Đề thi môn Địa lý đòi hỏi thí sinh có nhiều kiến thức xã hội

VOV.VN - Kết thúc buổi thi thử môn Địa, nhiều học sinh cho biết để hoàn thành tốt bài thi này, học sinh phải có kiến thức xã hội.
 

Sáng nay (22/3), hơn 60 nghìn học sinh lớp 12 tại Hà Nội tiếp tục làm bài thi môn Địa trong bài thi Khoa học xã hội.

Theo quy chế mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo, các bài thi tổ hợp khoa học xã hội sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Đối với môn Địa lý, bài thi gồm 40 câu hỏi và thí sinh được làm trong 50 phút.

Học sinh trường THPT Tây Hồ 

Theo ghi nhận của VOV.VN, tại điểm thi trường THPT Tây Hồ (Tây Hồ - Hà Nội) nhiều học sinh kết thúc môn thi với tâm lý thoải mái. Nguyễn Phương Hoa lớp 12A8 cho biết: “Mặc dù năm nay môn Địa thi theo hình thức mới nhưng em thấy khá phù hợp và vừa sức học sinh. Có nhiều câu hỏi lý thuyết và câu hỏi sử dụng Atlat để học sinh gỡ điểm. Đây không phải tổ hợp thi chính của em nhưng em nghĩ mình sẽ được khoảng 6 -7 điểm…”.

Đinh Anh Tuấn lớp 12D2, trường THPT Tây Hồ

Anh Tuấn, học sinh lớp 12D2 hào hứng nói: “Với học sinh ban D như em thì em thấy đề thi khá đơn giản, bám sát vào kiến thức trong chương trình học nên em làm khá dễ dàng. Trong đề thi cũng có các câu hỏi cần vận dụng kiến thức xã hội nên học sinh cần có vốn kiến thức xã hội rất nhiều để làm được bài. Tuy nhiên nếu học chắc kiến thức trên lớp cũng có thể làm được 20-30%, như vậy cũng đủ điều kiện để xét tốt nghiệp”.

Chỉ dùng tổ hợp Khoa học xã hội để thi tốt nghiệp, Nguyễn Lan Hương – 12D2 thoải mái chia sẻ: “Với cá nhân em, năm nay môn Địa vẫn được mang Atlat vào phòng thi nên em cảm thấy vừa sức với mình, không cần ôn luyện quá nhiều. Trong đề thi có một số câu hỏi nằm trong kiến thức xã hội, mang tính phân loại học sinh. Em nghĩ để chuẩn bị tốt cho bài thi này các bạn nên ôn luyện kỹ và cần phải nắm bắt, cập nhật các thông tin thời thì mới hoàn thành tốt bài thi”.

Khi được hỏi về sự thay đổi quy chế thi năm nay, Hương cho biết vì đã có sự chuẩn bị từ trước nên không quá bất ngờ. Em cũng rất thích hình thức thi mới và ủng hộ việc đổi mới này.

Trái lại, các học sinh có định hướng thi đại học theo tổ hợp Khoa học xã hội cho biết đề thi có nhiều câu quá sức với học sinh. Hoàn thành tốt khoảng 50% bài thi, Ngọc Huyền, học sinh lớp 12A6 nói: “Tuy đề thi bám sát với chương trình lớp 12, nhưng các câu hỏi về kiến thức xã hội trong bài thi rất khó, có tính phân loại học sinh. Cấu trúc bài thi phân bố không đều, các câu hỏi lý thuyết hay câu hỏi sử dụng Atlat, biểu đồ cho học sinh gỡ điểm không nhiều”.

Sau khi kết thúc bài thi thử môn Địa, cô Lê Phượng Loan (giáo viên môn Địa lý trường Phổ thông Liên cấp Vinschool) đã có những nhận xét về đề thi.

Theo cô Loan, đề thi đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi THPT Quốc gia, có nhiều câu hỏi vận dụng chứ không chỉ lý thuyết.

Đề thi gồm 40 câu và làm trong 50 phút là thoải mái, trong đề thi có nhiều câu hỏi hay, có tính phân loại cao trình độ của học sinh, có câu hỏi cần học sinh phải tư duy vận dụng như câu hỏi về dạng biểu đồ… Với đề thi này nếu học sinh chịu khó nghe giảng trên lớp thì dễ dàng đạt 6-7 điểm.

Đối với môn Địa lý, kỹ năng quan trọng nhất là phải sử dụng thành thạo Atlat, phải vận dụng tổng hợp các trang Atlat và tư duy logic rất nhiều để làm bài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sở Giáo dục Hà Nội giải quyết sai sót trong đề thi thử môn Toán
Sở Giáo dục Hà Nội giải quyết sai sót trong đề thi thử môn Toán

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận sai sót trong quá trình làm đề thi thử môn Toán. Đề bị sai là do "lỗi đánh máy" giữa -1 và 1 của câu 37, mã đề 015.

Sở Giáo dục Hà Nội giải quyết sai sót trong đề thi thử môn Toán

Sở Giáo dục Hà Nội giải quyết sai sót trong đề thi thử môn Toán

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận sai sót trong quá trình làm đề thi thử môn Toán. Đề bị sai là do "lỗi đánh máy" giữa -1 và 1 của câu 37, mã đề 015.

Học sinh căng thẳng vì thi liên tục, muốn giữ lại đề thi thử
Học sinh căng thẳng vì thi liên tục, muốn giữ lại đề thi thử

VOV.VN -Học sinh phải làm 3 môn thi liền nhau nên các em cảm thấy căng thẳng và áp lực. Hơn nữa, không được mang đề thi về khiến nhiều em cảm thấy hồi hộp.

Học sinh căng thẳng vì thi liên tục, muốn giữ lại đề thi thử

Học sinh căng thẳng vì thi liên tục, muốn giữ lại đề thi thử

VOV.VN -Học sinh phải làm 3 môn thi liền nhau nên các em cảm thấy căng thẳng và áp lực. Hơn nữa, không được mang đề thi về khiến nhiều em cảm thấy hồi hộp.

Lần đầu tiên thi thử môn Giáo dục công dân, thí sinh cảm nhận ra sao?
Lần đầu tiên thi thử môn Giáo dục công dân, thí sinh cảm nhận ra sao?

VOV.VN - Lần đầu tiên môn GDCD được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia, trái với tâm lý lo lắng ban đầu, đa số học sinh đều thích thú sau khi hoàn thành bài thi thử.

Lần đầu tiên thi thử môn Giáo dục công dân, thí sinh cảm nhận ra sao?

Lần đầu tiên thi thử môn Giáo dục công dân, thí sinh cảm nhận ra sao?

VOV.VN - Lần đầu tiên môn GDCD được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia, trái với tâm lý lo lắng ban đầu, đa số học sinh đều thích thú sau khi hoàn thành bài thi thử.

Hà Nội: Sai đề thi thử môn Toán, chưa có phương án xử lý chính thức
Hà Nội: Sai đề thi thử môn Toán, chưa có phương án xử lý chính thức

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội đã thừa nhận sai sót khi làm đề thi, tuy nhiên phải đợi đến khi kết thúc cả 5 bài thi, mới đưa ra phương án xử lý chính thức.

Hà Nội: Sai đề thi thử môn Toán, chưa có phương án xử lý chính thức

Hà Nội: Sai đề thi thử môn Toán, chưa có phương án xử lý chính thức

VOV.VN - Sở GD-ĐT Hà Nội đã thừa nhận sai sót khi làm đề thi, tuy nhiên phải đợi đến khi kết thúc cả 5 bài thi, mới đưa ra phương án xử lý chính thức.