Giáo viên không phải chỉ dạy 1 môn học

VOV.VN- Mỗi giáo viên không chỉ có năng lực dạy học 1 môn mà cần có nhiều năng lực khác như: năng lực giáo dục học sinh, phối hợp với đồng nghiệp, phụ huynh...

Mỗi giáo viên không chỉ có năng lực dạy học 1 môn mà cần có nhiều năng lực khác như: năng lực giáo dục học sinh, phối hợp với đồng nghiệp, phụ huynh.

Ngành Giáo dục đang thực hiện Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục” ở các cấp học và lấy ý kiến cho Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Để thực hiện những đổi mới trong giáo dục, giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng trong giảng dạy.

Thế nhưng hiện nay, trình độ đội ngũ nhà giáo ở nước ta còn có những yếu kém, chưa bắt kịp với những yêu cầu của những cải cách giáo dục. Nhiều giáo viên phổ thông còn có thói quen chú trọng vào dạy “chữ”, dạy kiến thức môn học hơn là dạy “người”.

Vậy làm gì để mỗi giáo viên ý thức được cần phải tự hỏi học, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn? Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT).

PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng

PV: Theo bà, giáo viên hiện nay đang yếu ở những công đoạn nào? Để bắt kịp với sự đổi mới, công tác đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm sẽ phải thay đổi ra sao?

PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng: Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ và quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục phổ thông. Vì thế, trong giai đoạn hiện tại, mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, CBQLGD được xác định là theo hướng chuẩn hóa; đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. 

Đặc biệt, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cần chú trọng tăng cường và phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; bổ sung kịp thời các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp, các kỹ thuật quản lý giáo dục, dạy học mới, giúp đội ngũ giáo viên và CBQLGD hoàn thành tốt nhiệm vụ triển khai đổi mới giáo dục phổ thông.

Vấn đề đặt ra hiện nay là nhiều giáo viên phổ thông còn có thói quen chú trọng vào dạy “chữ”, dạy kiến thức môn học hơn là dạy “người”. Trong dạy học, chủ yếu họ dạy theo phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều, nặng về ghi nhớ, tái hiện, ít gắn với việc vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, coi trọng ứng thí… 

Điều này dẫn đến hoạt động học tập của học sinh còn thiên về ghi nhớ kiến thức rời rạc, có sẵn, không tích cực, sáng tạo vận dụng những gì đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn học tập và cuộc sống. Vì thế, để bắt kịp với sự đổi mới, khâu quan trọng vẫn là giúp giáo viên thoát ra khỏi “lối mòn”, thực hiện được đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo mục tiêu phát triển những năng lực cốt yếu của người học.

Với các trường sư phạm, công tác đào tạo giáo viên cũng cần có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá để đảm bảo đến năm 2016, toàn bộ các trường sư phạm sẽ thực hiện đào tạo giáo viên phổ thông theo chương trình mới với mục tiêu chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Đặc biệt là năng lực thực hành sư phạm trên nền tảng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp tự học, học tập suốt đời.

Hiện nay, các trường sư phạm đang cùng nhau phát triển các chương trình đào tạo giáo viên theo hướng cập nhật những đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam và các nước; tăng thời lượng đào tạo thực hành nghề (trên 25% tổng thời lượng); có chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; đảm bảo có khoảng 70% chương trình chung cho tất cả các cơ sở đào tạo.

Các sinh viên sư phạm được trải nghiệm nghề nghiệp và được đánh giá qua hoạt động thực hành nghề dựa theo chuẩn nghề nghiệp ở các cơ sở giáo dục phổ thông; coi kết quả thực tập sư phạm là yếu tố cơ bản trong đánh giá tốt nghiệp. Trong dạy học, hiện các trường cũng đã đang chuyển đổi về phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học, đa dạng hóa các hình thức dạy học; chú trọng phát huy thế mạnh của các hình thức dạy học trực tuyến, blended learning.. trên nền tảng tự học của sinh viên.

Các trường sư phạm cũng đã bắt đầu chuyển đổi việc đào tạo giáo viên chủ yếu dựa theo năng lực đào tạo hiện có sang việc đào tạo giáo viên theo nhu cầu của thực tế của các địa phương, bước đầu quan tâm đến việc xử lý mối quan hệ giữa yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo với nhu cầu thực tế về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên; giám sát chặt chẽ quy mô tuyển sinh và việc mở các mã ngành đào tạo sư phạm để khắc phục tình trạng giáo sinh tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc thừa, thiếu cục bộ theo môn học.

Tuy nhiên, để làm tốt điều này, cần tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa các trường sư phạm với nhau; giữa các trường sư phạm với các cơ quan quản lí giáo dục các cấp và với các nhà trường phổ thông, nhất là trong việc đánh giá nhu cầu giáo viên cũng như đổi mới nội dung đào tạo, cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm mới về lý luận và thực tiễn giáo dục cho sinh viên.

Giáo viên cần có nhiều năng lực khác

PV: Để bắt kịp nhanh chóng với sự đổi mới trong giảng dạy, giáo viên có khi phải làm việc một cách quá tải và họ cũng phải chịu trách nhiệm và áp lực lớn từ xã hội. Theo bà, trước sức ép đó, chúng ta cần phải làm gì để mỗi giáo viên ý thức và phấn đấu cho công việc một cách toàn tâm?

PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng: Hiện nay, những yêu cầu về đổi mới theo hướng chuẩn hóa đội ngũ đang đặt ra những thách thức, đòi hỏi mỗi giáo viên phải thực sự chủ động sáng tạo trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Mỗi giáo viên không chỉ có năng lực dạy học 1 môn như trước đây mà cần có nhiều năng lực khác như: năng lực tự phát triển bản thân, năng lực giáo dục học sinh, năng lực phối hợp với đồng nghiệp, phụ huynh, cộng đồng, các tổ chức xã hội làm công tác giáo dục… 

Vì thế, mỗi giáo viên cần tăng cường học tập và bồi dưỡng, phát triển để có thể đảm nhiệm được các hoạt động giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện của nhà trường và năng lực của học sinh. Đây cũng là một “ngưỡng” nghề nghiệp ở một giai đoạn cụ thể mà giáo viên, để làm mới chính mình, có thể bị “quá tải” nhưng cũng có thể vượt qua được trên nền tảng tích cực tự học, được quan tâm bồi dưỡng và được chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp ngay tại nhà trường.

Để hỗ trợ giáo viên, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương rà soát lại các quy định, nhất là quy định mang tính hành chính, máy móc về sổ sách để giảm bớt những “quá tải” không cần thiết cho giáo viên. Bộ cũng mạnh dạn lược bỏ những quy định không còn hợp lý, tạo điều kiện cho giáo viên dược chủ động, sáng tạo hơn trong công việc, khuyến khích đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường hoạt động trên trang “Trường học kết nối” trên cơ sở xây dựng nguồn tài nguyên mở và tạo các diễn đàn trao đổi chuyên môn giúp giáo viên tự rèn luyện, bồi dưỡng.

PV: Để động viên tinh thần làm việc của giáo viên, bà có thể cho biết, chính sách đối với giáo viên, nhà giáo sắp tới như thế nào và có gì mới?

PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng: Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, hệ thống chính sách giáo dục của Việt Nam trong đó có chính sách đối với nhà giáo là rất tốt. Bộ GD-ĐT đã tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên… nhằm cải thiện và nâng cao đời sống nhà giáo.

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tích cực triển khai quy hoạch nhân lực ngành GD-ĐT, thực hiện nghiêm túc việc tuyển dụng, sử dụng và tinh giản đội ngũ nhằm đảm bảo sử dụng nhân lực đúng người, đúng việc và hiệu quả.

Bộ cũng phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn các địa phương thực hiện các văn bản triển khai Luật Viên chức số 58/2010/QH12 trong việc tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và đánh giá đội ngũ giáo viên (các thông tư liên tịch quy định về đánh giá, về tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trường chuyên biệt công lập). Theo đó, việc tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và đánh giá kết quả làm việc, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, CBQLGD cũng được quản lí chặt chẽ hơn theo các yêu cầu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dựa trên các chuẩn/tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức danh.

Nếu thực hiện tốt các chính sách trên, sẽ không có tình trạng nhiều giáo viên được tuyển dụng hoặc bị mất việc hoặc bị thôi việc không thỏa đáng như ở một số địa phương như thời gian qua.

PV: Xin cảm ơn bà!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất
Giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất

VOV.VN -Theo Therichest, giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất, cùng với các nghề khác như làm tóc, làm vườn, tiếp thị...

Giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất

Giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất

VOV.VN -Theo Therichest, giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất, cùng với các nghề khác như làm tóc, làm vườn, tiếp thị...

Chương trình tiếng Anh theo đề án: Thiếu giáo viên đạt chuẩn
Chương trình tiếng Anh theo đề án: Thiếu giáo viên đạt chuẩn

Giáo viên dạy tiếng Anh ở các cấp học đều đạt chuẩn về bằng cấp do được đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chất lượng không đồng đều.

Chương trình tiếng Anh theo đề án: Thiếu giáo viên đạt chuẩn

Chương trình tiếng Anh theo đề án: Thiếu giáo viên đạt chuẩn

Giáo viên dạy tiếng Anh ở các cấp học đều đạt chuẩn về bằng cấp do được đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng chất lượng không đồng đều.

Hà Nội: Đình chỉ khẩn cấp giáo viên mầm non bạo hành trẻ vì ăn chậm
Hà Nội: Đình chỉ khẩn cấp giáo viên mầm non bạo hành trẻ vì ăn chậm

Trường mầm non Nụ Cười Xinh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã đình chỉ ngay cô giáo mầm non đánh trẻ khi cho ăn.

Hà Nội: Đình chỉ khẩn cấp giáo viên mầm non bạo hành trẻ vì ăn chậm

Hà Nội: Đình chỉ khẩn cấp giáo viên mầm non bạo hành trẻ vì ăn chậm

Trường mầm non Nụ Cười Xinh (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã đình chỉ ngay cô giáo mầm non đánh trẻ khi cho ăn.

Giáo viên lo ngại về hiệu quả của mô hình trường học mới
Giáo viên lo ngại về hiệu quả của mô hình trường học mới

VOV.VN -Nhiều giáo viên và nhà quản lý băn khoăn, lo ngại về hiệu quả của mô hình mới đang được triển khai tại nhiều trường trung học cơ sở.

Giáo viên lo ngại về hiệu quả của mô hình trường học mới

Giáo viên lo ngại về hiệu quả của mô hình trường học mới

VOV.VN -Nhiều giáo viên và nhà quản lý băn khoăn, lo ngại về hiệu quả của mô hình mới đang được triển khai tại nhiều trường trung học cơ sở.

Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều
Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều

VOV.VN -Với chương trình GDPT mới, người thầy không còn là một “diễn viên” truyền giảng kiến thức, mà là người tổ chức các hoạt động.

Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều

Đổi mới giáo dục: Giáo viên không còn là “diễn viên” nói một chiều

VOV.VN -Với chương trình GDPT mới, người thầy không còn là một “diễn viên” truyền giảng kiến thức, mà là người tổ chức các hoạt động.

Hái hoa rừng tặng cô: Hạnh phúc của giáo viên cắm bản
Hái hoa rừng tặng cô: Hạnh phúc của giáo viên cắm bản

VOV.VN - Yêu nghề, mến trẻ, cảm thông với cuộc sống của học sinh và đồng bào. Đó là lý do các giáo viên ở miền xuôi khi tình nguyện gắn bó tuổi trẻ 

Hái hoa rừng tặng cô: Hạnh phúc của giáo viên cắm bản

Hái hoa rừng tặng cô: Hạnh phúc của giáo viên cắm bản

VOV.VN - Yêu nghề, mến trẻ, cảm thông với cuộc sống của học sinh và đồng bào. Đó là lý do các giáo viên ở miền xuôi khi tình nguyện gắn bó tuổi trẻ