Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi: “Liệu có những vụ Việt Á" trong lựa chọn SGK hay không?

VOV.VN - Chiều 23/5, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 15, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất nên đưa vấn đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trở trành 1 trong 2 chuyên đề cần giám sát tối cao bởi Quốc hội.

Cụ thể, tại phiên thảo luận về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, đoàn Đà Nẵng đề xuất nên đưa vấn đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014 và số 51/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vào làm nội dung giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2023.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, 2 Nghị quyết về đổi mới chương trình và sách giáo khoa có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, theo lộ trình, thì từ năm 2014-2025 sẽ hoàn thành chu trình đầu tiên của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở toàn bộ 3 cấp học phổ thông. Do đó, việc giám sát các vấn đề trên tại thời điểm này sẽ giúp đánh giá đầy đủ, kịp thời ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

“Lý do thứ 2, là trong những năm qua ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng trong đổi mới thực hiện chương trình SGK, tuy nhiên dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau trong triển khai như giá sách giáo khoa, hay việc đưa Lịch sử thành môn tự chọn. Có những vấn đề đã được đại biểu và báo chí đưa ra từ các kỳ họp trước nhưng đến kỳ họp này vẫn chưa được giải quyết như sai sót trong cả 3 bộ SGK lớp 1, 2, 6 của NXB Giáo dục Việt Nam. Trong trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội hồi tháng 1/2022, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết NXB Giáo dục Việt Nam dã thu hồi 110.000 cuốn SGK đồng thời tiêu hủy 38.000 cuốn sách khoa học tự nhiên 6 thuộc Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình giám sát cho thấy thực tế không như Bộ trưởng đã trả lời”, bà Nguyễn Thị Kim Thúy nói.

Về việc lựa chọn SGK, đại biểu đoàn Đà Nẵng cũng lo ngại về những bất cập trong quá trình lựa chọn SGK có thể bỏ qua quyền dân chủ của các trường. Thậm chí, đại biểu còn đặt ra câu hỏi “Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn SGK hay không”? Do đó các vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để nhận được nhiều ý kiến và cử tri cả nước đều biết.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cũng ủng hộ việc lựa chọn chuyên đề về đổi mới sách giáo khoa trở thành chuyên đề giám sát tối cao.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, đổi mới sách giáo khoa là nội dung cốt lõi của đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông, có ý nghĩa quan trọng. Hàng loạt các vấn đề liên quan đến SGK như in sai, ngôn từ không phù hợp, hình ảnh chưa chuẩn mực, có nhiều bộ SGK được đề nghị sử dụng gây nên lúng túng trong lựa chọn không chỉ với phụ huynh mà với cả các trường, cơ sở giáo dục. Hay việc SGK không được sử dụng lại gây tốn kém hàng tỷ đồng mỗi năm, gây khó khăn cho nhiều gia đình có con đi học.

Đặc biệt, về vấn đề giáo dục, thực tế hiện nay cũng cho thấy cử tri đang tấy bức xúc về chương trình giáo dục có những vấn đề chưa phù hợp, trong đó có việc dạy và học môn Lịch sử.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Huy, đoàn Thái Bình sau khi nghiên cứu, trên cơ sở kiến nghị của cử tri cũng đề xuất chọn chuyên đề thứ 3 về đổi mới giáo dục, SGK là một trong 2 chuyên đề giám sát tối cao năm 2023.

Lý giải về đề xuất này, đại biểu đoàn Thái Bình cho rằng, đổi mới SGK và chương trình GDPT có ý nghĩa quan trọng với nền giáo dục nước nhà. Theo mục tiêu yêu cầu và nội dung đổi mới, bên cạnh đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp đảm bảo thì chương trình SGK là thành tố quan trọng cấu thành chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay khâu tổ chức SGK còn chậm so với thời gian đề ra, quá trình triển khai thực hiện chương trình GSK mới còn bộc lộ nhiều bất cập, nhất là thời gian qua cử tri đang có ý kiến vè việc dạy và học môn Lịch sử trong chương trình GDPT 2018.

Quá trình tiếp xúc cử tri tại 8 huyện, thành phố thuộc Ninh Bình đều cho thấy những ý kiến bức xúc về vấn đề này.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Huy, thời gian qua Ủy ban văn hóa giáo dục của Quốc hội đã tổ chức một số tọa đàm về nội dung này, song đây là vấn đề cần được đưa vào giám sát tối cao nhằm đưa ra những đánh giá toàn diện, kịp thời, tìm ra các giải pháp thiết thực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chọn SGK mới: Có nơi còn máy móc, giáo viên chọn sách này, cấp trên quyết sách khác
Chọn SGK mới: Có nơi còn máy móc, giáo viên chọn sách này, cấp trên quyết sách khác

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, cần ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh khi lựa chọn SGK mới. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cần có chỉ đạo sâu sắc hơn nữa để địa phương sớm triển khai tổ chức lựa chọn những điểm hay, mạnh của các bộ SGK.

Chọn SGK mới: Có nơi còn máy móc, giáo viên chọn sách này, cấp trên quyết sách khác

Chọn SGK mới: Có nơi còn máy móc, giáo viên chọn sách này, cấp trên quyết sách khác

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, cần ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh khi lựa chọn SGK mới. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cần có chỉ đạo sâu sắc hơn nữa để địa phương sớm triển khai tổ chức lựa chọn những điểm hay, mạnh của các bộ SGK.

Hà Nội ban hành tiêu chí lựa chọn SGK trong các trường phổ thông
Hà Nội ban hành tiêu chí lựa chọn SGK trong các trường phổ thông

VOV.VN - TP Hà Nội đưa ra 2 tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Hà Nội ban hành tiêu chí lựa chọn SGK trong các trường phổ thông

Hà Nội ban hành tiêu chí lựa chọn SGK trong các trường phổ thông

VOV.VN - TP Hà Nội đưa ra 2 tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Bộ GD- ĐT lý giải những điểm “hơi khác” trong chọn SGK mới và giá sách cao
Bộ GD- ĐT lý giải những điểm “hơi khác” trong chọn SGK mới và giá sách cao

VOV.VN -Bộ GD-ĐT cho biết 2 tỉnh Long An và Khánh Hòa có kết quả chọn SGK mới lớp 1 "hơi khác" song vẫn đúng theo quy định tại Thông tư 01 về chọn SGK.

Bộ GD- ĐT lý giải những điểm “hơi khác” trong chọn SGK mới và giá sách cao

Bộ GD- ĐT lý giải những điểm “hơi khác” trong chọn SGK mới và giá sách cao

VOV.VN -Bộ GD-ĐT cho biết 2 tỉnh Long An và Khánh Hòa có kết quả chọn SGK mới lớp 1 "hơi khác" song vẫn đúng theo quy định tại Thông tư 01 về chọn SGK.