Hàng chục học sinh ngày ngày qua sông đến lớp bằng đò cũ nát

VOV.VN - Tại Khu 5, thị trấn Kẻ Sặt, Bình Giang, Hải Dương, có hàng chục học sinh qua sông bằng con đò cũ nát, có nguy cơ mất an toàn cao để đến trường. 

Hàng ngày, 3 con đò gỗ dài chừng 5m, mục nát, phần mái được lợp bằng phên nứa vẫn cố ních trên mặt sông dày đặc bèo tây để đưa gần 100 học sinh đến trường. Đây là hình ảnh quen thuộc tại đoạn sông chảy qua địa phận khu 5, thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Bà Đào Thị Chinh, chủ đò cho biết, bà đã trở học sinh đi học trên quãng sông này đến nay đã được gần chục năm. Tính tổng số  học sinh cũng khoảng gần 100 cháu, giá vé là 40.000 đồng/tháng.

Được biết do trường chưa có điều kiện ăn bán trú, nên tất cả học sinh cấp 1 và cấp 2 của thị trấn đều phải về nhà buổi trưa. Những học sinh đi đò mỗi ngày 4 lượt lên chiếc thuyền cũ của bà Chinh và 2 nhà đò khác để qua sông.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Vũ Xuân Nhiệm, Hiệu trưởng trường Tiểu học Kẻ Sặt cho biết việc học sinh qua sông bằng những con đò cũ nát, có nguy cơ mất an toàn là có thật. Nhà trường cũng đã nắm bắt được tình hình từ nhiều năm nay, vận động phụ huynh cho con đi học bằng xe ô tô của trường, nhưng do thói quen của làng chài ven sông, nên vẫn có rất nhiều học sinh hàng ngày vẫn đến trường bằng đường sông để rút ngắn khoảng cách đi lại. Thầy Nhiệm khẳng định, từ ngày 25/4 nhà trường sẽ quán triệt để học sinh không đi đò đến trường. 

Ông Trần Trần Minh Thái, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bình Giang cho biết: “Về thông tin này chúng tôi cũng đã nắm bắt được và có báo cáo lên lãnh đạo UBND huyện.

Phòng Giáo dục cũng đã làm việc với nhà trường để tuyên truyền tới các em học sinh kỹ năng phòng chống đuối nước, tìm các giải pháp an toàn cho học sinh khi qua sông”.

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Bình Giang, đây là bến đò tự phát, không được cấp phép, đã hoạt động từ rất nhiều năm nay. Huyện cũng đã nhiều lần xuống tận địa phương chấn chỉnh, tuy nhiên, đâu lại vào đấy, người dân chủ yếu vẫn cho con đi học bằng đường sông.

“Dân làng chài, đời sống họ đã gắn liền với sông nước, đi lại trên sông đã là thói quen. Nhưng quan trọng là cư dân bên sông đời sống còn nhiều thiếu thốn, nên họ không đủ tài chính cho con đi xe của trường. Chúng tôi cấm đi thuyền nhưng cũng rất khó”, ông Vũ Văn Nguyên, Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Bình Giang băn khoăn.

Phụ huynh biết nguy hiểm vẫn làm ngơ?

Có gần chục đứa cháu hàng ngày vẫn vượt sông đến trường, bà Cao Thị Hội (66 tuổi) cho biết, vài năm nay gia đình bà được cấp đất để lên bờ sinh sống. Cả gia đình sống dựa vào sông nước, đời sống hết sức khó khăn. Các con của bà đều đi thuyền, có khi đến 2-3 tháng mới về một lần.

Theo ghi nhận của phóng viên và người dân địa phương, hàng ngày vẫn có một số học sinh tự chèo thuyền đến trường.

“Mình tôi trông gần chục đứa cháu, làm sao đưa đón đi học hàng ngày hết được. Ở đây nhà nào cũng thế, hầu hết bố mẹ các cháu đi làm xa, ở nhà với ông bà là chủ yếu, nên đành phải để các cháu đi đò qua sông. Nhà trường cũng có tổ chức đi ô tô vòng lối cầu, nhưng mỗi tháng hết 250.000 đồng một cháu. Nhà nào cũng có 2-3 con, tính ra bố mẹ đi làm không đủ tiền cho các cháu đi xe, lại còn bao nhiêu khoản đóng góp khác. Các cháu cấp 1, còn nhỏ, đi lối cầu nhiều xe ô tô to, lối lên cầu dốc rất nguy hiểm”, bà Hội chia sẻ.

Bà Cao Thị Hội kể, cách đây vài năm trên khúc sông này đã xảy ra vụ đắm thuyền khiến hơn chục cháu rơi xuống sông, nhưng may mắn có người lớn ngay gần đó nên đã không để xảy ra tai nạn đáng tiếc.

“Hàng ngày các cháu đến trường, tôi lo từ lúc các cháu đi đến lúc về. Mùa lũ đang đến gần, sông đặc bèo tây, các cháu còn nhỏ, có đứa không biết bơi nên chúng tôi lo lắm” - bà Hội chia sẻ.

Không riêng bà Hội, đây cũng là nỗi lo lắng chung của phụ huynh học sinh khu 5 thị trấn Kẻ Sặt có con hàng ngày đến trường bằng đò ngang. Chia sẻ tâm tư nguyện vọng của mình, nhiều người dân tại địa phương hy vọng chính quyền địa phương đầu tư đóng thuyền mới để con đường đến trường của học sinh bớt nguy hiểm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai học sinh lớp 8 bị đuối nước khi rủ nhau đi tắm
Hai học sinh lớp 8 bị đuối nước khi rủ nhau đi tắm

VOV.VN - Ngay khi nhận được tiếng kêu cứu của 2 học sinh, người dân gần khu vực đó đã đến cứu nhưng 2 em đã tử vong.

Hai học sinh lớp 8 bị đuối nước khi rủ nhau đi tắm

Hai học sinh lớp 8 bị đuối nước khi rủ nhau đi tắm

VOV.VN - Ngay khi nhận được tiếng kêu cứu của 2 học sinh, người dân gần khu vực đó đã đến cứu nhưng 2 em đã tử vong.

Thêm 37 học sinh ở Nghệ An ngộ độc do ăn quả ngô đồng  ​
Thêm 37 học sinh ở Nghệ An ngộ độc do ăn quả ngô đồng ​

VOV.VN - Thêm 37 học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú – THCS Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An phải vào viện cấp cứu do ăn quả ngô đồng.

Thêm 37 học sinh ở Nghệ An ngộ độc do ăn quả ngô đồng  ​

Thêm 37 học sinh ở Nghệ An ngộ độc do ăn quả ngô đồng ​

VOV.VN - Thêm 37 học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú – THCS Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An phải vào viện cấp cứu do ăn quả ngô đồng.

Hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc vì ăn quả ngô đồng
Hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc vì ăn quả ngô đồng

VOV.VN - Trong giờ ra chơi hàng chục học sinh đã rủ nhau cùng ăn quả ngô đồng dẫn đến việc các em có các triệu chứng đau bụng, nôn ói nghi do ngộ độc.

Hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc vì ăn quả ngô đồng

Hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc vì ăn quả ngô đồng

VOV.VN - Trong giờ ra chơi hàng chục học sinh đã rủ nhau cùng ăn quả ngô đồng dẫn đến việc các em có các triệu chứng đau bụng, nôn ói nghi do ngộ độc.

Cảm động khi đọc bức thư gửi người mẹ đã khuất của học sinh lớp 9
Cảm động khi đọc bức thư gửi người mẹ đã khuất của học sinh lớp 9

VOV.VN -Bức thư đẫm nước mắt của học sinh lớp 9, tỉnh Nghệ An đã vượt qua hơn 1.000 lá thư khác để đạt giải nhất trong cuộc thi “Thư gửi mẹ hiền”...

Cảm động khi đọc bức thư gửi người mẹ đã khuất của học sinh lớp 9

Cảm động khi đọc bức thư gửi người mẹ đã khuất của học sinh lớp 9

VOV.VN -Bức thư đẫm nước mắt của học sinh lớp 9, tỉnh Nghệ An đã vượt qua hơn 1.000 lá thư khác để đạt giải nhất trong cuộc thi “Thư gửi mẹ hiền”...