Dạy Văn ở nhà trường vẫn khô khan, cứng nhắc

VOV.VN -Bó hẹp trong khuôn khổ kiến thức nặng nề, cộng với cách dạy chưa thực sự sinh động của các thầy cô giáo đã khiến cho môn Văn trở nên nhàm chán.

Lâu nay, môn Ngữ Văn trong nhà trường thường được xem là môn học công cụ, có mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh, thông qua việc đọc, hiểu tác phẩm văn học. Lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế, nhiệm vụ của môn học này phải hướng đến  mục tiêu cao hơn là góp phần xây dựng nhân cách con người, hướng tới học sinh sự thương yêu, đồng cảm.

Các em học sinh vẫn phải thuộc những bài văn mẫu để có thể vượt qua các kỳ thi (Ảnh minh họa)

- “Việc học Văn cũng giống như việc dạy chúng em làm người. Nhưng cách dạy dựa vào văn mẫu hoặc một số tài liệu khác của giáo viên làm chúng em chán môn văn”.

- “Khi học Văn trên trường thì giáo viên lên lớp chỉ để giảng trong sách, không ứng dụng ra ngoài thực tế hay với các môn liên quan nên rất nhàm chán. Việc dạy như thế không giúp ích cho chúng em nhiều cho lắm bởi vì kiến thức các cô dạy ở trong sách hết rồi”…

Đó là tâm sự của một số học sinh ở Hà Nội khi nói về việc học Văn trong nhà trường. Bó hẹp trong khuôn khổ kiến thức nặng nề cộng với cách dạy chưa thực sự sinh động của các thầy cô giáo đã khiến cho môn Văn trở nên nhàm chán với các em mỗi giờ lên lớp. Đây cũng là cảm nghĩ nhiều học sinh khác khi nói về việc học văn trong nhà trường hiện nay.

Cô Nguyễn Thị Huyền Hậu, dạy văn tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Với mong muốn học sinh của mình yêu môn Văn, cô đã tổ chức Câu lạc bộ văn học với những hoạt động như thả thơ, câu thơ, viết tiếp một câu thơ, viết tiếp một câu chuyện....

Nhưng bây giờ, do số tiết học tăng lên, thời gian dành cho việc hoạt động Câu lạc bộ cũng bị hạn chế. Người dạy Văn phải đứng trước sự lựa chọn giữa việc đảm bảo kiến thức cho học sinh với mong muốn tạo không gian để các em sáng tạo.

“Một học sinh giãy nảy lên vì không thể nàng Kiều lại được tôn vinh như thế với lý do nàng Kiều là con gái Trung Quốc. Còn theo em ấy nhất định Vũ Nương phải được tôn vinh, vì Vũ Nương là hình mẫu lý tưởng của một người phụ nữ Việt Nam. Với quan điểm cá nhân, tôi tôn trọng ý kiến của bạn học sinh đó nhưng là quan điểm đi thi thì mình không cho phép con được nghĩ như thế. Đôi khi cả thầy và trò đều bị bó buộc. Nó cứng quá, máy móc quá” – cô giáo này chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo, Trường Trung học cơ sở Mỹ Đình 2 (Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhìn nhận: Giáo viên dạy Văn hiện nay chủ yếu đi sâu vào phương pháp, kiến thức lý luận văn học nên có những hạn chế nhất định. Không phải ai dạy văn cũng có thể viết văn. Do vậy, việc học văn sẽ thú vị hơn nếu cả thầy và trò được tiếp xúc với các nhà văn.

Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thảo nói: “Giá như học sinh được tiếp cận nhiều hơn với các nhà văn hoặc các anh chị đoàn viên ở địa phương phối hợp chặt chẽ hơn với nhà trường vì thời gian hè các con được nghỉ nhiều, các con có thể gắn kết hơn với nhiều hoạt động Đội hay hoạt động Đoàn ở địa phương, gắn bó hơn với quê hương. Do vậy, cảm xúc với quê hương sẽ dễ lan tỏa và dễ thể hiện hơn”.

Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết: qua các cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi, sự tham gia của nhiều cây bút trẻ đã tạo nên sức sống cho dòng văn học này. Thế nhưng, trong một thời gian dài, cách dạy văn rập khuôn trong nhà trường đã vô tình làm cho môn Văn học trở nên khô khan, trừu tượng và cưng nhắc, làm cho học sinh sợ học văn, khiến cho văn hóa đọc suy giảm. Theo ông, văn chương khởi nguồn từ cảm xúc nên việc học văn trong nhà trường phải là bước đệm quan trọng, tạo cảm hứng sáng tác cho các em.

Nếu không khởi nguồn từ cảm xúc sẽ không có gì hết. Người sáng tạo là nghệ sĩ nhưng người dạy văn cũng phải mang phẩm chất của nghệ sĩ. Cũng phải để cho các em độc lập suy nghĩ, giống như khi viết một tác phẩm văn học cũng phải để lại một khoảng để người đọc tiếp nhận, suy nghĩ thêm. Việc trao đổi, đối thoại với nhau là vô cùng bổ ích. Thứ nữa là tổ chức cho các em đọc sách là hết sức quan trọng, kích thích các em yêu văn hóa đọc.

Đây đó đã xuất hiện một vài gương mặt nhỏ tuổi bắt đầu viết văn, làm thơ khi còn đang cắp sách tới trường. Tuy nhiên, xã hội cũng chứng kiến thực trạng rất nhiều học sinh không làm nổi một bài tập làm văn. Phải chăng đó là hậu quả của cách dạy, cách học một chiều, thiếu sự tranh luận, chia sẻ và trải nghiệm thực tế?  

Bằng sự trải nghiệm của bản thân và lòng yêu văn học, người dạy Văn cần truyền cho học sinh niềm say mê văn chương, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu cái hay cái đẹp của nghệ thuật chứ không thể là sự rập khuôn, học thuộc để cho ra đời những bài tập làm văn na ná lẫn nhau./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chia sẻ về phương pháp dạy, học Văn học và Tiếng Việt
Chia sẻ về phương pháp dạy, học Văn học và Tiếng Việt

VOV.VN - Đến với chương trình mọi người sẽ được tiếp cận những phương pháp dạy và học Văn và Tiếng Việt hiện đại, sáng tạo, hiệu quả...

Chia sẻ về phương pháp dạy, học Văn học và Tiếng Việt

Chia sẻ về phương pháp dạy, học Văn học và Tiếng Việt

VOV.VN - Đến với chương trình mọi người sẽ được tiếp cận những phương pháp dạy và học Văn và Tiếng Việt hiện đại, sáng tạo, hiệu quả...

Văn học Việt Nam vẫn trông chờ tác phẩm đỉnh cao
Văn học Việt Nam vẫn trông chờ tác phẩm đỉnh cao

VOV.VN - "Nhiều nhưng chất lượng chưa tương xứng"- đó là thực tế sáng tác văn học trong hơn 20 năm trở lại đây.

Văn học Việt Nam vẫn trông chờ tác phẩm đỉnh cao

Văn học Việt Nam vẫn trông chờ tác phẩm đỉnh cao

VOV.VN - "Nhiều nhưng chất lượng chưa tương xứng"- đó là thực tế sáng tác văn học trong hơn 20 năm trở lại đây.

Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?
Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?

Việc đọc một “nội dung sâu sắc” giống như luyện tập cho bộ não khỏe mạnh, giúp chúng ta dễ dàng thấu hiểu, cảm thông đối với những người xung quanh.

Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?

Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?

Việc đọc một “nội dung sâu sắc” giống như luyện tập cho bộ não khỏe mạnh, giúp chúng ta dễ dàng thấu hiểu, cảm thông đối với những người xung quanh.

Cách dạy văn trong nhà trường đang "góp phần” rập khuôn văn học
Cách dạy văn trong nhà trường đang "góp phần” rập khuôn văn học

VOV.VN -Một thời gian dài, cách dạy văn trong nhà trường rập khuôn, vô tình làm hạn chế cảm nhận văn chương của học sinh.

Cách dạy văn trong nhà trường đang "góp phần” rập khuôn văn học

Cách dạy văn trong nhà trường đang "góp phần” rập khuôn văn học

VOV.VN -Một thời gian dài, cách dạy văn trong nhà trường rập khuôn, vô tình làm hạn chế cảm nhận văn chương của học sinh.

Nguyễn Huy Tưởng - người gìn giữ những giá trị văn hóa trong văn học
Nguyễn Huy Tưởng - người gìn giữ những giá trị văn hóa trong văn học

VOV.VN - "Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Từ khởi nguồn Dục Tú, Đông Anh" là chủ đề hội thảo nhân kỉ niệm 55 năm ngày mất của nhà văn.

Nguyễn Huy Tưởng - người gìn giữ những giá trị văn hóa trong văn học

Nguyễn Huy Tưởng - người gìn giữ những giá trị văn hóa trong văn học

VOV.VN - "Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Từ khởi nguồn Dục Tú, Đông Anh" là chủ đề hội thảo nhân kỉ niệm 55 năm ngày mất của nhà văn.