Đại học Quốc Gia TP.HCM không tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2 năm 2021

VOV.VN - Đại học Quốc gia TP.HCM vừa có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về việc không tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực tại Đại học Quốc gia TP.HCM đợt 2 năm 2021.

Theo Đại học Quốc gia TP.HCM, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước nên việc huy động một số lượng lớn nhân sự tổ chức thi và dự thi tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch tại các địa phương. Các thành viên Hội đồng thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM quyết định: Không tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2 năm 2021.

Để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ hoàn trả chi phí dự thi cho những thí sinh đã đăng ký dự thi; đồng thời, dành một phần chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh thuộc đối tượng đặc cách tốt nghiệp THPT năm 2021.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 3104 ngày 23/7/2021 về tổ chức thi Đánh giá năng lực trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đối với học sinh không thể tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và Đại học Quốc gia TP.HCM đã có kế hoạch thực hiện. Trường đã chuẩn bị cho tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 2 năm 2021 dành cho thí sinh đã đăng ký trên cổng đăng ký dự thi và tạo điều kiện cho thí sinh thuộc nhóm đối tượng không tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT do dịch bệnh COVID-19 bổ sung đăng ký, sẵn sàng tổ chức thi khi dịch bệnh được kiểm soát. 

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP.HCM diễn ra ngày 28/3 tại 21 cụm, 65 địa điểm ở 7 tỉnh thành, với gần 70.000 thí sinh dự thi. Sau lần đầu tổ chức vào năm 2018, đến nay kỳ thi này ngày càng có nhiều thí sinh đăng ký dự thi. Ngoài các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM, có rất nhiều trường đại học, cao đẳng sử dụng kết quả kỳ thi này để tuyển sinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GD-ĐT lý giải nguyên nhân điểm chuẩn đại học cao
Bộ GD-ĐT lý giải nguyên nhân điểm chuẩn đại học cao

VOV.VN - Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, các trường top trên tiếp tục có điểm chuẩn các ngành ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi các trường top giữa có nhiều ngành bứt phá mạnh.

Bộ GD-ĐT lý giải nguyên nhân điểm chuẩn đại học cao

Bộ GD-ĐT lý giải nguyên nhân điểm chuẩn đại học cao

VOV.VN - Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, các trường top trên tiếp tục có điểm chuẩn các ngành ổn định hoặc tăng nhẹ, trong khi các trường top giữa có nhiều ngành bứt phá mạnh.

Bộ GD-ĐT hướng dẫn chương trình THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19
Bộ GD-ĐT hướng dẫn chương trình THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19

VOV.VN - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Công văn hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19. 

Bộ GD-ĐT hướng dẫn chương trình THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19

Bộ GD-ĐT hướng dẫn chương trình THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19

VOV.VN - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Công văn hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19. 

Điểm chuẩn đại học tăng “phi mã” vượt trần có đồng nghĩa với số học sinh giỏi tăng?
Điểm chuẩn đại học tăng “phi mã” vượt trần có đồng nghĩa với số học sinh giỏi tăng?

VOV.VN - Theo đánh giá của các chuyên gia, đề thi tốt nghiệp THPT ở một số môn quá dễ, đặc biệt là môn tiếng Anh, đẩy mức điểm ở các khối thi có môn này tăng cao, kéo theo điểm chuẩn tăng mạnh.

Điểm chuẩn đại học tăng “phi mã” vượt trần có đồng nghĩa với số học sinh giỏi tăng?

Điểm chuẩn đại học tăng “phi mã” vượt trần có đồng nghĩa với số học sinh giỏi tăng?

VOV.VN - Theo đánh giá của các chuyên gia, đề thi tốt nghiệp THPT ở một số môn quá dễ, đặc biệt là môn tiếng Anh, đẩy mức điểm ở các khối thi có môn này tăng cao, kéo theo điểm chuẩn tăng mạnh.