Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế thi THPT quốc gia

VOV.VN - Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT do Sở GD - ĐT chủ trì; Có thể tổ chức cụm thi đại học cho cả 2 đối tượng thí sinh.

Ngày 23/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi Trung học phổ thông Quốc gia. Dự thảo có sửa đổi, bổ sung 19 điểm như: Cụm thi, cách tính điểm thi, cộng điểm chứng chỉ nghề…

Theo nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung: Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng do trường đại học chủ trì, phối hợp với sở giáo dục và đào tạo và với trường đại học, cao đẳng khác (gọi tắt là cụm thi Đại học);

Cụm thi cho thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT do sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với trường đại học, cao đẳng (gọi tắt là cụm thi tốt nghiệp). Tùy tình hình cụ thể của địa phương, có thể chỉ tổ chức cụm thi đại học cho cả 2 đối tượng thí sinh dự thi.

Các Hội đồng thi công bố kết quả thi sau khi chuyển dữ liệu kết quả thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoàn thành việc đối chiếu giữa dữ liệu kết quả thi gửi về Bộ với dữ liệu kết quả thi lưu tại Hội đồng thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu thi của thí sinh; các sở giáo dục và đào tạo sử dụng dữ liệu thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sử dụng dữ liệu thi để tuyển sinh.

Thời gian nộp Phiếu đăng ký dự thi được quy định trong văn bản hướng dẫn tổ chức thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Khi hết hạn nộp Phiếu đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

Đặc biệt, dự thảo Thông tư cũng nêu rõ: Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.

Chủ tịch Hội đồng thi căn cứ số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại cụm và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi. Mỗi Điểm thi có Trưởng Điểm thi và có thể có các Phó trưởng Điểm thi do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định để điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Điểm thi được giao phụ trách. Cán bộ coi thi không được làm nhiệm vụ tại Điểm thi có người thân dự thi.

Dự thảo bổ sung, các uỷ viên gồm Trưởng môn chấm thi và cán bộ chấm thi là cán bộ, giảng viên đại học, cao đẳng và cán bộ, giáo viên THPT. Mỗi môn thi phải có ít nhất 03 cán bộ chấm thi.

Điểm thi vẫn tính theo thang điểm 10

Đối với quy định chấm thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung: Tổ chấm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm. Thống nhất sử dụng mã môn thi trong các tệp dữ liệu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sau khi chấm thi xong tất cả các môn, Chủ tịch Hội đồng thi duyệt kết quả thi, báo cáo và nộp toàn bộ dữ liệu kết quả thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục) để lưu giữ và đối chiếu. Dữ liệu kết quả thi phải lưu vào 02 đĩa CD giống nhau, được niêm phong và lập biên bản niêm phong dưới sự giám sát của thanh tra và công an; 01 đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng thi lưu giữ, 01 đĩa bàn giao cho Bộ Giáo dục- Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục).

Bổ sung một số điều quy chế THPT quốc gia.

Sau khi duyệt kết quả thi và gửi dữ liệu thi về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo Ban Thư ký Hội đồng thi in Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh có đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng (theo mẫu thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định), ký tên, đóng dấu và gửi cho các sở Giáo dục và Đào tạo nơi thí sinh đăng ký dự thi.

Mỗi thí sinh được cấp 01 Giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định duy nhất.

Trong trường hợp điểm phúc khảo bài thi lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm phúc khảo (có ghi biên bản) đối với các bài thi có điều chỉnh điểm. Nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định.

Thí sinh được cộng điểm nếu có chứng nhận nghề:

Đối với cộng điểm học nghề, dự thảo quy chế sửa đổi, bổ sung như sau: Học sinh giáo dục THPT, học viên giáo dục thường xuyên trong diện xếp loại hạnh kiểm có Giấy chứng nhận nghề do Sở Giáo dục- Đào tạo hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề do ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT hoặc học viên giáo dục thường xuyên tham gia học đồng thời chương trình trung cấp kết hợp với chương trình văn hóa theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong Giấy chứng nhận nghề như sau:

- Loại giỏi: cộng 2,0 điểm;

- Loại khá: cộng 1,5 điểm;

- Loại trung bình: cộng 1,0 điểm.

Thành lập các đoàn thành tra:

Theo dự thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập các đoàn thanh tra việc chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tại tất cả các Hội đồng thi và các sở giáo dục và đào tạo.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học chủ trì cụm thi quyết định thành lập Đoàn kiểm tra coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi tại cụm thi do mình chủ trì.

Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo chủ trì cụm thi quyết định thành lập Đoàn thanh tra việc chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo tại cụm thi do mình chủ trì và việc xét công nhận tốt nghiệp THPT trên địa bàn.

Những người có người thân dự thi tại Hội đồng thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra thi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quy chế tuyển sinh đại học thay đổi tác động đến thí sinh ra sao?
Quy chế tuyển sinh đại học thay đổi tác động đến thí sinh ra sao?

VOV.VN - Thí sinh người dân tộc thiểu số phải sống tối thiểu 18 tháng trong thời gian học phổ thông ở xã khu vực 1 mới được hưởng đối tượng khu vực 1.

Quy chế tuyển sinh đại học thay đổi tác động đến thí sinh ra sao?

Quy chế tuyển sinh đại học thay đổi tác động đến thí sinh ra sao?

VOV.VN - Thí sinh người dân tộc thiểu số phải sống tối thiểu 18 tháng trong thời gian học phổ thông ở xã khu vực 1 mới được hưởng đối tượng khu vực 1.

Khởi động Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2016
Khởi động Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2016

VOV.VN - Thí sính vững tin hơn sau khi dự chương trình, được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các thầy cô trong ban tư vấn

Khởi động Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2016

Khởi động Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2016

VOV.VN - Thí sính vững tin hơn sau khi dự chương trình, được gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các thầy cô trong ban tư vấn