Quốc hội giữ Lịch sử là môn độc lập: Kịp thời và hợp lòng dân

Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc

VOV.VN -Điều quan trọng trong dạy và học Lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc.

Thời gian gần đây, tình trạng học sinh “quay lưng” với môn Lịch sử ngày càng gia tăng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: sách giáo khoa còn nặng nề kiến thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự thu hút học sinh... Vấn đề này đã khiến dư luận xã hội thực sự quan tâm cũng như lo ngại.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GD-ĐT vừa đưa ra Dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể” có đề cập đến việc tích hợp nội dung môn Lịch sử với môn Đạo đức-Công dân và An ninh-Quốc phòng thành môn học mới có tên “Công dân với Tổ quốc”.

Tuy nhiên, ngay sau khi Dự thảo được đưa ra, nhiều học giả, nhà khoa học, sử học và thậm chí là giáo viên lại phản đối cách thức tích hợp này và bày tỏ sự lo ngại vị thế môn Lịch sử có thể bị “lãng quên”.

Sau khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII vào chiều 27/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết trong đó yêu cầu tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới. Như vậy, môn Lịch sử tiếp tục là môn học độc lập, không bị tích hợp vào các môn học khác. Vấn đề cốt yếu là bây giờ chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu trong việc đổi mới môn Lịch sử, làm sao để môn học này thực sự thu hút học sinh.

Đổi mới môn Lịch sử phải để người học có được tinh thần dân tộc

Dạy Lịch sử là phải để học sinh có được khí phách của dân tộc

Việc phản đối cách thức tích hợp môn Lịch sử và bày tỏ sự lo ngại vị thế môn học này có thể bị “lãng quên” là hoàn toàn có cơ sở khi nước ta đã từng bị phong kiến phương Bắc đô hộ trong khoảng 1.000 năm, giặc Minh chiếm đóng trong 20 năm  và gần 100 năm Pháp thuộc. Thời kỳ đô hộ nào, kẻ thù đều muốn xóa nhòa lịch sử của nước ta, muốn người dân quên hẳn lịch sử dân tộc. Minh Thành Tổ đã từng ra lệnh không tờ giấy nào còn có chữ được tồn tại ở nước ta.

Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến rất chú trọng đến giáo dục lịch sử cho học sinh. Trung Quốc đã từng đăng cai Đại hội Sử học toàn thế giới với sự tham dự của hơn 1000 nhà sử học. Tất cả đều nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của môn Lịch sử đối với sự phát triển chung của thế giới.

Nhiều nước đều coi Lịch sử là môn học bắt buộc ở cấp học phổ thông và có cách thức để thu hút học sinh học môn học này. Điều quan trọng thu hút học sinh đến với môn Sử là chúng ta phải dạy cho các em có được tinh thần, khí phách dân tộc, lòng yêu nước thông qua các bài giảng.

Theo PGS.TS Vũ Quang Hiển, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc dạy và học lịch sử hiện nay còn nhiều bất cập, từ quan niệm, nội dung chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp giảng dạy của đội ngũ thầy, cô giáo và phương thức kiểm tra đánh giá.

Lịch sử chỉ được giáo dục có hiệu quả khi nó là một môn khoa học. Khung chương trình môn Lịch sử phải được xây dựng lại một cáchphù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo tính vừa sức của mỗi bậc học, cấp học. Để thực hiện điều này, ngành Giáo dục cần tập hợp, chắt lọc ý kiến của giới sử học, các nhà khoa học giáo dục, nhất là các nhà sư phạm…

Trên nền tảng của chương trình mới, chúng ta có thể tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa thực sự khoa học. Hiện nay, sách giáo khoa của chúng ta còn phiến diện, nặng tính hàn lâm, nghiêng về các sự kiện chính trị, quân sự, nhưng lại ít các thông tin, sự kiện liên quan đến các lĩnh vực kinh tế-xã hội, văn hóa, đối ngoại...

Để môn Lịch sử thực sự hấp dẫn đối với học sinh, từ chương trình và sách giáo khoa môn học này phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện. Triết lý dạy học môn Lịch sử không phải là tạo ra những người học theo lối thuộc lòng máy móc các sự kiện lịch sử, từ ngày tháng đến chi tiết diễn biến, mà ngay các nhà sử học nổi tiếng trên thế giới cũng không thể thuộc hết được.

Điều quan trọng trong dạy và học Lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc; giúp con người có lòng yêu nước, khả năng nhìn nhận, đánh giá mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử dựa trên những cứ liệu xác thực và tự liên hệ với thực tiễn để rút ra được bài học cho hiện tại và tương lai. Từ đó hình thành nên năng lực và phẩm chất con người, tạo ra bản lĩnh, bản sắc con người. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà các nhà trường, đội ngũ thầy, cô và các nhà sử học cần phải nhận thức một cách nghiêm túc. Ngoài ra, xã hội cũng cần phải thay đổi quan niệm môn Lịch sử là môn học phụ, môn học thuộc lòng.

Để thực hiện được mục tiêu trên, chúng ta cần có sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cấp có thẩm quyền, cần hình thành những trung tâm hỗ trợ giáo dục lịch sử ở cấp quốc gia và trong từng địa phương nhằm hỗ trợ thường xuyên để nâng cao trình độ cho giáo viên cũng như tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh trong học tập môn Lịch sử.

Học sinh thích học Lịch sử thông qua trải nghiệm

Chúng ta cần có cách thức để xã hội và đặc biệt là học sinh hiểu rằng, Lịch sử không phải là môn học thuộc lòng mà là môn khoa học. Việc giáo dục lịch sử nên theo hướng giảng dạy những kiến thức, kỹ năng cơ bản tối thiểu.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội nêu ý kiến, việc dạy Lịch sử hiện nay chủ yếu thiên về truyền đạt kiến thức áp đặt theo kiểu bắt học sinh phải nhớ nhiều sự kiện, ngày tháng, địa danh, nhân vật nên khiến học sinh phải học thuộc rất nhiều và dễ dẫn đến tình trạng chán nản. Phương pháp truyền đạt chỉ theo hướng một chiều là giáo viên chỉ đứng bục giảng và trò ghi chép.

Nhiều nước giáo dục lịch sử cho học sinh thông qua những chuyến đi tham quan bảo tàng, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và qua việc trình chiếu các bộ phim lịch sử hấp dẫn. Học sinh các nước được học tập trải nghiệm, sáng tạo. Việc đổi mới môn Lịch sử đều có sự tham gia của các nhà sư phạm.

Trong giờ giảng dạy, giáo viên nên để học sinh trao đổi, thảo luận về một nhân vật, sự kiện nào đó hơn là chỉ ghi chép. Khi tạo được không khí tranh luận sôi nổi thì việc dạy sử sẽ hấp dẫn và học sinh sẽ thích thú môn học này hơn nhiều so với hiện nay.

Nếu Việt Nam cải cách dạy học lịch sử như nhiều nước trên thế giới đã từng làm sẽ tốt hơn.

Chọn lọc kiến thức và cách dạy học phù hợp

Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, tình trạng học sinh thờ ơ với môn Lịch sử trong nhiều năm nay là điều rất đáng lo ngại.

Khi bắt học sinh phải thi thì điểm số rất thấp. Khi cho tự chọn thì hầu hết bỏ ngay môn học này. Rồi những điều tra xã hội học, phỏng vấn bất chợt, phần lớn cho thấy, học sinh hiểu biết rất lơ mơ, hiểu sai cả những nhân vật anh hùng tiêu biểu như coi Quang Trung- Nguyễn Huệ là hai người, hai anh em... Đó là những câu chuyện cười ra nước mắt. Nhưng vấn đề là nguyên nhân của tình trạng đó và trách nhiệm thuộc về ai?

Giáo sư Phan Huy Lê

Trước hết là do sách giáo khoa quá nặng nề, la liệt các sự kiện, nhân vật và con số, mang tính nhồi nhét kiến thức. Trong một số bài, lại có những mục chung chung, lặp đi lặp lại như sau mỗi cuộc kháng chiến là nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, nào là nhân dân yêu nước, cả nước đoàn kết, lãnh đạo sáng suốt tài giỏi... Lịch sử hiện đại thì trình bày theo các kế hoạch 5 năm với la liệt các số liệu... Cách dạy nặng về truyền thụ kiến thức, câu hỏi kiểm tra và thi cử cũng chỉ nhằm đo kiến thức trong sách giáo khoa...

Nội dung sách giáo khoa cùng với cách dạy cách học, cách thi như vậy thì mặc nhiên học sinh không thể tìm thấy hứng thú trong học tập, coi môn Lịch sử như một môn học của trí nhớ, học thuộc lòng, không cần thông minh, sáng tạo. Học sinh với tính năng động của tuổi trẻ không thể chấp nhận một môn học như vậy.

Theo Giáo sư Phan Huy Lê, bản thân môn Lịch sử nếu đặt đúng vị thế của một môn khoa học, biết chọn những kiến thức thật cần thiết cùng với cách dạy, cách học phù hợp là một trong những môn học rất hấp dẫn của giới trẻ.

Chất lượng môn Lịch sử sa sút đến mức độ “thảm hại” như hiện nay hoàn toàn không thuộc về bản thân môn học, cũng không thuộc trách nhiệm của học sinh. Đó là trách nhiệm của người lớn, của những người biên soạn chương trình và sách giáo khoa, của giáo viên, bao trùm lên là trách nhiệm chỉ đạo và thiết kế môn học của Bộ GD- ĐT.

Trên thực tế, có một số giáo viên đầy tâm huyết với môn học và học sinh, cố gắng cải tiến cách dạy, chăm lo hướng dẫn phương pháp học tập cho các em. Nhưng sự sa sút của môn Lịch sử nằm trong cả hệ thống từ nhận thức về vị thế, yêu cầu, mục tiêu của môn học cho đến chương trình, sách giáo khoa và đội ngũ giáo viên. Sự cố gắng của một số thầy, cô giáo hay sự cải tiến trong một vài khâu nào đó không thể thay đổi toàn cục.

“Trong đại kế phát triển giáo dục, thầy cô giáo đóng vai trò quan trọng nhất. Cho dù sách giáo khoa có đẹp, có hay, cơ sở hạ tầng, thiết bị giảng dạy có hiện đại đến đâu thì không phải là yếu tố quyết định đến đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy.

Hiện nay, việc giảng dạy môn Lịch sử chủ yếu thiên về phương pháp thuyết trình theo kiểu “thầy đọc trò chép”. Trong đổi mới cách dạy môn Lịch sử, giáo viên nên đóng vai trò là người tổ chức lớp học cho học sinh thực sự hào hứng với môn học.

Thay vì chỉ là người đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức, thầy cô giáo nên tăng cường các hoạt động học nhóm, học sinh có thể trao đổi về vấn đề nào đó một cách tự nhiên, sôi động nhất. Để hỗ trợ giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn, nhà trường nên đầu tư thêm máy chiếu để giáo viên có thể đưa hình ảnh, đoạn băng video về một chủ đề lịch sử lên bảng nhằm thu hút học sinh tập trung học môn này hơn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nghiêm Đình Vỳ

Bên cạnh việc đổi mới phương pháp, chúng ta cần tăng cường bồi dưỡng và đào tạo giáo viên. Theo đó, giáo viên cần tự học hỏi, nắm vững kiến thức, phương pháp giảng dạy mới để làm sao môn Lịch sử thực sự thu hút học sinh.

Ngoài ra, nhà trường nên tạo điều kiện để học sinh được đi tham quan các di tích lịch sử, viện bảo tàng… Qua những chuyến đi thực tế, các em sẽ hiểu thêm về lịch sử của dân tộc thông qua những hình ảnh cụ thể, có thực.

Song song với những yếu tố đổi mới sách giáo khoa, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên thì việc đổi mới môn Lịch sử còn cần sự chung tay hỗ trợ, góp sức của ngành Điện ảnh trong việc xây dựng, trình chiếu những bộ phim nói về lịch sử.

Giáo dục lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà còn phải khơi dậy khí phách chống giặc ngoại xâm và giữ nước của cha ông ta, tạo được tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước và kêu gọi công dân sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Mỗi bài giảng lịch sử phải giúp học sinh hiểu được ngày xưa cha ông ta xây dựng đất nước như thế nào và khơi dậy bản chất yêu nước của người dân Việt Nam trong lòng mỗi người học. Điều này góp phần trang bị cho thế hệ trẻ trở thành “công dân toàn cầu” với sự hội tụ đầy đủ trí tuệ, năng lực, phẩm chất mang bản sắc riêng để đi đâu cũng hãnh diện, tự hào là con người Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử
ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử

VOV.VN - Ông Dương Trung Quốc: “Để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?”.

ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử

ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử

VOV.VN - Ông Dương Trung Quốc: “Để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?”.

GS Phan Huy Lê: Phải trả lại đúng vị thế của môn Lịch sử
GS Phan Huy Lê: Phải trả lại đúng vị thế của môn Lịch sử

VOV.VN - Theo GS Phan Huy Lê: Phải trả lại đúng vị thế của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông với tư cách là môn học khoa học độc lập.

GS Phan Huy Lê: Phải trả lại đúng vị thế của môn Lịch sử

GS Phan Huy Lê: Phải trả lại đúng vị thế của môn Lịch sử

VOV.VN - Theo GS Phan Huy Lê: Phải trả lại đúng vị thế của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông với tư cách là môn học khoa học độc lập.

Tích hợp môn Lịch sử, có ý kiến chuyên gia ủng hộ
Tích hợp môn Lịch sử, có ý kiến chuyên gia ủng hộ

VOV.VN - Bên cạnh ý kiến phản đối việc tích hợp môn Lịch sử thì vẫn có những luồng dư luận cho rằng, việc tích hợp cần được làm một cách thận trọng, khoa học.

Tích hợp môn Lịch sử, có ý kiến chuyên gia ủng hộ

Tích hợp môn Lịch sử, có ý kiến chuyên gia ủng hộ

VOV.VN - Bên cạnh ý kiến phản đối việc tích hợp môn Lịch sử thì vẫn có những luồng dư luận cho rằng, việc tích hợp cần được làm một cách thận trọng, khoa học.

Hãy mang đến cho thế hệ trẻ giá trị chân thực của lịch sử dân tộc!
Hãy mang đến cho thế hệ trẻ giá trị chân thực của lịch sử dân tộc!

VOV.VN- Để thế hệ trẻ hiểu và không quên giá trị chân thực của lịch sử, chúng ta phải thay đổi để môn Lịch sử thực sự được họ coi trọng và yêu thích.

Hãy mang đến cho thế hệ trẻ giá trị chân thực của lịch sử dân tộc!

Hãy mang đến cho thế hệ trẻ giá trị chân thực của lịch sử dân tộc!

VOV.VN- Để thế hệ trẻ hiểu và không quên giá trị chân thực của lịch sử, chúng ta phải thay đổi để môn Lịch sử thực sự được họ coi trọng và yêu thích.

Giáo viên không phải chỉ dạy 1 môn học
Giáo viên không phải chỉ dạy 1 môn học

VOV.VN- Mỗi giáo viên không chỉ có năng lực dạy học 1 môn mà cần có nhiều năng lực khác như: năng lực giáo dục học sinh, phối hợp với đồng nghiệp, phụ huynh...

Giáo viên không phải chỉ dạy 1 môn học

Giáo viên không phải chỉ dạy 1 môn học

VOV.VN- Mỗi giáo viên không chỉ có năng lực dạy học 1 môn mà cần có nhiều năng lực khác như: năng lực giáo dục học sinh, phối hợp với đồng nghiệp, phụ huynh...

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy
Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

VOV.VN -Để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

VOV.VN -Để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.

“Lịch sử phải là môn học độc lập và bắt buộc trong giáo dục phổ thông“
“Lịch sử phải là môn học độc lập và bắt buộc trong giáo dục phổ thông“

VOV.VN - Nhiều giáo viên, chuyên gia lịch sử cho rằng: Lịch sử phải là môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp trung học cơ sở đến cấp THPT.

“Lịch sử phải là môn học độc lập và bắt buộc trong giáo dục phổ thông“

“Lịch sử phải là môn học độc lập và bắt buộc trong giáo dục phổ thông“

VOV.VN - Nhiều giáo viên, chuyên gia lịch sử cho rằng: Lịch sử phải là môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc từ cấp trung học cơ sở đến cấp THPT.

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?
Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển: Tích hợp môn Lịch sử không phải là “xóa sổ” môn học này.

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển: Tích hợp môn Lịch sử không phải là “xóa sổ” môn học này.

Học sinh bỏ hết Lịch sử thì rất nguy hiểm
Học sinh bỏ hết Lịch sử thì rất nguy hiểm

VOV.VN- Chúng ta cần phải giáo dục tinh thần dân tộc cũng như nâng cao lòng yêu nước. Nếu Lịch sử không là môn bắt buộc mà học sinh bỏ hết thì rất nguy hiểm.

Học sinh bỏ hết Lịch sử thì rất nguy hiểm

Học sinh bỏ hết Lịch sử thì rất nguy hiểm

VOV.VN- Chúng ta cần phải giáo dục tinh thần dân tộc cũng như nâng cao lòng yêu nước. Nếu Lịch sử không là môn bắt buộc mà học sinh bỏ hết thì rất nguy hiểm.

Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về đổi mới môn Lịch sử
Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về đổi mới môn Lịch sử

VOV.VN- Bộ GD-ĐT nhận thiếu sót là đã trình bày chưa rõ ràng trong văn bản dự thảo, gây hiểu nhầm dẫn đến xôn xao dư luận về việc đổi mới môn Lịch sử...

Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về đổi mới môn Lịch sử

Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về đổi mới môn Lịch sử

VOV.VN- Bộ GD-ĐT nhận thiếu sót là đã trình bày chưa rõ ràng trong văn bản dự thảo, gây hiểu nhầm dẫn đến xôn xao dư luận về việc đổi mới môn Lịch sử...

Tích hợp môn Lịch sử: Ghép nối, chắp vá tùy tiện là sai lầm lớn
Tích hợp môn Lịch sử: Ghép nối, chắp vá tùy tiện là sai lầm lớn

VOV.VN -Môn Lịch sử không thể bị ghép nối, chắp vá một cách tùy tiện. Môn học này chỉ có thể đứng độc lập, không thể lồng ghép với môn học khác.

Tích hợp môn Lịch sử: Ghép nối, chắp vá tùy tiện là sai lầm lớn

Tích hợp môn Lịch sử: Ghép nối, chắp vá tùy tiện là sai lầm lớn

VOV.VN -Môn Lịch sử không thể bị ghép nối, chắp vá một cách tùy tiện. Môn học này chỉ có thể đứng độc lập, không thể lồng ghép với môn học khác.