Dạy và học lịch sử sẽ phải thay đổi

VOV.VN - SGK Lịch sử theo chương trình mới sẽ ít chữ, nhiều hình ảnh. Giáo viên tiếp cận sách này buộc phải đổi mới vì không có quá nhiều chữ để đọc chép như trước, GS.TS Đỗ Thanh Bình khẳng định.

Môn Lịch sử luôn được quan tâm đặc biệt

GS.TS Đỗ Thanh Bình, nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội, Tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Lịch sử Cánh Diều cho rằng, Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Vì thế, chương trình được thiết kế mở, có những môn học để cho các em tự chọn, có những môn bắt buộc. Những môn tự chọn hướng tới việc sau này các em đi theo khối ngành mà các em có ý định phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên, khi xây dựng chương trình phổ thông mới 2018, việc các bộ môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý… xếp vào tổ hợp lựa chọn không gây ra phản ứng trong dư luận xã hội. Riêng Lịch sử theo GS.TS Đỗ Thanh Bình, bộ môn này “sát sườn, gắn với người dân nên nhận được sự quan tâm đặc biệt”.

Dù có thể một cá nhân không theo đuổi lịch sử suốt đời mà rẽ sang nghiên cứu Vật lý, Sinh học hoặc trở thành nhà kinh tế nhưng người ta đều xem lịch sử là nền tảng của mỗi con người. Vì coi là nền tảng nên có quan điểm Sử phải là môn bắt buộc.

Theo GS.TS Đỗ Thanh Bình, nhìn vào cách nhiều trường phổ thông đang bố trí các tổ hợp môn để học sinh lựa chọn, ví dụ trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành đưa môn Lịch sử vào 4/5 tổ hợp dự kiến giảng dạy trong năm học 2022-2023 cho thấy sự quan tâm, coi trọng bộ môn này với quá trình giáo dục học sinh ở 3 năm cuối cùng của cấp phổ thông.

Chương trình mới không thể dạy học theo cách cũ

GS.TS Đỗ Thanh Bình thừa nhận thực tế bên cạnh số ít những em thực sự yêu thích môn Lịch sử, số không nhỏ các học sinh học môn Lịch sử chỉ để đáp ứng nhu cầu thi cử khi không đủ khả năng theo đuổi các môn học khác. “Học thuộc lòng”, cách dạy học khiến môn Sử trở nên đơn điệu, nhàm chán lại trở thành ưu thế so với môn học khác. 

Để học sinh thực sự yêu thích môn Lịch sử thì cách dạy học tới đây phải khác. Thực tế hiện nay nguồn thông tin rất lớn, học sinh có nhiều nguồn tìm kiếm thông tin, tư liệu thay vì chỉ trông chờ vào cuốn sách giáo khoa như trước. Theo GS.TS Đỗ Thanh Bình, chính điều này khiến giáo viên phải thay đổi. Việc cung cấp tri thức buộc phải song hành với giúp các em sàng lọc, lựa chọn thông tin chính xác trong kho tri thức tràn ngập và nhiều chiều từ internet.

Một trong những nguyên nhân khiến học sinh không thích học Sử là do cách dạy của thầy cô chưa lôi cuốn các em. Thầy cô chưa biết khai thác sự kiện theo cách hấp dẫn học sinh. "Lịch sử phục vụ chính trị một phần nhưng đừng khô khan hóa, chính trị hóa khi dạy các em", GS.TS Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh. 

Cũng theo GS Bình, SGK chương trình 2006 được viết với cách tiếp cận nội dung. Vì vậy nếu thầy cô lười đổi mới, thậm chí thầy cô không có chuyên môn về Lịch sử vẫn có thể dạy được theo cách "đọc- chép". Đó cũng là lý do khiến học sinh chán môn Lịch sử.

GS.TS Đỗ Thanh Bình cho biết trong Chương trình mới, giáo viên dạy bám vào chương trình, còn SGK chỉ là một tài liệu và có nhiều bộ SGK để tham khảo.

Là tổng chủ biên bộ sách giáo khoa Lịch Sử Cánh Diều (từ lớp 4 đến lớp 12), GS.TS Đỗ Thanh Bình cho biết SGK mới thiết kế thay đổi rõ ràng so với sách hiện hành. Đó là sự kiện rất ngắn gọn, đơn giản, đưa thêm hình ảnh vào các tư liệu mới. "Cho nên, giáo viên tiếp cận sách này buộc phải đổi mới vì không có quá nhiều chữ để đọc chép như trước. Vấn đề đặt ra là phải khai thác dữ liệu lôi cuốn các em tham gia”.

Trong một giờ học Lịch sử theo chương trình mới, nếu chỉ dựa trên SGK thì sẽ không dạy được. Sẽ không chỉ có thầy cô nói mà phải đưa học sinh vào hoạt động cùng thầy cô. Học trò hoạt động và thầy cô là người tổ chức, thậm chí các em đóng vai một nhân vật lịch sử và thầy cô chỉ tổ chức nên giờ học mới hấp dẫn.

Thời gian để chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, trong đó có môn lịch sử áp dụng cho chương trình THPT bắt đầu từ khối lớp 10 không còn nhiều. Có lẽ những cuộc tranh luận nên bắt đầu từ sự thống nhất mục tiêu trong việc dạy học môn lịch sử. Cách tiếp cận từ mục tiêu hướng tới sẽ tạo cơ hội thống nhất trong việc sắp xếp, bố trí chương trình và đặc biệt cách dạy học Lịch sử.

Ngày 10/5, Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục tổ chức tọa đàm nhằm trao đổi, thảo luận về chương trình môn lịch sử 2018. Quan điểm về việc đưa môn lịch sử trở thành môn học tự chọn, đánh giá về vai trò của môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông và việc dạy học môn lịch sử ở một số nước trên thế giới đề xuất giải pháp và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Ngày 11/5, Tiếp tục phiên họp 11 Ủy ban thường vụ Quốc hội tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân cho rằng để lịch sử là môn tự chọn có thể gây hậu quả hệ lụy khó lường. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng.

Ngày 12/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn học lịch sử cấp trung học phổ thông trong chương trình này. Phần kết luận, riêng môn Lịch sử trên cơ sở lấy ý kiến chuyên gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cân nhắc các phương án trong thời gian sắp tới và xin ý kiến các cấp có thẩm quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GD-ĐT: Sẽ cân nhắc lại các phương án dạy môn Lịch sử ở cấp THPT
Bộ GD-ĐT: Sẽ cân nhắc lại các phương án dạy môn Lịch sử ở cấp THPT

VOV.VN - Sáng 12/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và môn Lịch sử bậc THPT trong chương trình này.

Bộ GD-ĐT: Sẽ cân nhắc lại các phương án dạy môn Lịch sử ở cấp THPT

Bộ GD-ĐT: Sẽ cân nhắc lại các phương án dạy môn Lịch sử ở cấp THPT

VOV.VN - Sáng 12/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và môn Lịch sử bậc THPT trong chương trình này.

Bộ GD-ĐT nói gì về việc Lịch sử trở thành môn học tự chọn?
Bộ GD-ĐT nói gì về việc Lịch sử trở thành môn học tự chọn?

VOV.VN - Bộ GD- ĐT khẳng định việc sắp xếp các môn giáo dục lịch sử trong Chương trình GDPT 2018 là phù hợp với xu hướng giáo dục quốc tế, có căn cứ khoa học và phù hợp với các mục tiêu lớn của giáo dục quốc gia.

Bộ GD-ĐT nói gì về việc Lịch sử trở thành môn học tự chọn?

Bộ GD-ĐT nói gì về việc Lịch sử trở thành môn học tự chọn?

VOV.VN - Bộ GD- ĐT khẳng định việc sắp xếp các môn giáo dục lịch sử trong Chương trình GDPT 2018 là phù hợp với xu hướng giáo dục quốc tế, có căn cứ khoa học và phù hợp với các mục tiêu lớn của giáo dục quốc gia.

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"
Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

VOV.VN - "Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn và với cách dạy học như hiện nay thì chỉ sau vài thế hệ, chúng ta sẽ thấy những vấn đề lớn mà quan trọng nhất là quan hệ công dân với chính đất nước mình. Hậu quả của việc này là không thể lường được".

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

Lịch sử chỉ là môn tự chọn: "Có thể nhiều năm sau sẽ thấy hậu quả"

VOV.VN - "Nếu Lịch sử trở thành môn tự chọn và với cách dạy học như hiện nay thì chỉ sau vài thế hệ, chúng ta sẽ thấy những vấn đề lớn mà quan trọng nhất là quan hệ công dân với chính đất nước mình. Hậu quả của việc này là không thể lường được".