Điều kiện mở trường ĐH ở Việt Nam chỉ bằng 1/2 tiêu chuẩn ở châu Á.

VOV.VN -Ở không ít trường đại học, số lượng giảng viên cơ hữu đạt chuẩn chỉ đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là thỉnh giảng nhưng lại tuyển sinh vô tội vạ.

Tại Hội nghị “Kiều bào góp ý về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn TP HCM”, GS.TS Đặng Lương Mô, kiều bào Nhật Bản đã dẫn chứng mô hình của Trường Đại học Bách Khoa TP HCM để nói về những bất cập của giáo dục đại học Việt Nam hiện hành.

Ông cho biết, một trường đại học tầm cỡ như Bách Khoa TP HCM mà hiện nay vẫn còn nhiều yếu tố chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia. Trường có trên 26.000 sinh viên cho tất cả các loại hình đào tạo, vượt hơn 10.000 người học so với quy định của Bộ GD-ĐT. Trong khi đó, chỉ 47% trong số 930 giảng viên là tiến sĩ, thạc sĩ, thiếu 3% so với chuẩn. Điều đáng nói đây là điều kiện mở trường đại học tại Việt Nam chỉ bằng 1/2 tiêu chuẩn của các trường đại học tại châu Á.

Sinh viên rất cần môi trường thực hành, thực tập để cọ xát thực tế.

Ở không ít trường đại học, số lượng giảng viên cơ hữu đạt chuẩn chỉ đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là thỉnh giảng nhưng lại tuyển sinh vô tội vạ làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.

Theo nhiều chuyên gia, cơ sở vật chất thiếu thốn, áp lực sinh viên quá lớn, đội ngũ giảng viên còn lệch so với chuẩn và rất xa so với quy định quốc tế là 3 yếu tố cơ bản làm trì trệ nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Chỉ cần làm phép so sánh đơn giản giữa Việt Nam với Nhật Bản sẽ thấy được điều này.

Việt Nam hiện có gần 1,8 triệu sinh viên, chiếm 1,81% dân số. Trong khi đó, Nhật Bản hiện có hơn 2,5 triệu sinh viên, chiếm 2% dân số, nghĩa là hơn Việt Nam chưa tới 0,2%. Tuy nhiên, Nhật Bản có tới 781 trường đại học, gấp 2,5 lần con số 235 trường đại học ở nước ta.

Vậy nên GS.TS Đặng Lương Mô cho rằng, muốn giải quyết những bất cập nói trên, các trường phải đầu tư nghiêm túc về điều kiện vật chất lẫn đội ngũ giảng viên, chuyên gia.

"Hiện nay ở nhiều trường đại học tại TP HCM, không ít sinh viên phải ngồi ở hành lang, trên ghế đá ở sân hay ngồi dưới gốc cây học chứ không có phòng tự học cho các em. Điều kiện thứ hai là phải đủ giảng viên. Tình hình tại các trường đại học ở Việt Nam, ngay cả Trường Đại học Bách khoa TP HCM nếu đi sâu vào phân tích các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT quy định cũng chưa hội đủ.”, GS Đặng Lương Mô nói.

Chất lượng đào tạo giới hạn, chưa phù hợp với điều kiện thực tế từ thị trường lao động đang đặt giáo dục đại học Việt Nam đứng trước nguy cơ thất thoát lượng lớn sinh viên. Chưa thực sự đặt niềm tin vào giáo dục đại học trong nước, nhiều sinh viên chọn con đường du học.

Theo ông Peter Hồng, kiều bào Úc, Chủ tịch BankPay Việt Nam, điều đáng lo ngại là hiện nay số tiền chúng ta chi ra cho việc du học quá lớn trong thời gian quá dài. Ông Peter Hồng cho rằng: “Hàng năm chúng ta có khoảng hơn 100.000 sinh viên đi du học. Thế là chúng ta phải bỏ ra từ 3,5-4 tỷ USD để học ở ngoài. Câu chuyện còn lại là nếu nền giáo dục của chúng ta được chuẩn bị một cách tốt nhất thì cứ một năm chúng ta có thể tiết kiệm ít nhất 1 tỷ USD. Chỉ cần 10 năm qua chúng ta làm được vậy thì giờ chúng ta đã có 10 trường đại học nổi tiếng rồi”.

Mất lượng lớn ngoại tệ vào việc du học đã đành, mỗi năm người dân còn tốn không ít tiền cho những trường đại học nước ngoài có cơ sở ở Việt Nam. Hiện nay nước ta có 5 trường đại học vốn 100% nước ngoài đang hoạt động. Những cơ sở giáo dục đại học này thu hút được rất nhiều sinh viên Việt Nam do cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên chất lượng và chương trình, bằng cấp quốc tế. Nhiều gia đình chấp nhận chi khoản học phí rất cao để con em họ được du học tại chỗ. Như Đại học RMIT ở TP HCM là một ví dụ.

Mặc dù RMIT chưa phải trường nổi tiếng nhất của Úc nhưng bây giờ là trường hàng đầu trong thu tiền học phí của người Việt trên đất Việt. Trả học phí cao, bù lại sinh viên có được một môi trường học tập đúng nghĩa, bằng cấp được các nước công nhận cũng như có được các kỹ năng mà mặt bằng chung đang thiếu. Câu hỏi đặt ra là tại sao đến giờ phút này chúng ta chưa làm được điều đó trong khi có hơn 200 trường đại học rải đều cả nước và nhiều viện đào tạo quy mô khác?

Từ góc độ của người từng làm giảng viên, Tiến sĩ Bùi Văn Minh, kiều bào Pháp cho rằng, nếu so sánh với khu vực và quốc tế, giáo dục đại học Việt Nam còn thiếu quá nhiều thứ. Cách đào tạo theo lối cũ của nhiều trường đại học trong nước đang triệt tiêu tính sáng tạo của người học khiến sinh viên thay vì chủ động nâng cao kiến thức thì chỉ lo hoàn thành chương trình để có bằng, tốt nghiệp rồi đi làm. Tuy nhiên, muốn học tập mô hình thành công của các nền giáo dục tiên tiến, chúng ta cần có sự tinh lọc chứ không phải cứ bê nguyên về áp dụng là được.

“Chúng ta không thể mang một số chương trình giáo dục của các nước tiên tiến để ứng dụng trực tiếp cho nước ta vì điều kiện kinh tế và điều kiện phát triển của đất nước ta cũng đòi hỏi một số vấn đề rất cụ thể cho mọi ngành. Điểm lưu ý thứ hai là về phát triển giáo dục. Chúng ta phải đào tạo để cho sinh viên, học sinh hiểu rõ mục đích là học để làm chứ không phải học để giữ những vị trí cao trong xã hội.”, TS Minh cho biết. 

Nhiều trí thức kiều bào cũng cho rằng, bên cạnh việc tạo môi trường học tập tốt nhất để thu hút sinh viên thì hệ thống đại học Việt Nam cần chú trọng đến quá trình trang bị kỹ năng, đạo đức cho người học thay vì xây thêm trường, mở thêm ngành nhiều đến mức khó quản lý. Kỹ năng tự học, tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể, nhất là hoạt động thiện nguyện, có ý thức sống vì cộng đồng là những điều còn thiếu ở không ít bạn trẻ Việt hiện nay. Việc trang bị các kỹ năng này cần phải làm ngay vì nếu chuyên môn giỏi mà kỹ năng hoặc ý thức kỷ luật kém, lao động Việt sẽ không thể cạnh tranh với lao động trong khu vực. Và khi chưa tự tin vào bản thân, làm sao trí thức trẻ Việt có những đóng góp hữu ích cho cộng đồng./.

 



 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPHCM sẽ giảm học phí bậc trung học cơ sở từ đầu năm 2019
TPHCM sẽ giảm học phí bậc trung học cơ sở từ đầu năm 2019

VOV.VN - Theo đó mức học phí bậc học này sẽ giảm từ 40.000 đồng - 55.000 đồng trên mỗi học sinh tùy khu vực.    

TPHCM sẽ giảm học phí bậc trung học cơ sở từ đầu năm 2019

TPHCM sẽ giảm học phí bậc trung học cơ sở từ đầu năm 2019

VOV.VN - Theo đó mức học phí bậc học này sẽ giảm từ 40.000 đồng - 55.000 đồng trên mỗi học sinh tùy khu vực.    

TP HCM: Thêm một mô hình đại học không vì lợi nhuận
TP HCM: Thêm một mô hình đại học không vì lợi nhuận

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản cho phép thành lập Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn theo mô hình "không vì lợi nhuận"

TP HCM: Thêm một mô hình đại học không vì lợi nhuận

TP HCM: Thêm một mô hình đại học không vì lợi nhuận

VOV.VN -Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản cho phép thành lập Trường Đại học Đại Việt Sài Gòn theo mô hình "không vì lợi nhuận"

Chìa khóa nào để trẻ thành công khi bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0?
Chìa khóa nào để trẻ thành công khi bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0?

VOV.VN -Các chuyên gia giáo dục cho rằng tư duy sáng tạo là yếu tố then chốt giúp người trẻ thích nghi và làm chủ trong kỷ nguyên mới. 

Chìa khóa nào để trẻ thành công khi bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0?

Chìa khóa nào để trẻ thành công khi bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0?

VOV.VN -Các chuyên gia giáo dục cho rằng tư duy sáng tạo là yếu tố then chốt giúp người trẻ thích nghi và làm chủ trong kỷ nguyên mới. 

Cháu bé 4 tuổi bị nhốt trong phòng học, buộc dây treo lên cửa sổ?
Cháu bé 4 tuổi bị nhốt trong phòng học, buộc dây treo lên cửa sổ?

VOV.VN -Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định đang khẩn trương làm rõ hình ảnh cháu bé 4 tuổi bị buộc dây, treo lên cửa sổ trong phòng kín tại trường mầm non. 

Cháu bé 4 tuổi bị nhốt trong phòng học, buộc dây treo lên cửa sổ?

Cháu bé 4 tuổi bị nhốt trong phòng học, buộc dây treo lên cửa sổ?

VOV.VN -Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định đang khẩn trương làm rõ hình ảnh cháu bé 4 tuổi bị buộc dây, treo lên cửa sổ trong phòng kín tại trường mầm non. 

Từ vụ 231 cái tát: Trường chuẩn trước tiên thầy phải đạt chuẩn đạo đức
Từ vụ 231 cái tát: Trường chuẩn trước tiên thầy phải đạt chuẩn đạo đức

VOV.VN -“Chuẩn giả” trong giáo dục là vấn đề nhức nhối, vụ cô giáo yêu cầu tát học sinh 230 cái được xem như cái tát vào chính căn bệnh thành tích ngành này.

Từ vụ 231 cái tát: Trường chuẩn trước tiên thầy phải đạt chuẩn đạo đức

Từ vụ 231 cái tát: Trường chuẩn trước tiên thầy phải đạt chuẩn đạo đức

VOV.VN -“Chuẩn giả” trong giáo dục là vấn đề nhức nhối, vụ cô giáo yêu cầu tát học sinh 230 cái được xem như cái tát vào chính căn bệnh thành tích ngành này.