"Đề thi Ngữ văn quen thuộc nhưng chưa khơi gợi được tính sáng tạo, phổ điểm từ 6-8"

VOV.VN - Đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT có cấu trúc quen thuộc, vừa sức với thí sinh, nhưng chưa có những sự đột biến, mới mẻ, khơi gợi sức sáng tạo của thí sinh.

Nhận định về đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2021, cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Ngữ văn THPT Chu Văn An (Hà Nội) cho rằng, đề thi chính thức môn bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Cụ thể, phần đọc hiểu gồm 4 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức. Hai câu đầu (câu 1 và 2) là câu hỏi nhận biết về 1 khía cạnh của nội dung văn bản. Câu 3 ở mức độ thông hiểu yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của mình về một hiện tượng cụ thể, từ đó khái quát lên những quy luật trong cuộc sống con người.

Đây là câu hỏi đòi hỏi thí sinh không chỉ nhận thức được nội dung ý nghĩa của cấu trúc ngôn từ mà còn cần kết hợp với trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống để hướng tới những vấn đề lớn lao, mang tính vĩnh hằng trong cuộc sống con người. Do đó đây là 1 câu hỏi thông hiểu ở mức độ khó.

Câu hỏi số 4 là câu vận dụng cao yêu cầu học sinh rút ra bài học về lẽ sống qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích. Nếu kết hợp với vấn đề đặt ra trong câu nghị luận xã hội, học sinh có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi số 4 về lẽ sống cống hiến.

“Nhìn chung, các câu hỏi đọc hiểu vừa sức với học sinh, nhất là 2 câu đầu ở mức độ nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể được điểm tối đa; câu hỏi vận dụng cao cũng đã có phần gợi ý từ câu lệnh của bài làm văn số 1, khó khăn duy nhất với học trò là câu 3 ở mức độ thông hiểu và đây có thể coi là câu hỏi mang tính phân loại cho bài làm của thí sinh”, cô Tuyết nhận định.

Với phần làm văn, cô Trịnh Thu Tuyết cho rằng, ở câu nghị luận xã hội, câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chuẩn xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết 1 đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về 1 khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là “sự cần thiết phải biết sống cống hiến”.

“Sống cống hiến” là một vấn đề quen thuộc trong cả cuộc sống và văn chương, chọn bình diện nhỏ của vấn đề là “sự cần thiết phải biết sống cống hiến” chính là yêu cầu thí sinh đề cập đến ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, giá trị….của ý thức “sống cống hiến” đối với mỗi con người cũng như toàn xã hội. Một vấn đề rất lớn lao, rất ý nghĩa và cũng đồng thời quen thuộc trong thi ca, văn học, trong cuộc sống hàng ngày…hoàn toàn sẽ không làm khó cho thí sinh.

“Điều băn khoăn duy nhất là có thể học sinh sẽ gặp sự giao thoa giữa câu hỏi số 4 của phần đọc hiểu với khía cạnh cần bàn luận trong câu viết đoạn văn nghị luận xã hội và đó cũng là nguyên nhân khiến bài viết ít có khả năng khơi gợi hứng thú và sự sáng tạo của thí sinh”, cô Tuyết nói.

Về câu nghị luận văn học, theo cô Trịnh Thu Tuyết, đề năm nay vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc. Khổ 3 và 4 trong bài thơ Sóng thể hiện những trăn trở, suy tư của người phụ nữ về sự bí ẩn, kì lạ, cũng là kì diệu của tình yêu khi liên tưởng tới sóng và gió, khổ 5 thông qua sóng, người phụ nữ bày tỏ một trong những xúc cảm mang tính đặc thù nhất của tình yêu đó là nỗi nhớ … Đó là những nội dung gắn với suy tư và xúc cảm thường gặp của người phụ nữ trong tình yêu, cũng đồng thời thể hiện “vẻ đẹp nữ tính” trong hồn thơ Xuân Quỳnh nói chung và bài thơ Sóng nói riêng.

“Vấn đề không mới, càng không hề khó với học trò, và “vẻ đẹp nữ tính” là một nét đặc sắc rất phù hợp với đoạn thơ và bài thơ, đó là những vấn đề mà thí sinh hoàn toàn có thể đồng thời phân tích trong quá trình cảm nhận, hoặc tách thành 2 luận điểm một cách mạch lạc như yêu cầu của đề. 

Nhìn chung, đề thi Ngữ văn năm nay đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Đề thi vừa sức, quen thuộc, không có cả sự đột biến gây sốc cũng như sự mới mẻ khơi gợi hứng thú sáng tạo, phần làm văn không có những câu lệnh tạo dư địa cho phản biện và sự thể hiện quan điểm độc lập của thí sinh. Mức độ phân hóa của đề nếu có cũng chỉ  xuất hiện trong câu hỏi đọc hiểu số 3,4 và trong mức độ thực hiện các yêu cầu của phần làm văn”.

Phổ điểm từ 6-8

Phân tích về sự phân hóa của đề, cô  giáo Vũ Thị Bình, Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận định: Nội dung không gây bất ngờ với học sinh, tập trung vào phần trọng tâm kiến thức cơ bản. Đáng chú ý, đề thi có cả phần cơ bản và phần nâng cao để phân loại học sinh.

Cô Vũ Thị Bình dự đoán, với nội dung đề thi năm nay, phổ điểm trung bình sẽ dao động từ 6 - 8 điểm, sẽ có nhiều điểm giỏi cho những học sinh có năng lực, đảm bảo đáp ứng 2 tiêu chí: xét tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Thầy Phạm Hữu Cường, Giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI đưa ra lời khuyên với những học sinh lớp 11 chuẩn bị bước vào năm cuối cấp, thầy Phạm Hữu Cường lưu ý: “Các em cần tránh tư duy rằng đề thi tham khảo thế nào, đề thi thật sẽ ra y như vậy, có những văn đề thi minh họa yêu cầu phân tích thơ, nhưng đề thi thật lại đưa ra 1 tác phẩm văn xuôi hoặc ngược lại. Các em cũng không nên hình thành tâm lý học tủ mà cần nắm chắc các kỹ năng, kiến thức, học sớm, học theo cả quá trình lâu dài. Với đề thi này, phổ điểm của thí sinh có thể cao hơn những năm trước”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hướng dẫn giải đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2021
Hướng dẫn giải đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2021

VOV.VN - Sáng nay (7/7), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 làm bài thi môn Ngữ văn. Đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc như những năm trước, gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn.

Hướng dẫn giải đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2021

Hướng dẫn giải đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2021

VOV.VN - Sáng nay (7/7), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 làm bài thi môn Ngữ văn. Đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc như những năm trước, gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn.

Thí sinh Hà Nội bật khóc trong phòng thi vì “lệch tủ” môn Ngữ văn
Thí sinh Hà Nội bật khóc trong phòng thi vì “lệch tủ” môn Ngữ văn

VOV.VN - Sáng nay (7/7), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 làm bài thi môn Ngữ văn, hình thức thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Thí sinh Hà Nội bật khóc trong phòng thi vì “lệch tủ” môn Ngữ văn

Thí sinh Hà Nội bật khóc trong phòng thi vì “lệch tủ” môn Ngữ văn

VOV.VN - Sáng nay (7/7), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 làm bài thi môn Ngữ văn, hình thức thi tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thị sát điểm thi tại Hà Nội, động viên các thí sinh
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thị sát điểm thi tại Hà Nội, động viên các thí sinh

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho thí sinh, cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch bệnh và nắng nóng.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thị sát điểm thi tại Hà Nội, động viên các thí sinh

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thị sát điểm thi tại Hà Nội, động viên các thí sinh

VOV.VN - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn yêu cầu đội ngũ y tế chăm sóc sức khỏe tốt cho thí sinh, cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch bệnh và nắng nóng.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT đến trường từ sớm, tranh thủ ôn bài trước giờ thi Ngữ văn
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT đến trường từ sớm, tranh thủ ôn bài trước giờ thi Ngữ văn

VOV.VN - Sáng nay (7/7), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT làm bài thi môn Ngữ văn. Trong buổi thi đầu tiên, nhiều thí sinh đến trường thi từ rất sớm để có thời gian chuẩn bị tâm lý, ôn lại bài trước "giờ G".

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT đến trường từ sớm, tranh thủ ôn bài trước giờ thi Ngữ văn

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT đến trường từ sớm, tranh thủ ôn bài trước giờ thi Ngữ văn

VOV.VN - Sáng nay (7/7), các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT làm bài thi môn Ngữ văn. Trong buổi thi đầu tiên, nhiều thí sinh đến trường thi từ rất sớm để có thời gian chuẩn bị tâm lý, ôn lại bài trước "giờ G".