Đổi mới giáo dục: Giáo viên là lực lượng tiên phong

VOV.VN - Với mục tiêu giáo dục mới, phương pháp giảng dạy ở các bậc học sẽ thay đổi và giáo viên là người trực tiếp triển khai các nội dung.

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án được coi là một trong những nỗ lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào. Theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục, quá trình thực hiện đổi mới giáo dục, đào tạo, giáo viên là lực lượng thực hiện, đồng thời là nhân tố giữ vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc đổi mới.

Với mục tiêu giáo dục mới, nội dung, phương pháp giảng dạy ở các bậc học sẽ thay đổi và giáo viên chính là người trực tiếp triển khai các nội dung, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo chương trình và sách giáo khoa mới. Giáo viên cũng chính là người sẽ kiểm định, đánh giá chương trình và sách giáo khoa mới. Cô giáo Trần Thị Thanh, Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Sữa, quận Long Biên, Hà Nội khẳng định.

Một thầy giáo trẻ đứng lớp tại Mù Cang Chải. (Ảnh: Quang Trung)

Đối với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, vai trò của giáo viên là rất quan trọng. Bởi vì giáo viên là người định hướng tất cả những hoạt động cho trẻ và giáo viên thì phải là người đi theo, tìm ra những biện pháp, phương pháp giáo dục, những hình thức giáo dục để làm sao đáp ứng được khả năng của trẻ.

Đối với phương pháp đổi mới này thì giáo viên là người truyền thụ tới học sinh những bài tập, những kiến thức mà giáo viên phải là người sáng tạo, tìm ra những hoạt động trải nghiệm để làm sao khám phá cũng như khai thác được khả năng của trẻ, chính bản thân trẻ làm trung tâm và tổ chức các hoạt động trải nghiệm để phát huy tính tích cực của trẻ trong giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên, thực hiện phương pháp giáo dục mới, giáo viên sẽ không còn giữ vai trò là trung tâm của lớp học, truyền dạy kiến thức một chiều mà giáo viên là người hướng dẫn, định hướng cho học sinh về kiến thức, phương pháp học tập mới để học sinh lĩnh hội được kiến thức hiệu quả nhất.

Theo cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên Ngữ văn trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú, quận Đống Đa, Hà Nội, với chương trình và sách giáo khoa mới, giáo viên không chỉ truyền dạy cho học sinh kiến thức kỹ năng mà phải gắn những kiến thức, kỹ năng đó với thực tiễn đời sống; tổ chức các hoạt động để học sinh học tập thông qua quá trình trải nghiệm. Điều quan trọng nhất là giáo viên phải là người định hướng về kiến thức, kỹ năng, nhân cách cho học trò.

Đổi mới giáo dục, các thầy cô giáo sẽ là những người "đầu tàu" (Ảnh: Quang Trung)

Cô Nguyễn Kim Anh cho biết: “Người làm thầy ngày nay không phải là trung tâm là đứng thuyết giảng toàn bộ. Nhưng thầy là người dẫn lối. Ngày xưa học sinh chưa biết đi hướng nào thì người thầy dẫn đường và nói về hướng đó. Còn bây giờ người thầy chỉ định hướng thôi, không dắt từng bước một và học sinh cũng có thể tự chủ động tìm con đường của mình.”

“Các con sai thì lúc đấy người thầy sẽ tìm cách nắn chỉnh lại. Vậy thì ngoài chuyện đọc, tìm hiểu thêm thì người làm thầy không những trau dồi mà còn phải tìm những thông tin mới nhất đem đến cho trò để trò không có cảm giác là con biết rồi cô mới nói và với những cái con biết rồi thì mình phải phân tích sâu.”

Cô giáo Nguyễn Ngọc Anh, trường Tiểu học Nguyễn Siêu, quận Cầu Giấy- Hà Nội cho biết, với vai trò là người thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, các giáo viên sẽ là người phải đổi mới đầu tiên. Cùng với việc học tập, nâng cao trình độ theo yêu cầu của ngành, mỗi giáo viên đều tự học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm và tìm hiểu về các phương pháp giảng dạy khoa học để định hướng cho học sinh trong quá trình học tập.

Cô Nguyễn Ngọc Anh cho biết: “Giáo viên sẽ là người phải đổi mới trước tiên và từ sự đổi mới của giáo viên thì dần dần sẽ hướng cho học sinh thay đổi trong cách học của người học để học sinh chủ động hơn. Ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn thì giáo viên cũng phải tự đổi mới và học hỏi các phương pháp tổ chức hoạt động trong giờ học nữa. Tức là trước bài học đó, giáo viên phải chuẩn bị nhiều thông tin hơn, suy nghĩ nhiều hơn, chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học hơn để học sinh hứng thú tham gia vào giờ học.”

Với chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới, vai trò của giáo viên vẫn là người dẫn lối, định hướng cho học trò về kiến thức, phương pháp học tập, là người tổ chức các hoạt động giáo dục để học sinh khám phá tri thức. Bằng nhiều phương pháp khác nhau, mỗi giáo viên đều nỗ lực học tập, rèn luyện, tự đổi mới mình, là lực lượng tiên phong thực hiện các mục tiêu đổi mới của ngành để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và luôn là biểu tượng về sự hiểu biết đối với các thế hệ học trò./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Triển lãm Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945
Triển lãm Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945

VOV.VN -Triển lãm giới thiệu bộ sưu tập phong phú gồm 120 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật.

Triển lãm Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945

Triển lãm Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945

VOV.VN -Triển lãm giới thiệu bộ sưu tập phong phú gồm 120 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật.

Huyền thoại giáo dục Phần Lan
Huyền thoại giáo dục Phần Lan

Người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh. Chính họ cũng bất ngờ khi học sinh Phần Lan đứng đầu trong các kỳ kiểm tra PISA

Huyền thoại giáo dục Phần Lan

Huyền thoại giáo dục Phần Lan

Người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh. Chính họ cũng bất ngờ khi học sinh Phần Lan đứng đầu trong các kỳ kiểm tra PISA

Giáo dục Tiểu học có thể đi xuống nếu chỉ đổi mới theo hình thức
Giáo dục Tiểu học có thể đi xuống nếu chỉ đổi mới theo hình thức

VOV.VN-Sự đổi mới ở cấp Tiểu học cần thực hiện nghiêm túc ở từng trường học, sự tận tụy của giáo viên và quan tâm của các phụ huynh đối với học sinh.

Giáo dục Tiểu học có thể đi xuống nếu chỉ đổi mới theo hình thức

Giáo dục Tiểu học có thể đi xuống nếu chỉ đổi mới theo hình thức

VOV.VN-Sự đổi mới ở cấp Tiểu học cần thực hiện nghiêm túc ở từng trường học, sự tận tụy của giáo viên và quan tâm của các phụ huynh đối với học sinh.

Hợp tác Việt Nam- Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục
Hợp tác Việt Nam- Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

VOV.VN-Hai nước cho rằng, cần tăng cường giao lưu các cựu sinh viên đã học tập tại Nga; quảng bá và phát triển việc dạy tiếng Nga tại Việt Nam.

Hợp tác Việt Nam- Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Hợp tác Việt Nam- Liên bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

VOV.VN-Hai nước cho rằng, cần tăng cường giao lưu các cựu sinh viên đã học tập tại Nga; quảng bá và phát triển việc dạy tiếng Nga tại Việt Nam.

Bước tiến mới trong triển vọng hợp tác giáo dục Việt - Nga
Bước tiến mới trong triển vọng hợp tác giáo dục Việt - Nga

VOV.VN - Chuyến thăm của lãnh đạo Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tạo ra những điểm nhấn mới trong hợp tác giáo dục hai nước.

Bước tiến mới trong triển vọng hợp tác giáo dục Việt - Nga

Bước tiến mới trong triển vọng hợp tác giáo dục Việt - Nga

VOV.VN - Chuyến thăm của lãnh đạo Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tạo ra những điểm nhấn mới trong hợp tác giáo dục hai nước.