Giáo viên muốn bỏ thi học sinh giỏi môn Lịch sử, Địa lý cấp THCS

VOV.VN -Giáo viên ở Hưng Yên cho rằng, nếu không đưa môn Lịch sử, Địa lý thi vào THPT thì phải bỏ các cuộc thi học sinh giỏi Sử, Địa ở cấp THCS.

Đóng góp vào 10 đề xuất của giáo viên gửi tới tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, trong một bức thư gửi tới báo Điện tử VOV.VN, một giáo viên ở Hưng Yên tên là Hồng Quân đề xuất lên Bộ GD-ĐT hãy bỏ thi học sinh giỏi môn Lịch sử và Địa lý ở cấp THCS.

Trong thư, giáo viên này viết: “Tôi đề xuất thêm nên bỏ thi học sinh giỏi môn Sử và môn Địa ở cấp THCS. Chúng ta biết rằng, thi như thế nào thì học như thế ấy. Từ nhiều năm nay, chúng ta đã bỏ thi tốt nghiệp cấp THCS. Tốt nghiệp THCS chỉ xét kết quả học tập lớp 9 và học bạ cấp THCS thôi. Gần như đỗ 100%, ngoại lệ trường hợp học sinh quá bê trễ mới trượt thôi. Vậy ở cấp THCS học sinh quan tâm nhất điều gì? Học để thi đỗ vào cấp THPT. Vậy thi vào cấp THPT thi môn gì? Văn, Toán là những môn bắt buộc và 1 môn khác, thông thường nhiều năm là Ngoại ngữ.

Sách giáo khoa môn Lịch sử

Các môn Lịch Sử, Địa, Sinh học, Lý, Công nghệ, giáo dục công dân… nhiều năm không thi. Đặc biệt, Lịch sử, Địa lý gần như chưa bao giờ thi vào THPT trong nhiều năm gần đây. Học sinh không thích học môn Lịch sử, Địa. Các em cũng như phụ huynh, cả xã hội đều gọi các môn này là các môn phụ.

Theo tôi nghĩ, môn chính hay môn phụ đều do cách thi cử của chúng ta. Nếu ta đưa các môn phụ vào các cuộc thi thì nó là môn chính. Bài viết này tôi không cố ý muốn đưa môn Lịch sử, Địa lý trở thành môn chính, cũng không bắt các em học sinh phải thi vào cấp THPT. Tôi muốn chia sẻ rằng, trong các cuộc thi giỏi cấp tỉnh, cấp huyện ở tỉnh Hưng Yên vẫn phải tổ chức thi 8 môn văn hóa: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, tiếng Anh.

Đối với 3 môn Toán, Văn, tiếng Anh, học sinh được giáo viên chọn vào đội tuyển rất vui mừng và vinh dự, nếu không được chọn thì buồn bã. Còn các môn khác, đặc biệt là môn Sử, Địa, các em đi thi rất khó. Được giáo viên chọn vào ôn đội tuyển thi Sử, Địa, các em bị gia đình ngăn cấm, bạn bè trêu chọc, chê cười.

Chính vì vậy, các em tìm đủ mọi lý do để ra khỏi đội tuyển. Học sinh bị bắt vào đội tuyển khóc lóc van xin không đi ôn và xin thầy cô đừng chọn đi thi. Thậm chí, bố mẹ còn đến gặp giáo viên xin tha cho các em để các em có thời gian ôn thi vào THPT.

Giáo viên chúng tôi dạy Lịch sử, Địa vô cùng cực khổ khi mùa thi học sinh giỏi đang đến gần. Giáo viên chọn học sinh đi thi học sinh giỏi phải dỗ, dỗ không được phải dọa nào là hạ điểm học tập, rồi không tổng kết nếu không đi thi. Chúng tôi vô cùng căng thẳng, chán nản, quá gây áp lực cho giáo viên Sử, Địa.

Sao không đưa Lịch sử, Địa lý là môn bắt buộc thi?

Nếu chúng ta thay đổi cách thức thi cử, đưa môn Sử, Địa vào chương trình bắt buộc phải thi THPT, hoặc có biện pháp nào để coi trọng các môn này, thì môn của chúng tôi sẽ được mọi người coi trọng và chúng tôi không phải khổ sở như hiện nay. Nếu không đưa môn này thi vào THPT thì phải bỏ các cuộc thi học sinh giỏi Sử, Địa để giáo viên dạy dạy những môn học này không phải căng thẳng, nhiều đêm trăn trở không ngủ yên.

Tôi mong rằng, ở cấp THCS, với cơ chế thi cử như hiện nay, tôi mong rằng các nhà quản lí lãnh đạo giáo dục cần cân nhấc để tránh gây phiền phức, gây áp lực cho giáo viên dạy môn Sử, Địa. Bị ép đi học, đi thi học sinh giỏi Sử, Địa, học sinh không thích thì kết quả chỉ là đối phó và cuộc thi chỉ là hình thức mà thôi.

Theo tôi và phần lớn giáo viên đều đồng tình với việc nên bỏ thi học sinh giỏi các môn Sử, Địa, chỉ thi 3 môn Toán, Văn, tiếng Anh. Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Sử , Địa ở cấp THCS, cứ mỗi mùa thi học sinh giỏi đến, tôi vô cùng lo lắng không biết phải chọn đội tuyển như thế nào trong khi phụ huynh và học sinh không hưởng ứng? Phải ôn thi học sinh giỏi nhưng các em không hứng thú học môn mình dạy, liệu người giáo viên có còn tâm huyết với công việc mình được giao nữa không?

Chúng ta một lần nữa phải nhìn thẳng vào sự thật để đưa ra quyết định đúng đắn, hiệu quả, không nên tổ chức cuộc thi quá lãng phí mà chẳng đem lại hiệu quả gì. Nếu chúng tôi chọn con các đồng chí quản lí giáo dục đi thi Sử, Địa, thử hỏi các đồng chí và con các đồng chí có vui vẻ chấp nhận không? Đây là những lời bộc bạch rất chân thật của tôi nói riêng và của hàng nghìn giáo viên dạy môn phụ, nhất là môn Sử, Địa trên đất nước chúng ta hiện nay nói chung.

Rất mong các cấp quản lí giáo dục của Hưng Yên cũng như các tỉnh khác trên cả nước quan tâm, thấu hiểu cho nỗi lòng của chúng tôi. Chúng tôi xin gửi tới các cấp quản lí giáo dục những trăn trở, những áp lực, sức ép mà giáo viên chúng tôi đang phải gánh chịu bao năm nay mà không dám kêu than. Chúng tôi rất mong Bộ trưởng, các cấp quản lí giáo dục lưu tâm và có biện pháp giải quyết kịp thời để nền giáo dục nước nhà đi đúng hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc
Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc

VOV.VN -Điều quan trọng trong dạy và học Lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc.

Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc

Đổi mới môn Lịch sử: Phải để người học có được tinh thần dân tộc

VOV.VN -Điều quan trọng trong dạy và học Lịch sử là giúp học sinh có được tinh thần, khí phách của lịch sử dân tộc.

Chuyên gia hiến kế đổi mới môn Lịch sử
Chuyên gia hiến kế đổi mới môn Lịch sử

VOV.VN -Giáo viên sẽ đóng vai trò quyết định đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể…

Chuyên gia hiến kế đổi mới môn Lịch sử

Chuyên gia hiến kế đổi mới môn Lịch sử

VOV.VN -Giáo viên sẽ đóng vai trò quyết định đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể…

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?
Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển: Tích hợp môn Lịch sử không phải là “xóa sổ” môn học này.

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

Tích hợp môn Lịch sử: Bộ Giáo dục – đào tạo nói gì?

VOV.VN -Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển: Tích hợp môn Lịch sử không phải là “xóa sổ” môn học này.

Chỉ có 8,6% học sinh Hà Nội thi Lịch sử xét tuyển vào đại học
Chỉ có 8,6% học sinh Hà Nội thi Lịch sử xét tuyển vào đại học

VOV.VN -Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, chỉ có 4.414 thí sinh đăng ký môn Lịch sử xét tuyển vào đại học, chiếm 8,6%.

Chỉ có 8,6% học sinh Hà Nội thi Lịch sử xét tuyển vào đại học

Chỉ có 8,6% học sinh Hà Nội thi Lịch sử xét tuyển vào đại học

VOV.VN -Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, chỉ có 4.414 thí sinh đăng ký môn Lịch sử xét tuyển vào đại học, chiếm 8,6%.

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy
Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

VOV.VN -Để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

Đổi mới môn Lịch sử: Đột phá phải từ phương pháp giảng dạy

VOV.VN -Để môn Lịch sử thu hút học sinh, ngoài đổi mới chương trình sách giáo khoa thì cần tạo sự đột phá trong phương pháp giảng dạy của giáo viên.