Dạy Lịch sử cần thay đổi theo hướng “mềm hóa”, giảm tải thi cử, tăng kỹ năng phản biện

VOV.VN -  “Giáo dục Lịch sử cần thay đổi cách tiếp cận, biên soạn tài liệu, đổi mới phương pháp... làm mềm kỹ năng, gắn dạy học trên lớp với học ngoài thực địa, đi tham quan, học tập trên hiện trường lịch sử, giảm tải việc thi cử và nâng cao các kỹ năng như phản biện”.

Năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu triển khai đối với lớp 10, theo đó, môn Lịch sử sẽ chính thức thuộc nhóm môn do học sinh tự chọn. Việc không bắt buộc học sinh học Lịch sử đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều, nhiều lo ngại rằng liệu việc này có ảnh hưởng đến nhận thức về dân tộc, lòng yêu nước của các thế hệ trẻ trong tương lai? Bên cạnh đó cũng đặt ra những vấn đề về dạy môn Lịch sử thế nào để học sinh thực sự yêu thích môn học này. Thầy Hồ Như Hiển, giáo viên môn Lịch sử Trường THCS-THPT Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) đã có trao đổi với VOV.VN về vấn đề này.

PV: Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, môn Lịch sử có thể để là môn tự chọn bởi lẽ còn có nhiều môn học và phương thức giáo dục khác để giáo dục về lòng yêu nước cho học sinh. Quan niệm học Sử để yêu nước, để tự hào dân tộc đúng nhưng liệu đã đủ chưa, thưa thầy?

Thầy Hồ Như Hiển: Thứ nhất, phải khẳng định, Lịch sử là một môn khoa học, như tất cả các môn khoa học khác đang được giảng dạy trong các cấp học tại Việt Nam. Lịch sử có tính toàn diện và hệ thống, có phương pháp luận, đối tượng nghiên cứu rộng lớn chứ không chỉ bó hẹp trong phạm vi quân sự, chính trị. Vì là môn khoa học, nên Lịch sử góp phần rất quan trọng đến sự phát triển của tư duy, biện chứng, khả năng suy luận, logic, đánh giá, nhận xét... và rút ra bài học, góp phần hình thành quan điểm, nhân cách con người. Cho rằng học Lịch sử chỉ là học thuộc, ghi nhớ trận đánh, số liệu...là quan điểm sai, bởi mới chỉ nhìn ở góc độ đọc chứ không phải học.

Có quan điểm cho rằng chỉ có môn Sử giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc, đây là quan điểm chỉ đúng mà chưa đủ. Bởi không chỉ môn Lịch sử mới có sứ mệnh và năng lực đó, các môn khoa học xã hội khác cũng quan trọng, các môn Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân có vai trò riêng của nó. Tuy nhiên, do đặc thù của bộ môn, Lịch sử đứng ở vị trí trung tâm của công cuộc giáo dục con người nhớ về nguồn cội. Một người hiểu biết về lịch sử chưa chắc đã là người yêu nước chân chính và biết tự hào về dân tộc, nhưng một người yêu nước chân chính chắc chắn sẽ yêu lịch sử, tự hào về lịch sử và không bao giờ quay lưng với lịch sử.

PV: Theo lý giải của Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, khi học hết lớp 9, học sinh đã có được nền tảng kiến thức cơ bản của thông sử, từ thực tế dạy học trong nhà trường, thầy đánh giá thế nào về hiểu biết lịch sử của học sinh khi học hết bậc THCS?

Thầy Hồ Như Hiển: Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, mục tiêu giáo dục công dân - thế hệ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tương lai chủ yếu hoàn thành trong bậc Tiểu học và THCS. Xét về tâm lý, lứa tuổi thiếu niên (11 - 14 tuổi) – bậc THCS, học sinh có đặc điểm là động cơ học tập có một cấu trúc phức tạp, đa dạng nhưng chưa bền vững. Vì vậy, việc trang bị tri thức nói chung và khoa học Lịch sử nói riêng trong bậc THCS chưa đủ điều kiện để hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc, chưa đạt được mục tiêu giáo dục công dân .

Tuổi 15 đến 17 là lứa tuổi tiếp thu tri thức nền tảng trở thành người công dân. Sự phát triển của tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của lứa tuổi này.

Lứa tuổi này quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người. Có thể nói bậc THPT là giai đoạn tiếp thu tốt nhất về truyền thống lịch sử, truyền thống yêu nước của mỗi công dân tương lai.

PV: Hiện nay các nền tảng mạng xã hội phát triển, thông tin đa dạng trên mạng internet, trong đó có cả những thông tin sai, xuyên tạc về lịch sử, việc người trẻ  biết và hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới sẽ có ý nghĩa ra sao, thưa thầy?

Thầy Hồ Như Hiển: Hiện nay, học sinh có thể học Lịch sử ở nhiều kênh khác nhau, điều đó không sai, nhưng có hạn chế lớn. Khi không được cung cấp một phương pháp khoa học, bài bản và định hướng về nhận thức, học sinh sẽ dễ bị sa đà, sẽ suốt ngày đam mê, nhặt nhạnh các thông tin về lịch sử đã bị xuyên tạc, bóp méo và bôi đen đang tràn lan từng phút, từng giây trên các trang mạng, sách báo phản động. Lúc đó, hệ lụy báo động không phải là kiến thức lịch sử mà là nhận thức lịch sử, không còn là ý thức mà là thái độ, nhân cách. Điều gì sẽ xảy ra, nếu như giới trẻ hiện tại và tương lai không biết gì về lịch sử nước nhà, hoặc nếu biết thì cũng dừng lại những hiểu biết ngây ngô, lơ mơ, đại khái, thậm chí với những nhận thức méo mó, lệch lạc?

PV: Có nhiều ý kiến cho rằng, không lo học sinh không chọn môn Lịch sử, điều quan trọng là dạy thế nào để học sinh thích học môn này. Vậy theo thầy, về cách dạy và học Lịch sử hiện nay cần thay đổi ra sao?

Thầy Hồ Như Hiển: Tôi cho rằng, điều rất cần hiện nay trong giáo dục Lịch sử là thay đổi trong cách dạy học, cách tiếp cận, biên soạn tài liệu, đổi mới phương pháp... làm mềm kỹ năng, gắn dạy học trên lớp với học ngoài thực địa, đi tham quan, học tập trên hiện trường lịch sử, giảm tải việc thi cử và nâng cao các kỹ năng như phản biện, nêu vấn đề, tranh luận cho học sinh. Đặc biệt, hiện nay trong Chương trình GDPT mới có thêm hoạt động trải nghiệm, cần làm sao để lồng ghép trong đó các kiến thức thực tế về lịch sử để học sinh thực sự hứng thú tìm hiểu về kiến thức này.  Khi đó, môn Lịch sử sẽ không còn khô khan và việc học Lịch sử sẽ vô cùng hứng thú và thu hút học sinh.

Cổ nhân dạy, biết sử thêm yêu nước, và yêu nước cần có trái tim nóng nhưng cái đầu lạnh. Trái tim nóng là tình cảm, thái độ, cái đầu lạnh là tri thức, kỹ năng, phương pháp. Lịch sử sẽ cho chúng ta những thứ đó.

PV: Xin cảm ơn thầy!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"
Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

VOV.VN - "Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn và với cách dạy học như hiện nay thì chỉ sau vài thế hệ, chúng ta sẽ thấy những vấn đề lớn mà quan trọng nhất là quan hệ công dân với chính đất nước mình. Hậu quả của việc này là không thể lường được".

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

VOV.VN - "Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn và với cách dạy học như hiện nay thì chỉ sau vài thế hệ, chúng ta sẽ thấy những vấn đề lớn mà quan trọng nhất là quan hệ công dân với chính đất nước mình. Hậu quả của việc này là không thể lường được".

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ: Thi tốt nghiệp THPT 2022 cần "lấy quy chế thi làm gốc"
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ: Thi tốt nghiệp THPT 2022 cần "lấy quy chế thi làm gốc"

VOV.VN - Sáng nay (21/4), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Đại diện Sở GD-ĐT, các đơn vị phụ trách an ninh kỳ thi của 63 tỉnh, thành tham dự tập huấn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ: Thi tốt nghiệp THPT 2022 cần "lấy quy chế thi làm gốc"

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ: Thi tốt nghiệp THPT 2022 cần "lấy quy chế thi làm gốc"

VOV.VN - Sáng nay (21/4), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Đại diện Sở GD-ĐT, các đơn vị phụ trách an ninh kỳ thi của 63 tỉnh, thành tham dự tập huấn.

Thử tìm nguyên nhân của chất lượng và dạy học môn Lịch sử?
Thử tìm nguyên nhân của chất lượng và dạy học môn Lịch sử?

VOV.VN - Một dân tộc khôn ngoan luôn tôn trọng chân sử để rút kinh nghiệm cho thành công và thất bại trong quá khứ, tìm ra quy tắc hành xử hiện tại và dự kiến những hành động tương lai...

Thử tìm nguyên nhân của chất lượng và dạy học môn Lịch sử?

Thử tìm nguyên nhân của chất lượng và dạy học môn Lịch sử?

VOV.VN - Một dân tộc khôn ngoan luôn tôn trọng chân sử để rút kinh nghiệm cho thành công và thất bại trong quá khứ, tìm ra quy tắc hành xử hiện tại và dự kiến những hành động tương lai...

Dư luận lo ngại Lịch sử là môn học tự chọn, GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng
Dư luận lo ngại Lịch sử là môn học tự chọn, GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng

VOV.VN - Nhiều giáo viên lo ngại rằng, xưa nay học sinh vốn “ngại” học Lịch sử, đến nay Bộ GD-ĐT lại tiếp tục đưa môn học này thành môn học tự chọn trong tổ hợp 3 môn Khoa học xã hội không khác nào “khai tử” môn học này.

Dư luận lo ngại Lịch sử là môn học tự chọn, GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng

Dư luận lo ngại Lịch sử là môn học tự chọn, GS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng

VOV.VN - Nhiều giáo viên lo ngại rằng, xưa nay học sinh vốn “ngại” học Lịch sử, đến nay Bộ GD-ĐT lại tiếp tục đưa môn học này thành môn học tự chọn trong tổ hợp 3 môn Khoa học xã hội không khác nào “khai tử” môn học này.

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"
"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, học sinh không hứng thú học môn Lịch sử trước hết do ở cả việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cách dạy hiện nay vẫn thiên về các sự kiện, số liệu...

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

"Môn Lịch sử còn mang tính đánh đố học sinh nhớ con số, địa điểm và địa danh"

VOV.VN - Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, học sinh không hứng thú học môn Lịch sử trước hết do ở cả việc tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá. Cách dạy hiện nay vẫn thiên về các sự kiện, số liệu...