Khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS

VOV.VN - Tối 22/8, Diễn đàn Doanh nghiệp Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, khai mạc tại thành phố Johannesburg của Nam Phi.

Diễn đàn là sự kiện mở màn cho Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra từ 22-24/8 với chủ đề “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”. 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp BRISC, Tổng thống nước chủ nhà Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định BRICS là diễn đàn quan trọng để tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế. Kể từ khi thành lập đến nay, BRICS đã tạo ra sự thay đổi lớn trong hình thái kinh tế thế giới.

Cũng trong phát biểu, Tổng thống Nam Phi nhấn mạnh sự cần thiết phải cải tổ toàn diện các định chế toàn cầu nhằm đảm bảo có đủ khả năng ứng phó với các thách thức khác nhau, đồng thời kêu gọi tăng cường nguồn lực đầu tư cho châu Phi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hạ tầng, giao thông, nhà xưởng…

Trong bài phát biểu ghi hình gửi tới sự kiện, Tổng thống Nga Vladimir Putin mạnh mẽ lên án các lệnh trừng phạt đơn phương do phương Tây áp đặt chống các nước, nhấn mạnh rằng nền kinh tế thế giới chịu nhiều tổn hại bởi các lệnh trừng bất công. Cùng với việc khẳng định BRICS hoạt động dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hỗ trợ hội nhập và tôn trọng lợi ích lẫn nhau, Tổng thống Nga đồng thời cho biết quá trình từ bỏ đồng USD trong giao dịch thương mại quốc tế vẫn đang được tiếp tục thúc đẩy.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 có đại diện gần 70 quốc gia khách mời tham dự, trong đó có toàn bộ các nước châu Phi. 

Với chủ đề “BRICS và châu Phi: Quan hệ đối tác vì Tăng trưởng nhanh, Phát triển bền vững và Chủ nghĩa đa phương bao trùm”, Hội nghị tập trung thảo luận các biện pháp tăng cường kết nối và hợp tác giữa BRICS với các nền kinh tế châu Phi.

Bên cạnh đó, hai nghị khác cũng sự nhận được sự quan tâm lớn là vấn đề hình thành một đồng tiền chung của BRICS và mở rộng kết nạp thành viên.

Đến nay, khoảng 40 quốc gia bày tỏ quan tâm vấn đề gia nhập BRICS, trong đó 23 nền kinh tế đã có đơn gia nhập chính thức.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ai sẽ được hưởng lợi nếu khối BRICS mở rộng?
Ai sẽ được hưởng lợi nếu khối BRICS mở rộng?

VOV.VN - Nhóm thành viên các nền kinh tế mới nổi BRICS sẽ nhóm họp tại Nam Phi vào tuần này, một hội nghị có thể quyết định tương lai của khối với rất nhiều nước đã chính thức đề nghị gia nhập.

Ai sẽ được hưởng lợi nếu khối BRICS mở rộng?

Ai sẽ được hưởng lợi nếu khối BRICS mở rộng?

VOV.VN - Nhóm thành viên các nền kinh tế mới nổi BRICS sẽ nhóm họp tại Nam Phi vào tuần này, một hội nghị có thể quyết định tương lai của khối với rất nhiều nước đã chính thức đề nghị gia nhập.

Nam Phi thắt chặt an ninh, sẵn sàng cho thượng đỉnh BRICS
Nam Phi thắt chặt an ninh, sẵn sàng cho thượng đỉnh BRICS

VOV.VN - Truyền thông Nam Phi, nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi lớn BRICS, cho biết công tác chuẩn bị cho Hội nghị thường niên lần thứ 15 này đã sẵn sàng, trong đó an ninh được đặc biệt thắt chặt.

Nam Phi thắt chặt an ninh, sẵn sàng cho thượng đỉnh BRICS

Nam Phi thắt chặt an ninh, sẵn sàng cho thượng đỉnh BRICS

VOV.VN - Truyền thông Nam Phi, nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 5 nền kinh tế mới nổi lớn BRICS, cho biết công tác chuẩn bị cho Hội nghị thường niên lần thứ 15 này đã sẵn sàng, trong đó an ninh được đặc biệt thắt chặt.

BRICS tham vọng làm đối trọng thương mại, địa chính trị với G7
BRICS tham vọng làm đối trọng thương mại, địa chính trị với G7

VOV.VN - Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực, trật tự thế giới được cho là phục vụ lợi ích cuả phương Tây, nhóm BRICS gồm 5 nền kinh tế lớn mới nổi là Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Brazil đang có tham vọng trở thành đối trọng kinh tế, địa chính trị của G7.

BRICS tham vọng làm đối trọng thương mại, địa chính trị với G7

BRICS tham vọng làm đối trọng thương mại, địa chính trị với G7

VOV.VN - Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực, trật tự thế giới được cho là phục vụ lợi ích cuả phương Tây, nhóm BRICS gồm 5 nền kinh tế lớn mới nổi là Nga, Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ, Brazil đang có tham vọng trở thành đối trọng kinh tế, địa chính trị của G7.