GS Văn Như Cương: Phải thay đổi mạnh chương trình phổ thông

VOV.VN - "Với chương trình hiện nay là hoàn toàn không cần thiết cho học sinh muốn đi làm ngay hoặc học tiếp lên trung cấp nghề".

Giáo sư Văn Như Cương chia sẻ rằng, ông rất mừng vì Đại hội XI của Đảng đã đưa ra vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Ở Hội nghị Trung ương 6 vấn đề này cũng được đưa ra bàn thảo nhiều. Điều đó cho thấy sự quan tâm rất lớn của Đảng đối với giáo dục và nhận định đổi mới giáo dục là việc làm cấp thiết hiện nay.

Theo ông, đổi mới giáo dục là việc làm rất cấp bách không thể trì hoãn, là việc làm không phải là việc làm của riêng ai, của riêng Bộ GD-ĐT. Mặc dù đây là việc cấp bách, nhưng cũng phải hết sức thận trọng và lắng nghe.

Đầu ra của bậc học phổ thông là gì?

Dành nhiều quan tâm cho vấn đề về mục tiêu, chương trình và cấu trúc của bậc phổ thông, GS Văn Như Cương cho rằng, mục tiêu đào tạo của bậc phổ thông hiện nay còn nhiều lệch lạc, chưa phù hợp với tình hình kinh tế và xã hội của đất nước.

GS Văn Như Cương

“Nhìn vào cấu trúc và chương trình của bậc học phổ thông hiện nay, chúng ta hãy đặt ra câu hỏi “Học phổ thông để làm gì?” và hầu như câu trả lời nào cũng là học để thi vào một trường Đại học nào đó. Bậc tiểu học và PTCS chỉ có một chương trình duy nhất vì đây là bậc “phổ cập”, mọi học sinh đều học giống nhau, yêu cầu mà mức độ hoàn toàn giống nhau. Học tiểu học xong dĩ nhiên là lên PTCS”.

GS Văn Như Cương cho rằng, lên bậc PTTH, chương trình phân ban đã thất bại. Chương trình được phân thành 3 ban: Cơ bản, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn nhưng đó không phải là phân luồng, phân ngành mà thực chất là để phục vụ cho việc thi Đại học khối A, B, C. Vì vậy sau bậc PTTH chỉ có một con đường duy nhất cho học sinh là học lên Đại học hoặc Cao đẳng.

“Chúng ta phải xác định lại mục tiêu của bậc học phổ thông để trả lời đúng câu hỏi: Đầu ra của bậc học này là gì? Theo tôi chương trình học bậc phổ thông nhằm cung cấp những năng lực cho người học để sau khi học xong học sinh có thể đi theo nhiều hướng khác nhau, tùy hoàn cảnh và năng lực của từng người. Người thi đi làm ngay, người thì đi làm sau một thời gian đào tạo ngắn hạn, người thì học tiếp vài năm ở trường trung cấp dạy nghề, cao đẳng nghề, hoặc tiếp tục học Đại học, Cao đẳng…Một học sinh muốn đi làm ngay hoặc học tiếp vài năm ở trường trung cấp dạy nghề, cao đẳng nghề thì học theo chương trình PTTH hiện nay là hoàn toàn lãng phí, không cần thiết”- GS Văn Như Cương trăn trở.

GS Văn Như Cương cho rằng, chương trình bậc phổ thông hiện hành còn lệch lạc, bởi quá chú trọng phần kiến thức văn hóa nói chung, bắt học sinh học những thứ mà sau khi tốt nghiệp chúng không bao giờ gặp phải trong cuộc sống hay trong nghề nghiệp. “Tôi cho rằng những kiến thức toán học như số phức, tích phân, các phương trình lượng giác, các bài toán hình học không gian rối rắm… hoàn toàn không phải là kiến thức phổ thông”.

Cần có thêm bậc THPT có nghề

Theo GS Văn Như Cương, nếu xác định lại mục tiêu của bậc phổ thông thì cần phải thay đổi mạnh mẽ cấu trúc chương trình của 3 năm cuối là lớp 10, 11, 12. Với chương trình hiện nay là hoàn toàn không cần thiết cho học sinh muốn đi làm ngay hoặc học tiếp lên trung cấp nghề.

Ông đề xuất cấp tiểu học và PTCS nên chỉ có 1 chương trình. Cấp THPT được chia làm 2 nhánh: một nhánh vẫn được giữ nguyên như cũ là THPT và nhánh kia gọi là trung học có dạy nghề.

Các trường THPT chiếm khoảng 40% số học sinh và nhằm đào tạo những học sinh khi tốt nghiệp THPT có thể tiếp tục học ở các trường Đại học. Chương trình gồm 5 môn bắt buộc là Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục Thể chất. Ngoài ra còn có các môn học tự chọn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ… và các chuyên đề tự chọn. Mỗi học sinh có thể học 2 môn tự chọn và một môn chuyên đề tự chọn.

Còn các trường trung học dạy nghề chiếm 60% số học sinh đạo tạo học sinh sau khi tốt nghiệp có trình độ THPT và có một nghề. Học sinh ra trường có thể làm nghề hoặc học tiếp lên cao đẳng nghề hoặc Trung cấp chuyên nghiệp.

“Cần phải nghiên cứu và xây dựng một chương trình phù hợp với loại trường này, trên tinh thần 50% thời lượng học tập dành cho phần dạy nghề và còn 50% còn lại dành cho kiến thức văn hóa phổ thông đơn giản nhất”- GS Văn Như Cương đề nghị.

Ông cũng cho rằng, việc phân nhánh có thể thực hiện bằng cách thi vào lớp 10 như hiện nay. Em nào có điểm cao thì học THPT, có điểm thấp hơn thì học THPT có dạy nghề. “Năm học này có 16 trường THPT công lập ở Hà Nội lấy điểm chuẩn vào lớp 10 không quá 30 điểm. Theo tôi những học sinh có điểm chuẩn dưới 30 điểm thì nên học ở các trường phổ thông có dạy nghề”.

Về chương trình trong sách giáo khoa, GS Văn Như Cương cho rằng, trước khi viết SGK cần phải có chương trình. Trước khi có chương trình phải xác định cơ cấu của các bậc học THPT như thế nào. Ông ủng hộ nguyên tắc chương trình thì có một nhưng SGK có thể có nhiều bộ khác khau.

“Không nên bắt học sinh ở Điện Biên học chung SGK với học sinh ở Hà Nội hoặc TP HCM. Mỗi bộ môn cần có một Hội đồng thẩm định SGK đủ năng lực, bao gồm các nhà khoa học, các nhà sư phạm và các thầy cô giáo đang đứng lớp. Hội đồng sẽ lựa chọn mỗi môn ít nhất là 2 bộ SGK. Lựa chọn SGK nào do từng Sở quyết định. Làm như vậy thì kỳ thi tốt nghiệp sẽ do các Sở ra đề là rất phù hợp”- GS Văn Như Cương đề xuất.

Cũng có nhiều trăn trở như GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch nước và nhiều Giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục khi chia sẻ về môn học đạo đức hiện nay trong trường học, GS Văn Như Cương cho rằng, môn học “làm người” hiện nay không được chú trọng. Những quy tắc đơn giản trong giao tiếp, ứng xử cộng đồng, thái độ đối với môi trường, những phẩm chất cần được rèn luyện như tính trung thực, lòng vị tha, tôn trọng pháp luật… đều không được dạy dỗ một cách hệ thống và bài bản trong trường học. Bởi vậy cần có một sự đổi mới rất căn bản về nội dung chương trình theo xu hướng giảm tải kiến thức nhưng tăng cường giáo dục kỹ năng sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT
Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Việc thi tốt nghiệp THPT đang có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người bày tỏ nghi ngại về tỷ lệ đỗ cao như hiện nay…

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

Độc giả bàn luận về việc bỏ hay không thi tốt nghiệp THPT

VOV.VN -Việc thi tốt nghiệp THPT đang có nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người bày tỏ nghi ngại về tỷ lệ đỗ cao như hiện nay…

Để giáo dục tránh tự thua ngay trên “sân nhà”
Để giáo dục tránh tự thua ngay trên “sân nhà”

VOV.VN - Năm 2015, Hà Nội sẽ có 35 trường công chất lượng cao với  mức học phí cao

Để giáo dục tránh tự thua ngay trên “sân nhà”

Để giáo dục tránh tự thua ngay trên “sân nhà”

VOV.VN - Năm 2015, Hà Nội sẽ có 35 trường công chất lượng cao với  mức học phí cao

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục
Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà

Độc giả chia sẻ trăn trở về giáo dục của Phó Chủ tịch nước
Độc giả chia sẻ trăn trở về giáo dục của Phó Chủ tịch nước

VOV.VN-Nhiều độc giả đồng tình với trăn trở của Phó Chủ tịch nước và cho rằng, chính nhân cách con người sẽ chi phối toàn bộ quá trình sống…

Độc giả chia sẻ trăn trở về giáo dục của Phó Chủ tịch nước

Độc giả chia sẻ trăn trở về giáo dục của Phó Chủ tịch nước

VOV.VN-Nhiều độc giả đồng tình với trăn trở của Phó Chủ tịch nước và cho rằng, chính nhân cách con người sẽ chi phối toàn bộ quá trình sống…