SEAMEO SEAMOLEC đã diễn ra và thành công tốt đẹp. 48 báo cáo của các diễn giả trong và ngoài nước bàn về đào tạo từ xa thế kỷ 21 trình bày tại hội thảo đã cho thấy những xu thế phát triển mới của giáo dục mở và từ xa trên thế giới.

Việc tiếp thu kiến thức của người học, việc tiếp cận một ngành nghề đào tạo mới, hay việc học tập và hoàn thiện một văn bằng nào giờ đây không chỉ thông qua trường lớp, mà có nhiều cách. Người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi, học bằng nhiều loại phương tiện khác nhau, học qua mạng internet,  điện thoại… Chẳng hạn, tại Hội thảo, GS Vương Thanh Sơn ở trường ĐH British Columbia Canada đã chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập bằng điện thoại di dộng. Cách thức này, giúp người học có thể học nghề, học ngoại ngữ, học cách nuôi dạy con cái,… hoặc những người nông dân có thể cập nhật được kiến thức trồng trọ chăn nuôi rất tốt.

Từ thực tiễn của các nước, nhất là những nước có hàng trăm năm kinh nghiệm tổ chức đào tạo mở và từ xa, các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam đã học tập được rất nhiều và rút ra những bài học cần thiết cho mình trong công tác tuyển sinh, quản lý đào tạo, đặc biệt là trong khâu kiểm tra đánh giá chất lượng. Chúng tôi xem công tác kiểm tra đánh giá chất lượng và việc xác định chuẩn cho đào tạo mở và từ xa là khâu hết sức quan trọng và cần thiết cho sự phát triển và đi lên của nhà trường. Bởi vì, chỉ có thể lấy chất lượng là điểm tựa, các trường ĐH đào tạo theo phương thức mở và từ xa mới khẳng định được vị thế của mình, tạo được lòng tin với xã hội.

TS Lê Văn Thanh

Tôi cũng rất ấn tượng với phát biểu của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga tại Hội thảo này, vì đã thể hiện quan điểm, sự quan tâm lớn của ngành GD đối với sự phát triển GD mở và từ xa. Đây là con đường ngắn nhất để mở ra cơ hội học tập và học tập suốt đời cho mọi người ở mọi vùng miền của đất nước, nhất là những vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.

PV: Trong bức tranh GD mở và từ xa của các nước trong khu vực và trên thế giới thì Việt Nam đứng ở đâu, thưa ông?

TS Lê Văn Thanh: Chúng ta có 2 ĐH Mở (Viện ĐH Mở Hà Nội và ĐH Mở TP HCM) được thành lập vào năm 1993 để làm nhiệm vụ đào tạo mở và từ xa. Dù đi sau nhiều nước trong lĩnh vực đào tạo mở và từ xa, nhưng ngay từ năm 1996, Viện ĐH mở Hà Nội đã được công nhận là thành viên của Hiệp hội các trường ĐH Mở châu Á, tiếp đó là trường ĐH Mở TP HCM cũng có vinh dự này. Đặc biệt năm 2010, lãnh đạo Viện ĐH Mở Hà Nội còn được bầu là 1 trong 7 thành viên trong ban lãnh đạo Hiệp hội này. Được Chính phủ giao nhiệm vụ làm công tác đào tạo mở và từ xa, gần 20 năm qua, với vai trò của đơn vị đi tiên phong, hai đơn vị này đã có bước phát triển khá tốt.

So với các nước trong khu vực, với qui mô gần 200.000 học viên từ xa của chúng ta (trong đó 2 trường ĐH mở chiếm khoảng 50%) chưa phải là lớn. Nhất là so trường ĐH Mở Malaysia qui mô hàng trăm nghìn học viên hay trường ĐH Mở Indonesia, con số học viên là hơn 1 triệu, qui mô này chưa thấm tháp gì, nhưng chúng ta lại xếp ở tốp đầu về học thuật, công nghệ và qui trình đào tạo.

Là đơn vị hạt nhân trong công tác nghiên cứu và thực hiện đào tạo mở và từ xa, Viện ĐH Mở Hà Nội đã hội tụ về đây để cùng các nhà khoa học, các nhà giáo dục quốc tế bàn thảo về xu thế, triển vọng và giải pháp để phát triển đào tạo mở và từ xa trong thế kỷ 21 này. Qua đây, chúng ta thấy rõ hơn vị trí của mình và những công việc phía trước mà Việt Nam phải phấn đấu vươn lên để hòa nhập với khu vực và thế giới.

PV: Những năm gần đây, do việc ra đời ồ ạt nhiều trường ĐH cũng như tâm lý xã hội còn nặng những định kiến về chất lượng của loại hình đào tạo không chính qui, đã khiến cho “đầu vào” của hệ đào tạo mở và từ xa giảm sút, làm cho hệ đào tạo này vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Ông nhìn nhận khó khăn thách thức này như thế nào?

TS Lê Văn Thanh: Đúng là giai đoạn vừa qua rất nhiều trường ĐH,CĐ đã được thành lập. Tâm lý của người dân còn rất nặng thói quen học chính qui, cho nên qui mô sinh viên theo học hệ từ xa có giảm sút. Nguyên nhân giảm sút còn do người học tại nhiều vùng đất nước cũng chưa có đầy đủ thông tin về đào tạo mở và từ xa. Nếu như họ thấy rằng, đây là cách học hữu hiệu nhất, tiết kiệm nhất về thời gian công sức và tiền bạc thì chắc chắn là họ theo. Bởi vì các chương trình đào tạo mở và từ xa liên tục được cập nhật, đổi mới và phải nói, hiện nay chi phí cho việc học theo phương thức từ xa là ở mức thấp nhất.

Cùng với những khó khăn về “đầu vào”, phương thức đào tạo từ xa cũng đang vấp phải không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Có thể nói, sự đầu tư của Nhà nước cho loại hình đào tạo này dường như chưa có gì đáng kể. Các nhà trường chủ yếu trông vào nguồn thu từ học phí rất hạn hẹp theo qui định. Trong khi đó, đào tạo mở và từ xa là loại hình đào tạo đặc thù, cần phải có qui trình, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, đánh giá thi cử đặc thù, thế nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp như vậy, thì thực sự là thách thức lớn đối với các nhà trường.

PV: Vậy định hướng và giải pháp chủ yếu mà Viện ĐH Mở Hà Nội tập trung làm để khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng, uy tín của loại hình đào tạo từ xa, góp phần đắc lực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là gì, thưa ông?

TS Lê Văn Thanh: Trước hết, Viện ĐH Mở Hà Nội tiếp tục tập trung vào công tác nghiên cứu và đưa các thành tựu về đào tạo mở và từ xa của khu vực và thế giới vào Việt Nam. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật, đổi mới chương trình, tăng cường đầu tư công nghệ, tìm những nhà sư phạm có nhiệt huyết, có trách nhiệm và có kinh nghiệm đào tạo và quản lý loại hình đào từ xa để xúc tiến quá trình này. Cùng với đó, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về loại hình đào tạo hết sức mới và hiệu quả, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, in ấn các tài tiệu tuyên truyền, nhằm khuyến khích hoạt động tự học và hình thành thói quen tự học trong mỗi người, mỗi cộng đồng, để hướng tới việc học tập suốt đời.

Chúng tôi được biết Việt Nam cũng đang xây dựng trung tâm học tập suốt đời tại TP HCM. Đây là cơ hội tốt cho nhân dân các tỉnh thành phố khu vực miền Nam, đặc biệt là khu vực miền Tây Nam bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể theo học và học tập được tốt.

Viện ĐH mở Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới chương trình, đổi mới nội dung đào tạo, mở ra nhiều ngành đào tạo mới thiết thực hơn nữa với người học, để thông qua chương trình đào tạo này, người dân được nâng cao kiến thức, kỹ năng, được học những ngành nghề thiết thực với sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và đất nước.

Hy vọng, bằng những giải pháp đồng bộ, toàn diện, đặc biệt là công tác đầu tư công nghệ, cũng như đổi mới công tác quản lý, đào tạo mở và từ xa không chỉ hướng đến số đông người học, mà hướng đến từng cá thể. Có nghĩa là, từng cá nhân, nếu có phương tiện công nghệ, có thể nghe được làn sóng Đài TNVN, xem được truyền hình, có thể tiếp cận được mạng Internet, thì có thể học tập bằng chương trình đăng ký cá nhân của mình. Thông qua hình thức học tập này, góp phần đề cao, phát huy việc tự học của mỗi người, vì tự học là truyền thống tốt đẹp muôn đời của chúng ta, vì nhờ tự học mà nhiều người đã thành tài, trong đó có Bác Hồ và nhiều nhà khoa học đáng kính.

Xin chúc cho những người có ý chí học tập, tự học, tự nghiên cứu tiếp cận được chương trình đào tạo từ xa với hệ thống học liệu phong phú đa dạng, nắm bắt cơ hội học tập, không ngừng sáng tạo và gặt hái thành công.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Cần truy cứu trách nhiệm buông lỏng quản lý hệ tại chức”
"Cần truy cứu trách nhiệm buông lỏng quản lý hệ tại chức”

(VOV) - GS Đào Trọng Thi: Các vấn đề liên quan đến đào tạo hệ không tập trung đều lỏng lẻo hơn rất nhiều so với đào tạo chính quy

"Cần truy cứu trách nhiệm buông lỏng quản lý hệ tại chức”

"Cần truy cứu trách nhiệm buông lỏng quản lý hệ tại chức”

(VOV) - GS Đào Trọng Thi: Các vấn đề liên quan đến đào tạo hệ không tập trung đều lỏng lẻo hơn rất nhiều so với đào tạo chính quy

Vài suy nghĩ về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT
Vài suy nghĩ về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT

(VOV) -Một trong những vấn đề quan trọng thảo luận tại Hội nghị TW lần 6 là đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT

Vài suy nghĩ về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT

Vài suy nghĩ về đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT

(VOV) -Một trong những vấn đề quan trọng thảo luận tại Hội nghị TW lần 6 là đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT

Giãn thời gian thu học phí đối với sinh viên nghèo
Giãn thời gian thu học phí đối với sinh viên nghèo

(VOV) -Học sinh, sinh viên thuộc diện được giãn thu học phí là những người có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường ĐH, CĐ…

Giãn thời gian thu học phí đối với sinh viên nghèo

Giãn thời gian thu học phí đối với sinh viên nghèo

(VOV) -Học sinh, sinh viên thuộc diện được giãn thu học phí là những người có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường ĐH, CĐ…

Học hàm GS, PGS sẽ gắn liền với ngạch, bậc tiền lương
Học hàm GS, PGS sẽ gắn liền với ngạch, bậc tiền lương

(VOV)- Theo quy định mới, nhà giáo được phong hàm GS thì được bổ nhiệm vào ngạch GS– giảng viên cao cấp…

Học hàm GS, PGS sẽ gắn liền với ngạch, bậc tiền lương

Học hàm GS, PGS sẽ gắn liền với ngạch, bậc tiền lương

(VOV)- Theo quy định mới, nhà giáo được phong hàm GS thì được bổ nhiệm vào ngạch GS– giảng viên cao cấp…

Bộ GD-ĐT yêu cầu dùng sổ gọi tên ghi điểm điện tử
Bộ GD-ĐT yêu cầu dùng sổ gọi tên ghi điểm điện tử

(VOV) -Các trường chỉ tự mua để sử dụng hồ sơ quản lý bằng mẫu in khi chưa đủ khả năng sử dụng các loại hồ sơ điện tử.

Bộ GD-ĐT yêu cầu dùng sổ gọi tên ghi điểm điện tử

Bộ GD-ĐT yêu cầu dùng sổ gọi tên ghi điểm điện tử

(VOV) -Các trường chỉ tự mua để sử dụng hồ sơ quản lý bằng mẫu in khi chưa đủ khả năng sử dụng các loại hồ sơ điện tử.

Vì sao học sinh sợ đi học?
Vì sao học sinh sợ đi học?

(VOV) -Sự hứng thú học hành của học sinh ngày càng mất đi khi chịu sức ép nặng nề của chương trình, nội dung học tập và thi cử.

Vì sao học sinh sợ đi học?

Vì sao học sinh sợ đi học?

(VOV) -Sự hứng thú học hành của học sinh ngày càng mất đi khi chịu sức ép nặng nề của chương trình, nội dung học tập và thi cử.

Khó quản lý vốn cho học sinh, sinh viên nghèo vay
Khó quản lý vốn cho học sinh, sinh viên nghèo vay

(VOV) -Khi nguồn vốn cho vay được quản lý tốt thì chúng ta mới nghĩ tới mở rộng đối tượng được thụ hưởng từ chương trình tín dụng cho HSSV.

Khó quản lý vốn cho học sinh, sinh viên nghèo vay

Khó quản lý vốn cho học sinh, sinh viên nghèo vay

(VOV) -Khi nguồn vốn cho vay được quản lý tốt thì chúng ta mới nghĩ tới mở rộng đối tượng được thụ hưởng từ chương trình tín dụng cho HSSV.