Dưới 5 tuổi không học trường quốc tế: Chưa đủ thuyết phục

(VOV)-Nhiều giáo viên cho rằng, không có chuyện trẻ dưới 5 tuổi nói sõi tiếng Anh mà bỏ quên tiếng Việt khi học trường quốc tế. 

Học sinh Việt Nam dưới 5 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài. Đó là một trong những nội dung trong Nghị định 73/2012/NĐ-CP về Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn đối với các cơ sở giáo dục. Theo Nghị định đưa ra, những cơ sở giáo dục nước ngoài đặt tại Việt Nam chủ yếu chỉ dành cho trẻ em là người nước ngoài. 

Cơ sở giáo dục phổ thông (trường Tiểu học, THCS, trường phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học) được tiếp nhận học sinh Việt Nam nhưng có điều kiện. Cụ thể, trường Tiểu học và THCS không được nhận quá 10% học sinh Việt trong tổng số học sinh của trường. Trường phổ thông không được quá 20% học sinh Việt trong tổng số học sinh của trường.

Nghị định vừa đưa ra đã khiến không ít các nhà quản lý giáo dục và phụ huynh học sinh băn khoăn, lo lắng và đưa ra ý kiến khác nhau.

Theo Nghị định 73/2012/NĐ-CP, trẻ dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế

 

Có thể khẳng định, khi đất nước phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế đều muốn cho con mình được học ở một cơ sở giáo dục tốt, có thể phát huy khả năng tư duy, ngôn ngữ từ khi đứa trẻ còn nhỏ. Chính vì vậy, họ có nhu cầu cho con theo học ở một số trường quốc tế có tên tuổi.

Nay Nghị định 73/2012/NĐ-CP về Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được đưa ra, nhiều bậc phụ huynh đang có con dưới 5 tuổi học ở trường quốc tế trở nên hoang mang không biết chọn cơ sở giáo dục nào để cho con mình theo học. Ngoài ra, nhiều người muốn cho con học tiểu học hoặc cấp học cao hơn là trường quốc tế cần con học tiếng Anh tốt từ cấp dưới thì nay Nghị định mới đưa ra, họ không biết xoay sở thế nào.

Trẻ có bị “Tây hóa” phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Nghị định 73/2012/NĐ-CP về Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được đưa ra khiến chúng ta không thể không nhắc tới cơ quan quản lý Giáo dục.

Theo người có thẩm quyền của ngành Giáo dục giải thích về Nghị định trên thì, nếu cho trẻ dưới 5 tuổi học ở trường quốc tế khi chưa thạo tiếng Việt sẽ dẫn đến hậu quả là các em có thể nói tiếng nước ngoài thay vì tiếng mẹ đẻ. Vấn đề này có thể được hiểu rộng ra là, ngành Giáo dục có sự lo lắng khi trẻ em dưới 5 tuổi học trường quốc tế thì văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài sẽ ảnh hưởng lớn tới các em khi tuổi còn nhỏ. Điều này có thể sẽ khiến các em không biết tới hoặc quên đi văn hóa, cách ứng xử của người Việt Nam.

Tuy nhiên, lý giải trên cũng đang khiến nhiều chuyên gia tâm lý, giáo viên và phụ huynh phản đối và cho là chưa đủ thuyết phục. Vì họ cho rằng, trẻ em có bị “Tây hóa” hay không còn phụ thuộc vào sự kết hợp giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội cũng như cả một quá trình hình thành nhân cách một con người suốt cuộc đời, chứ không phải chỉ phụ thuộc vào một yếu tố học trường nước ngoài hay không.

Các cháu dưới 5 tuổi thường khá hiếu động, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ cả tiếng Việt và tiếng Anh hầu như ngang nhau, nên không có chuyện trẻ em nói sõi tiếng Anh mà bỏ quên tiếng Việt.

Phải chăng ngành Giáo dục chưa đủ tự tin, chưa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để kiểm định chất lượng giáo dục mang yếu tố nước ngoài, trường quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam?

Hàng năm, Việt Nam bị mất hàng trăm nghìn USD của người dân đầu tư cho con em học ở trường quốc tế hoặc đưa con ra nước ngoài học tập. Vậy làm gì để dòng ngoại tệ này được đầu tư vào các trường học trong nước?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPHCM tọa đàm về dạy thêm, học thêm
TPHCM tọa đàm về dạy thêm, học thêm

(VOV) - Quy định về dạy thêm, học thêm còn nhiều điểm điểm chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay.

TPHCM tọa đàm về dạy thêm, học thêm

TPHCM tọa đàm về dạy thêm, học thêm

(VOV) - Quy định về dạy thêm, học thêm còn nhiều điểm điểm chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay.

Không tổ chức học sinh đi tham quan trong dịp sau Tết
Không tổ chức học sinh đi tham quan trong dịp sau Tết

(VOV)- Sở GD-ĐT yêu cầu tuyệt đối không kết hợp tổ chức cho giáo viên và học sinh đi tham quan trong dịp tr­ước và sau Tết Nguyên đán

Không tổ chức học sinh đi tham quan trong dịp sau Tết

Không tổ chức học sinh đi tham quan trong dịp sau Tết

(VOV)- Sở GD-ĐT yêu cầu tuyệt đối không kết hợp tổ chức cho giáo viên và học sinh đi tham quan trong dịp tr­ước và sau Tết Nguyên đán

Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013
Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013

(VOV)-Bộ GD-ĐT sẽ bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc Hội đồng tuyển sinh trường; thí điểm không thi môn Ngữ văn ở trường nghệ thuật...

Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013

Những điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013

(VOV)-Bộ GD-ĐT sẽ bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc Hội đồng tuyển sinh trường; thí điểm không thi môn Ngữ văn ở trường nghệ thuật...

Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non
Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non

(VOV) -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đàm phán với WB về dự án dành cho trẻ mầm non.

Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non

Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non

(VOV) -Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đàm phán với WB về dự án dành cho trẻ mầm non.

Hậu quả của buông lỏng chất lượng đào tạo Tại chức
Hậu quả của buông lỏng chất lượng đào tạo Tại chức

(VOV) -Thiệt hại lớn nhất vẫn là những người có ý thức học tập nghiêm túc, muốn có kiến thức thực sự.

Hậu quả của buông lỏng chất lượng đào tạo Tại chức

Hậu quả của buông lỏng chất lượng đào tạo Tại chức

(VOV) -Thiệt hại lớn nhất vẫn là những người có ý thức học tập nghiêm túc, muốn có kiến thức thực sự.

Sẽ thay đổi hệ đào tạo Tại chức, văn bằng 2
Sẽ thay đổi hệ đào tạo Tại chức, văn bằng 2

(VOV)-Chỉ tiêu đào tạo hệ Tại chức, văn bằng 2 sẽ giảm còn 50% tổng chỉ tiêu đào tạo để các trường tập trung nâng cao chất lượng giáo dục.

Sẽ thay đổi hệ đào tạo Tại chức, văn bằng 2

Sẽ thay đổi hệ đào tạo Tại chức, văn bằng 2

(VOV)-Chỉ tiêu đào tạo hệ Tại chức, văn bằng 2 sẽ giảm còn 50% tổng chỉ tiêu đào tạo để các trường tập trung nâng cao chất lượng giáo dục.

Bộ trưởng GD-ĐT: Vẫn tuyển sinh ngành tài chính, ngân hàng
Bộ trưởng GD-ĐT: Vẫn tuyển sinh ngành tài chính, ngân hàng

(VOV) - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời thắc mắc của thí sinh về thay đổi trong công tác đào tạo, ngành học trong năm 2013.

Bộ trưởng GD-ĐT: Vẫn tuyển sinh ngành tài chính, ngân hàng

Bộ trưởng GD-ĐT: Vẫn tuyển sinh ngành tài chính, ngân hàng

(VOV) - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời thắc mắc của thí sinh về thay đổi trong công tác đào tạo, ngành học trong năm 2013.