Đổi mới giáo dục: Dạy ngoại ngữ không chỉ là ngữ pháp, từ vựng

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông mới giúp nâng cao năng lực giao tiếp ngoại ngữ cho học sinh, không nghiêng về dạy ngữ pháp, từ vựng như trước.

Nhìn vào phổ điểm kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, môn ngoại ngữ có số điểm thấp nhất, phần lớn học sinh đạt 1,5 – 5 điểm. Nhiều chuyên gia cho biết họ không bất ngờ với kết quả này, bởi còn nhiều tồn tại trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường phổ thông hiện nay.

Trong khi đó, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể do Bộ GD-ĐT công bố nêu rõ: Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12;  ngoại ngữ  2 là môn học tự chọn 1. Nội dung được thiết kế nhằm phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo các mức khác nhau. Các nhà giáo dục kỳ vọng với chương trình GDPT tổng thể, học sinh Việt Nam sẽ không còn “ngắc ngứ” với môn học này sau 12 năm học phổ thông.

Chương trình GDPT tổng thể chú trọng nâng cao năng lực nghe nói ngoại ngữ cho học sinh (Ảnh minh họa)

Chú ý nhiều hơn tới nghe, nói

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, ngành Giáo dục đang đổi mới dạy học ngoại ngữ trong toàn bộ hệ thống giáo dục, từ phổ thông đến đại học và giáo dục nghề nghiệp. Trước đây, định hướng dạy ngoại ngữ như một môn văn hóa, cho nên dạy nhiều về ngữ pháp, từ vựng.

Hiện đã có sự thay đổi và dạy môn này theo định hướng nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh để các em biết nghe, nói, đọc, viết ngay trong quá trình học và biết cách vận dụng. Chính vì đổi mới cách tiếp cận như vậy, cho nên toàn bộ chương trình, cách thức phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá cũng thay đổi.

“Chúng ta cũng đã tiếp cận với thế giới. Chương trình khung năng lực ngoại ngữ của châu Âu có 6 bậc. Việt Nam cũng xây dựng theo chương trình này theo 6 bậc. Đến hết tiểu học là học sinh đạt được bậc 1, hết THCS đạt bậc 2, hết THPT đạt bậc 3. Khi đạt bậc 3, các em có thể sử dụng ngoại ngữ trong việc đọc, tìm hiểu tài liệu, viết, giao tiếp thông thường và sử dụng được ngoại ngữ trong quá trình học tập của mình” – ông Nguyễn Vinh Hiển nói.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, với chương trình GDPT tổng thể, có thể hình dung một cách đơn giản là trước đây dạy và học ngoại ngữ, học sinh có thể đọc được, một phần viết được, nhưng nghe với nói là không được; chương trình mới chú ý hơn tới nghe và nói.

Nhiều cơ hội cho học sinh sử dụng ngoại ngữ

Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng, điểm mới của dự thảo là chương trình ngoại ngữ 1 là bắt buộc, được đánh giá được khung tham chiếu năng lực châu Âu, chú trọng phát triển cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết).

Ngoài ra còn có ngoại ngữ 2 là chương trình tự chọn, góp phần phát triển tiềm năng của mỗi học sinh và góp phần định hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp cho các em.

Theo bà Thu Anh, để phát triển cả 4 kỹ năng, bên cạnh tăng nội dung, thời lượng, điều quan trọng nhất là phải thay đổi cách thức tổ chức dạy học, thay đổi cách đánh giá, hướng đến đánh giá năng lực vận dụng ngôn ngữ của học sinh.

Hiện nay, ở các nhà trường phổ thông đã từng bước tạo ra môi trường sử dụng ngoại ngữ. Học sinh không chỉ được học tiếng Anh trong giờ ngoại ngữ, mà các em sẽ được sử dụng ngoại ngữ trong các hoạt động giáo dục khác, hay sử dụng trong các tiết học tích hợp.

Bà Thu Anh cho rằng, có tình trạng học sinh, sinh viên có bằng A, B, C tiếng Anh nhưng không thể giao tiếp được là do cơ hội để các em sử dụng tiếng Anh rất ít. Hiện nay, ở trong các tiết học ngoại ngữ hay hoạt động khác của nhà trường, việc tạo điều kiện cho các em sử dụng ngoại ngữ nhiều hơn. Thậm chí với các em học sinh ở thành phố như Hà Nội, cơ hội để tiếp xúc với người nước ngoài rất nhiều. Đây là điều thú vị để các em có thể kiểm tra được mình và cố gắng hơn nhiều trong quá trình học ngoại ngữ.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng nhấn mạnh: “Bây giờ có nhiều điều kiện thuận lợi, môi trường sử dụng ngoại ngữ nhiều hơn cho các em giao tiếp. Hiện có những nơi dạy ngoại ngữ bên trong trường thì ít, nhưng bên ngoài thì nhiều. Nhiều nơi có mô hình Trường học du lịch. Các em mời khách nước ngoài đến để nói chuyện bẳng tiếng Anh. Học sinh giới thiệu với khách nước ngoài về trường mình, địa phương mình bằng tiếng Anh. Như vậy, nhu cầu và điều kiện học ngoại ngữ cũng rất thuận lợi cho chúng ta thực hiện chương trình này”./. 

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ GD-ĐT công bố nêu rõ: Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12;  Ngoại ngữ  2 là môn học tự chọn 1, có thể bắt đầu và kết thúc học  bất kỳ lớp nào trong các lớp từ 3 đến 12 tùy theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Nội dung được thiết kế nhằm phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo các mức khác nhau dựa theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tham chiếu khung năng lực ngoại ngữ của châu Âu); chương trình được xây dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản lên đến hết lớp 12. Kết quả học tập được xác nhận thông qua đánh giá cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới giáo dục phổ thông: Chuyên gia 'mổ xẻ' tính khả thi
Đổi mới giáo dục phổ thông: Chuyên gia 'mổ xẻ' tính khả thi

VOV.VN - Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm mới khiến các chuyên gia khá băn khoăn về tính khả thi.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Chuyên gia 'mổ xẻ' tính khả thi

Đổi mới giáo dục phổ thông: Chuyên gia 'mổ xẻ' tính khả thi

VOV.VN - Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm mới khiến các chuyên gia khá băn khoăn về tính khả thi.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới
Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới

VOV.VN -Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới

VOV.VN -Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Hướng đi đúng, nhưng chưa đủ
Đổi mới giáo dục phổ thông: Hướng đi đúng, nhưng chưa đủ

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên để thay đổi toàn diện, cơ bản, nhiều vấn đề cần được giải quyết đồng bộ.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Hướng đi đúng, nhưng chưa đủ

Đổi mới giáo dục phổ thông: Hướng đi đúng, nhưng chưa đủ

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên để thay đổi toàn diện, cơ bản, nhiều vấn đề cần được giải quyết đồng bộ.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sách chưa, thầy chưa, sao thực hiện được?
Đổi mới giáo dục phổ thông: Sách chưa, thầy chưa, sao thực hiện được?

VOV.VN -Đổi mới giáo dục phổ thông, theo Nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại, cần giải quyết những vướng mắc về sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sách chưa, thầy chưa, sao thực hiện được?

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sách chưa, thầy chưa, sao thực hiện được?

VOV.VN -Đổi mới giáo dục phổ thông, theo Nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại, cần giải quyết những vướng mắc về sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất.

Đổi mới giáo dục phổ thông: “Không phải dàn hàng ngang mà tiến”
Đổi mới giáo dục phổ thông: “Không phải dàn hàng ngang mà tiến”

VOV.VN -Đổi mới giáo dục không nên làm đồng loạt mà nơi nào chuẩn bị kỹ lưỡng, có điều kiện thì tiến hành trước, nơi nào chưa đủ điều kiện thì phải từ từ.

Đổi mới giáo dục phổ thông: “Không phải dàn hàng ngang mà tiến”

Đổi mới giáo dục phổ thông: “Không phải dàn hàng ngang mà tiến”

VOV.VN -Đổi mới giáo dục không nên làm đồng loạt mà nơi nào chuẩn bị kỹ lưỡng, có điều kiện thì tiến hành trước, nơi nào chưa đủ điều kiện thì phải từ từ.