Đào tạo trình độ thạc sĩ từ 1 – 2 năm

(VOV) -Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.

Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 10/2011/TT-BGDĐT ngày 28/2/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.

Theo dự thảo, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1- 2 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1 năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ 5 năm trở lên (đối với niên chế) hay 180 tín chỉ trở lên (đối với tín chỉ); thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 2 năm đối với các ngành mà thời gian đào tạo ở bậc đại học từ 4,5 năm trở xuống (đối với niên chế)  hay thấp hơn 160 tín chỉ (đối với tín chỉ);

Thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 - 2 lần/năm. Các môn thi tuyển gồm: môn ngoại ngữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.

Đối với học viên là người nước ngoài, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo do cơ sở giáo dục đại học đề nghị trong hồ sơ đăng ký mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ phải tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc ngành gần với ngành hoặc chuyên ngành đăng ký dự thi. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành dự thi, nếu trúng tuyển phải học bổ sung kiến thức trước khi học các học phần của chương trình thạc sĩ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định nội dung kiến thức học bổ sung.

Về thâm niên công tác chuyên môn: Tùy theo yêu cầu của từng ngành, chuyên ngành đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể về thâm niên công tác chuyên môn phù hợp cho từng ngành hoặc chuyên ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.

Dự thảo cũng nêu các đối tượng được ưu tiên như: Những ng­ười hiện đang sinh sống hoặc công tác được 2 năm liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại các địa phương thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ; th­ương binh, bệnh binh ng­ười có giấy chứng nhận được hư­ởng chính sách như­ th­ương binh; con liệt sĩ; Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động, người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số; nạn nhân hoặc con nạn nhân chất độc màu da cam.

Giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ là ng­ười làm nhiệm vụ giảng dạy các học phần trong ch­ương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đến năm 2030, Hà Nội xây dựng thêm 724 trường mầm non
Đến năm 2030, Hà Nội xây dựng thêm 724 trường mầm non

Hà Nội vừa công bố quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới trường họp.

Đến năm 2030, Hà Nội xây dựng thêm 724 trường mầm non

Đến năm 2030, Hà Nội xây dựng thêm 724 trường mầm non

Hà Nội vừa công bố quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và mạng lưới trường họp.

Việt Nam muốn mở rộng hợp tác đào tạo đại học với Nga
Việt Nam muốn mở rộng hợp tác đào tạo đại học với Nga

(VOV) -Việt Nam có thể được coi là quốc gia khởi xướng hoạt động trên khi vào năm 2001, Tổng thống Liên bang Nga Putin thăm Việt Nam.

Việt Nam muốn mở rộng hợp tác đào tạo đại học với Nga

Việt Nam muốn mở rộng hợp tác đào tạo đại học với Nga

(VOV) -Việt Nam có thể được coi là quốc gia khởi xướng hoạt động trên khi vào năm 2001, Tổng thống Liên bang Nga Putin thăm Việt Nam.

Sẽ miễn học phí cho sinh viên học ngành năng lượng nguyên tử
Sẽ miễn học phí cho sinh viên học ngành năng lượng nguyên tử

(VOV) - Sinh viên xếp loại học lực giỏi trở lên được cấp học bổng có giá trị 15 lần tiền học phí/tháng...

Sẽ miễn học phí cho sinh viên học ngành năng lượng nguyên tử

Sẽ miễn học phí cho sinh viên học ngành năng lượng nguyên tử

(VOV) - Sinh viên xếp loại học lực giỏi trở lên được cấp học bổng có giá trị 15 lần tiền học phí/tháng...