Dạy tiếng Nga, tiếng Trung: Những nỗi lo hiện hữu!

VOV.VN - Việc đưa tiếng Trung, tiếng Nga trở thành ngoại ngữ thứ nhất, còn nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về nguồn lực giáo viên hiện tại.

Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra phương án đưa môn Tiếng Nga và tiếng Trung trở thành ngoại ngữ thứ nhất dạy trong các trường phổ thông bắt đầu từ lớp 3- lớp 12 nhận được nhiều ý kiến phản hồi.

Dạy thêm ngoại ngữ mới, tăng thêm áp lực?

Về phương án đưa tiếng Trung, tiếng Nga trở thành ngôn ngữ chính thức, thầy Lê Vinh, hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng cho biết đề án dạy ngoại ngữ 2008-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã vấp phải nhiều trở ngại như chất lượng học sinh trong các lớp không đồng đều, có em học khá, có em học kém. Để thực hiện đề án này, các trường cần đầu tư  mạnh về đội ngũ giáo viên. Nếu triển khai tiếp tiếng Nga và tiếng Trung thì lại phải làm lại từ đầu bao gồm cả đào tạo lại giáo viên. Quá trình này đòi hỏi có thời gian chuẩn bị lâu dài, chứ không thể triển khai một cách chóng vánh.

Còn nhiều ý kiến lo ngại về việc đưa tiếng Trung, tiếng Nga trở thành ngoại ngữ số thứ nhất.
Thầy Vinh cho biết thêm, tiếng Anh là ngôn ngữ chung của thế giới, nếu triển khai thêm ngoại ngữ mới như tiếng Nga, tiếng Trung vào chương trình phổ thông, nhất là lại bắt đầu từ lớp 3, học sinh sẽ có khối lượng học quá nhiều. “Có chăng nên theo hướng tự chọn, tức là học sinh có năng khiếu mong muốn thì sẽ tự chọn các môn đó, như vậy sẽ có hiệu quả cao hơn. Giảm bớt sự quá tải trong chương trình đào tạo”.

Nếu đề án được triển khai ngay trong năm tới áp lực không chỉ đến từ phía học sinh mà còn cả từ phía các trường, phải đảm bảo có đủ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn.

Thầy Nguyễn Trường Giang, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lào Cai (trường đào tạo 2 ngoại ngữ chính là tiếng Trung và tiếng Anh) bản thân cũng đã từng học cả hai ngôn ngữ trên cho rằng nếu có đưa tiếng Trung và tiếng Nga vào giáo dục tiểu học thì ở cấp đầu tiên cũng chỉ nên dừng ở mức nghe nói, giao tiếp thông thường, chứ không thể bắt học sinh học ngữ pháp khi tiếng Việt còn chưa sõi.

Theo thầy Trường Giang, việc học thêm ngoại ngữ là cần thiết, phù hợp với hội nhập, nhưng nếu áp dụng ngay từ cấp 1dù có đào tạo theo hình thức nào vẫn sẽ tạo áp lực học hành lớn cho học sinh, nếu không muốn nói là quá tải. Thầy Giang đưa ra dẫn chứng, ở một số khu vực miền núi, vùng kinh tế khó khăn, học sinh cấp 1 còn chưa đọc thông viết thạo, tiếng Anh bập bõm câu được câu không, nếu đưa thêm tiếng Trung và tiếng Nga vào sợ các em không theo nổi.

Có đủ giáo viên?

Mới đây, trong tham luận gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về  Đề án dạy và học ngoại ngữ, thầy Nguyễn Trường Giang cũng đưa ra ý kiến cho rằng giải quyết vấn đề đội ngũ giáo viên là yếu tố sống còn, quyết định thành bại của nhiệm vụ này. Thực tế hiện nay có quá nhiều giáo viên không đạt chuẩn ngoại ngữ dù đã được bồi dưỡng lại, hiệu quả giảng dạy của họ trong quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp cho người học rất thấp. Từ đó đặt ra vấn đề cần khắc phục sự lãng phí công sức, thời gian của một bộ phận không nhỏ học sinh cho việc học ngoại ngữ như thế nào trong thời gian tới, nếu muốn việc triển khai học thêm các ngoại ngữ khác được ủng hộ và có hiệu quả.

Tiếp nữa, việc thay đổi này cần phải có lộ trình cụ thể, phù hợp, đồng bộ giữa chương trình học, phương pháp giảng dạy, tài liệu và hình thức kiểm tra đánh giá, thi cử để các thầy cô và học sinh có sự chuẩn bị đầy đủ về tâm lý cũng như kiến thức.

Thầy Giang tỏ ra lo ngại về việc đội ngũ giáo viên, ngoài vấn đề chất lượng, liệu có đủ về mặt số lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo? Do đó cần xem xét đến việc cân bằng giữa khả năng thực tế và nhu cầu của người học. Chỉ khi đảm bảo cả hai yếu tố trên thì đề án mới thực sự khả thi.

Bên cạnh đó, việc chọn học ngoại ngữ nào cũng cần phải xác định phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng. Để làm được điều đó các địa phương cần có sự tư vấn, hướng dẫn chi tiết, thiết thực về vấn đề này với Bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GD-ĐT lên tiếng về thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung
Bộ GD-ĐT lên tiếng về thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung

VOV.VN - Học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga, Pháp, Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ hai.

Bộ GD-ĐT lên tiếng về thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung

Bộ GD-ĐT lên tiếng về thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung

VOV.VN - Học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất thì có thể chọn học tiếng Nga, Pháp, Nhật hoặc tiếng Trung Quốc như ngoại ngữ thứ hai.

Thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung: Cần tham khảo từ các nước
Thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung: Cần tham khảo từ các nước

VOV.VN - Đại sứ Việt Nam tại Indonesia: Tôi nghĩ, khi thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước.

Thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung: Cần tham khảo từ các nước

Thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung: Cần tham khảo từ các nước

VOV.VN - Đại sứ Việt Nam tại Indonesia: Tôi nghĩ, khi thí điểm dạy tiếng Nga, tiếng Trung, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước.

Dạy tiếng Trung, tiếng Nga: Về nhà trẻ nói với ai?
Dạy tiếng Trung, tiếng Nga: Về nhà trẻ nói với ai?

VOV.VN - Nhiều phụ huynh cho rằng với bậc tiểu học chỉ nên tập trung dạy và học tốt tiếng Anh thay vì “làm khó” các con bằng ngoại ngữ mới.

Dạy tiếng Trung, tiếng Nga: Về nhà trẻ nói với ai?

Dạy tiếng Trung, tiếng Nga: Về nhà trẻ nói với ai?

VOV.VN - Nhiều phụ huynh cho rằng với bậc tiểu học chỉ nên tập trung dạy và học tốt tiếng Anh thay vì “làm khó” các con bằng ngoại ngữ mới.

Giải thích hiện tượng can nhiễu sóng, phát tiếng Trung Quốc ở Hội An
Giải thích hiện tượng can nhiễu sóng, phát tiếng Trung Quốc ở Hội An

VOV.VN - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật phát thanh của VOV nói: Hiện tượng trên có thể là sóng thu được từ trạm phát sóng bán đảo Sơn Trà. 

Giải thích hiện tượng can nhiễu sóng, phát tiếng Trung Quốc ở Hội An

Giải thích hiện tượng can nhiễu sóng, phát tiếng Trung Quốc ở Hội An

VOV.VN - Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật phát thanh của VOV nói: Hiện tượng trên có thể là sóng thu được từ trạm phát sóng bán đảo Sơn Trà.