Hà Nội phấn đấu huy động trẻ mẫu giáo đến trường đạt 98% trở lên

VOV.VN -Đến năm 2020, ngành giáo dục thành phố Hà Nội phấn đấu huy động trẻ mẫu giáo tới trường đạt 98% trở lên, duy trì 100% trẻ 5 tuổi được đi học. 

Thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục mầm non giai đoạn 5 năm (2009-2015), Hà Nội có 100% trường mầm non bán công được chuyển sang công lập. Mạng lưới các trường mầm non được phân bổ đều ở 30 quận, huyện thị xã, với 581/584 phường xã có trường mầm non công lập.


Về quy mô, thành phố Hà Nội có hơn 1.000 trường mầm non, với trên 515.000 trẻ ra lớp và xóa được 6 phường trắng trường mầm non công lập thuộc hai quận Đống Đa và Hai Bà Trưng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên mầm non được nâng cao chất lượng chuyên môn với khoảng 60.000 người. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tăng nhanh ở khu vực ngoại thành, đạt 94%...

Tuy nhiên do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh, hàng năm trẻ mầm non đến trường tăng 30.000 trẻ/năm nên số trường mầm non tăng nhiều song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Quá trình quy hoạch xây dựng trường còn mất nhiều thời gian, thiếu quỹ đất, kinh phí đầu tư giáo dục...

Để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đảm bảo 100% xã, phường có từ 1 đến 2 trường mầm non công lập; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 98% trở lên... ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội đề ra 6 giải pháp trong đó tập trung tăng cường nguồn lực tài chính và đầu tư cơ sở vật chất; phát triển các loại hình trường ngoài công lập theo nhu cầu xã hội; đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa trong giáo dục mầm non...

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng: Hà Nội là một trong 10 tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước đạt cờ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi trước 2 năm so với cả nước. Với mục tiêu đề ra đến năm 2020, thành phố Hà Nội cần tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng trường lớp, duy trì tốt các kết quả phổ cập bền vững.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị thành phố tiếp tục củng cố quy hoạch sắp xếp phát triển mạng lưới tầng lớp đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Đặc biệt, thành phố quan tâm phát triển trường lớp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng có điều kiện kinh tế -  xã hội phát triển, để đảm bảo đến năm 2020 có đủ trường lớp. Tiếp tục nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, giảm khoảng cách về chất lượng giữa nội thành, ngoại thành./.       

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “đặt hàng” các chuyên gia giáo dục
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “đặt hàng” các chuyên gia giáo dục

VOV.VN -Phó Thủ tướng “đặt hàng” các chuyên gia, góp ý, tham gia vào dự thảo Cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc gia và Khung trình độ quốc gia.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “đặt hàng” các chuyên gia giáo dục

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam “đặt hàng” các chuyên gia giáo dục

VOV.VN -Phó Thủ tướng “đặt hàng” các chuyên gia, góp ý, tham gia vào dự thảo Cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc gia và Khung trình độ quốc gia.

Hàng ngàn học sinh Ninh Hiệp nghỉ học: Ngành Giáo dục Hà Nội lên tiếng
Hàng ngàn học sinh Ninh Hiệp nghỉ học: Ngành Giáo dục Hà Nội lên tiếng

VOV.VN -Ngành Giáo dục Hà Nội đang kêu gọi người dân tiếp tục cho con em đến trường và sẽ ổn định công tác dạy học tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.

Hàng ngàn học sinh Ninh Hiệp nghỉ học: Ngành Giáo dục Hà Nội lên tiếng

Hàng ngàn học sinh Ninh Hiệp nghỉ học: Ngành Giáo dục Hà Nội lên tiếng

VOV.VN -Ngành Giáo dục Hà Nội đang kêu gọi người dân tiếp tục cho con em đến trường và sẽ ổn định công tác dạy học tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.

Bộ Giáo dục lý giải việc cho dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp
Bộ Giáo dục lý giải việc cho dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp

VOV.VN -Mục đích chính khi dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp là để các trường đại học tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học trở lên.

Bộ Giáo dục lý giải việc cho dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp

Bộ Giáo dục lý giải việc cho dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp

VOV.VN -Mục đích chính khi dừng tuyển sinh hệ cao đẳng, trung cấp là để các trường đại học tập trung các nguồn lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học trở lên.

Người dân quan ngại “bệnh thành tích” trong giáo dục
Người dân quan ngại “bệnh thành tích” trong giáo dục

VOV.VN - Nhân dân băn khoăn về biểu hiện chạy theo thành tích trong giáo dục, coi trọng cung cấp kiến thức hơn giáo dục nhân cách cho học sinh.

Người dân quan ngại “bệnh thành tích” trong giáo dục

Người dân quan ngại “bệnh thành tích” trong giáo dục

VOV.VN - Nhân dân băn khoăn về biểu hiện chạy theo thành tích trong giáo dục, coi trọng cung cấp kiến thức hơn giáo dục nhân cách cho học sinh.