Điện Biên thiếu hơn 1.500 biên chế giáo viên

VOV.VN -Theo Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên, toàn tỉnh hiện còn thiếu hơn 1.500 biên chế giáo viên, riêng bậc học mầm non thiếu 1.100 người.

Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên cho biết, nguyên nhân thiếu giáo viên trên địa bàn chủ yếu do số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp được giao cắt giảm mỗi năm nhiều (từ 1,5 - 1,7%).

Số biên chế thiếu nhiều ở bậc mầm non được xác định do số trẻ trong độ tuổi đi học tăng nhanh, dẫn đến tăng quy mô trường, lớp học.

Riêng năm học 2018 - 2019, số trẻ mầm non đã tăng khoảng 3.000 trẻ so với cùng kỳ năm 2017.

Điện Biên hiện thiếu hơn 1.500 biên chế giáo viên, trong đó tập trung chủ yếu ở cấp học mầm non.

Việc thiếu giáo viên ảnh hưởng đến việc huy động trẻ ra lớp, gây quá tải, áp lực cho giáo viên khi phải đảm nhiệm nhiều công việc.

Để giải quyết tình trạng này, ngành giáo dục, đào tạo tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập trung đánh giá, phân loại viên chức, thực hiện tinh giản biên chế đối với đội ngũ giáo viên dôi dư cục bộ; khuyến khích phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập để giảm tải cho đội ngũ giáo viên mầm non.

Riêng với bậc trung học phổ thông, khi chưa tuyển đủ giáo viên, ngành sẽ thực hiện giải pháp điều giáo viên từ các trường không đạt chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2018 - 2019 về các đơn vị còn thiếu giáo viên ở vùng khó khăn để giải quyết vấn đề trước mắt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đánh học sinh, ép học thêm, giáo viên có thể bị phạt tới 30 triệu đồng
Đánh học sinh, ép học thêm, giáo viên có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

VOV.VN -Theo dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của Bộ GD-ĐT, giáo viên có hành vi đánh học sinh, ép học thêm sẽ bị phạt tiền, công khai xin lỗi...

Đánh học sinh, ép học thêm, giáo viên có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

Đánh học sinh, ép học thêm, giáo viên có thể bị phạt tới 30 triệu đồng

VOV.VN -Theo dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của Bộ GD-ĐT, giáo viên có hành vi đánh học sinh, ép học thêm sẽ bị phạt tiền, công khai xin lỗi...

Dư luận trái chiều về xử phạt giáo viên vi phạm, Bộ GD-ĐT nói gì?
Dư luận trái chiều về xử phạt giáo viên vi phạm, Bộ GD-ĐT nói gì?

VOV.VN - Sau khi công bố để lấy ý kiến dư luận, dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang gặp phải không ít ý kiến trái chiều. 

Dư luận trái chiều về xử phạt giáo viên vi phạm, Bộ GD-ĐT nói gì?

Dư luận trái chiều về xử phạt giáo viên vi phạm, Bộ GD-ĐT nói gì?

VOV.VN - Sau khi công bố để lấy ý kiến dư luận, dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đang gặp phải không ít ý kiến trái chiều. 

Đánh học sinh, phạt tiền: “Giáo viên không phải đi buôn trốn thuế”
Đánh học sinh, phạt tiền: “Giáo viên không phải đi buôn trốn thuế”

VOV.VN -Một số vi phạm liên quan đến chuẩn mực, đạo đức nhà giáo đều bị quy thành tiền phạt là việc không nên, có thể tạo ra những áp lực cho giáo viên.

Đánh học sinh, phạt tiền: “Giáo viên không phải đi buôn trốn thuế”

Đánh học sinh, phạt tiền: “Giáo viên không phải đi buôn trốn thuế”

VOV.VN -Một số vi phạm liên quan đến chuẩn mực, đạo đức nhà giáo đều bị quy thành tiền phạt là việc không nên, có thể tạo ra những áp lực cho giáo viên.

“Xử phạt giáo viên bằng tiền sẽ gây tâm lý chán nản, ức chế“
“Xử phạt giáo viên bằng tiền sẽ gây tâm lý chán nản, ức chế“

VOV.VN -Việc quy mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như các lỗi chửi, đánh học sinh,… ra tiền phạt đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

“Xử phạt giáo viên bằng tiền sẽ gây tâm lý chán nản, ức chế“

“Xử phạt giáo viên bằng tiền sẽ gây tâm lý chán nản, ức chế“

VOV.VN -Việc quy mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như các lỗi chửi, đánh học sinh,… ra tiền phạt đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều.