Đội sao đỏ có đáng ngại?

VOV.VN -Bản chất đội sao đỏ không có gì sai, nhưng cách làm của nhiều trường học hiện nay làm mất đi những mặt tốt khi mọi thứ đều quy ra điểm cộng, điểm trừ.

Những ngày gần đây, vụ việc cô giáo ở Quảng Bình yêu cầu học sinh tát bạn 230 cái đã khiến dư luận không khỏi bức xúc. Thế nhưng khi được trần tình về hình phạt ngang thời trung cổ, cô giáo cho biết vì lớp thường xuyên đứng thứ hạng cuối nên cô quá áp lực thi đua.

Thực tế trong các trường từ tiểu học đến trung học đều có đội sao đỏ (hay còn gọi à cờ đỏ). Nhiệm vụ của đội này là quan sát, theo dõi mọi hoạt động của lớp, học sinh, từ đó giúp giáo viên giáo dục, tuyên dương và nhắc nhở các em một cách kịp thời.

Đội sao đỏ (cờ đỏ) trở thành lực lượng đầy quyền năng ở nhiều trường học (Ảnh minh họa, nguồn: KT)

Cô Mai Thanh Hằng, một giáo viên cấp 1 tại Hải Dương chia sẻ, về bản chất, sự có mặt của  đội sao đỏ không có gì sai, giúp học sinh có nề nếp hơn, nhưng cách làm của nhiều trường học hiện nay đã làm mất đi những mặt tốt, mặt tích cực của nó, khi mọi vấn đề đều được quy kết ra điểm cộng, điểm trừ, xếp hạng thi đua giữa các lớp, thậm chí, thi đua của giáo viên cuối năm cũng được căn cứ vào đó. Bởi vậy mà cả trò, cả thầy đều cảm thấy áp lực với mức điểm do đội sao đỏ chấm.

Có con đang học tiểu học, chị Nguyễn Thu Thanh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, con gái chị hiện đang học lớp 4, mỗi buổi sáng, nếu muốn gọi con dậy nhanh nhất chị chỉ cần bảo: “Con có muốn bị sao đỏ ghi tên không”, y rằng bé nháo nhào chạy ra khỏi giường, chuẩn bị để đến trường. Chị Thanh cho rằng, giáo dục trẻ có kỷ luật nề nếp là chuyện cần làm. Thế nhưng, có những lần thấy con về nhà kể, có bạn trong đội sao đỏ rất hống hách khi đến trường, thậm chí còn có những giao dịch ngầm với nhau rằng, “mình thích cái bút, hay cái tẩy kia, nếu cậu cho, mình sẽ tha không ghi sổ”. Một lần khác con lại kể, các bạn sao đỏ vì ghi tên các bạn mắc lỗi mà bị nhiều bạn ghét.

“Tôi tưởng rằng, chuyện chấm điểm thi đua không có gì, nhưng lại phức tạp ra phết’, chị Thanh cười.

Đã gần 40 tuổi, nhớ lại những ngày còn đi học, chị Thanh cho biết, xưa kia bản thân chị cũng đã có năm tham gia đội sao đỏ, nhưng việc chấm điểm không căng thẳng như hiện nay. Vẫn có xếp thi đua giữa các lớp, nhưng nếu bạn nào sai, cô giáo phạt, cũng không đặt nặng vấn đề thứ tự, thành tích giữa các lớp như ngày nay.

“Trước kia điểm thi là thực, rất hiếm điểm cao chót vót, nhưng cũng không có những hình phạt hà khắc với học sinh”, chị Thanh cho biết.

Vị phụ huynh này cho rằng, bản chất của đội sao đỏ là tốt, nhưng trong ngày nay, vì căn bệnh thành tích nặng nề, đôi khi làm mất đi những giá trị vốn có và khoác thêm một lớp áo trách nhiệm lên vai của những đứa trẻ và cả giáo viên.

TS Tâm lý Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, ngay cả người lớn cũng gặp khó khăn khi đánh giá, nhất là đánh giá người khác. Để một đứa trẻ đánh giá là điều không đơn giản.

 “Bản thân trẻ rất khó để đánh giá một vấn đề có đúng với quy định hay không. Đội sao đỏ có biến thành một công cụ của luật pháp hay có hình thành nên một luật rừng hay không thì lại rất khó nói”, TS Vũ Thu Hương nói.

Theo TS Hương, việc sử dụng đội sao đỏ với cách làm như hiện nay là không nên. Cần dạy cho trẻ am hiểu về kỷ cương, pháp luật, những quy định chung, từ đó để trẻ biết mỗi cá nhân sẽ phải đảm nhiệm các vai trò khác nhau. Cô giáo là người kiểm soát các bạn trong lớp có vi phạm hay không, nhưng nếu cô vi phạm thì cũng sẽ phải đối mặt với những kỷ luật của trường lớp.

Nên đưa sự đánh giá này thành của tập thể với cá nhân, chứ không nên để cá nhân đánh giá tập thể, như vậy, mọi việc sẽ đơn giản hơn.

“Nếu như chúng ta làm như vậy, mọi việc sẽ rất dễ, áp lực ở đây không phải là dạy trẻ tuân theo pháp luật mà là do chúng ta bị bệnh thành tích.

Nếu vẫn muốn chấm điểm, thì nên thay đổi hình thức. Ví dụ như trong các lớp, những em nào hăng hái, học tốt, các em tham gia một trận bóng hay đạt một giải gì đó,  sẽ được cộng điểm cho lớp mình. Thành tích của trẻ sẽ được cộng chung vào tập thể. Nếu tách bạch được chuyện tội ai nấy chịu thì câu chuyện sẽ khác”.

TS Vũ Thu Hương cho rằng, các trường nên thay đổi cách đánh giá, hiện nay,  mỗi tuần đều có 1 buổi để ngồi xếp hạng các lớp dẫn đến áp lực cho cả giáo viên và học sinh. “Mỗi năm học có 52 tuần, như vậy tuần nào trẻ cũng phải đối mặt với những căng thẳng xem lớp mình đứng ở đâu và có vi phạm gì hay không”, cô Hương nêu ý kiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cô giáo ép cả lớp tát học sinh 231 cái nhập viện cấp cứu
Cô giáo ép cả lớp tát học sinh 231 cái nhập viện cấp cứu

 VOV.VN - Cô Thủy được chẩn đoán là bị sang chấn tâm lý nặng, có dấu hiệu trầm cảm. 

Cô giáo ép cả lớp tát học sinh 231 cái nhập viện cấp cứu

Cô giáo ép cả lớp tát học sinh 231 cái nhập viện cấp cứu

 VOV.VN - Cô Thủy được chẩn đoán là bị sang chấn tâm lý nặng, có dấu hiệu trầm cảm. 

Đình chỉ cô giáo phạt học sinh bằng 231 cái tát
Đình chỉ cô giáo phạt học sinh bằng 231 cái tát

VOV.VN-Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh, Quảng Bình vừa  đình chỉ công tác 15 ngày đối với cô giáo xử phạt học sinh bằng cách cho học sinh khác tát vào mặt.

Đình chỉ cô giáo phạt học sinh bằng 231 cái tát

Đình chỉ cô giáo phạt học sinh bằng 231 cái tát

VOV.VN-Phòng GD-ĐT huyện Quảng Ninh, Quảng Bình vừa  đình chỉ công tác 15 ngày đối với cô giáo xử phạt học sinh bằng cách cho học sinh khác tát vào mặt.

Bộ trưởng GD-ĐT lên tiếng vụ cô giáo cho học sinh tát bạn 231 cái
Bộ trưởng GD-ĐT lên tiếng vụ cô giáo cho học sinh tát bạn 231 cái

VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Việc cô giáo dùng hình phạt cho học sinh tát bạn 231 cái tại Quảng Bình là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo”.

Bộ trưởng GD-ĐT lên tiếng vụ cô giáo cho học sinh tát bạn 231 cái

Bộ trưởng GD-ĐT lên tiếng vụ cô giáo cho học sinh tát bạn 231 cái

VOV.VN -Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Việc cô giáo dùng hình phạt cho học sinh tát bạn 231 cái tại Quảng Bình là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo”.

Tranh luận việc xử lý cô giáo phạt tát học sinh 231 cái
Tranh luận việc xử lý cô giáo phạt tát học sinh 231 cái

VOV.VN -Việc xử lý cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy  ở Quảng Bình phạt tát học sinh 231 cái đang có nhiều luồng ý kiến.

Tranh luận việc xử lý cô giáo phạt tát học sinh 231 cái

Tranh luận việc xử lý cô giáo phạt tát học sinh 231 cái

VOV.VN -Việc xử lý cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy  ở Quảng Bình phạt tát học sinh 231 cái đang có nhiều luồng ý kiến.

Đình chỉ công tác cô giáo ra lệnh tát 231 cái vào má học sinh
Đình chỉ công tác cô giáo ra lệnh tát 231 cái vào má học sinh

VOV.VN -Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ra văn bản đình chỉ công tác đối với giáo viên ra lệnh cho học sinh tát vào má bạn hơn 230 cái.

Đình chỉ công tác cô giáo ra lệnh tát 231 cái vào má học sinh

Đình chỉ công tác cô giáo ra lệnh tát 231 cái vào má học sinh

VOV.VN -Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa ra văn bản đình chỉ công tác đối với giáo viên ra lệnh cho học sinh tát vào má bạn hơn 230 cái.

Ba tháng làm chủ nhiệm lớp, cô giáo “tặng” học trò hơn 900 bạt tai?
Ba tháng làm chủ nhiệm lớp, cô giáo “tặng” học trò hơn 900 bạt tai?

Không chỉ N. mà trước đó, gần 10 bạn cùng lớp cũng bị giáo viên chủ nhiệm trừng phạt bằng cách ép cả lớp tát vào má bạn hàng trăm cái nảy lửa.

Ba tháng làm chủ nhiệm lớp, cô giáo “tặng” học trò hơn 900 bạt tai?

Ba tháng làm chủ nhiệm lớp, cô giáo “tặng” học trò hơn 900 bạt tai?

Không chỉ N. mà trước đó, gần 10 bạn cùng lớp cũng bị giáo viên chủ nhiệm trừng phạt bằng cách ép cả lớp tát vào má bạn hàng trăm cái nảy lửa.