Học sinh Hà Nội sẽ phải sử dụng điện thoại, facebook theo quy tắc

VOV.VN -Ngành GD-ĐT Hà Nội đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy, song cũng sẽ tiến đến xây dựng quy tắc sử dụng điện thoại cho học sinh.

Đây là thông tin được ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đưa ra trong buổi họp báo về ngày hội CNTT ngành GD-ĐT Hà Nội lần thứ IV năm 2018 diễn ra vào sáng nay (3/4).

Toàn cảnh buổi họp báo. 

Tại buổi họp, ông Phạm Xuân Tiến cho biết, ngành GD-ĐT Hà Nội sẽ tích cực ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, song bên cạnh đó, Sở cũng đang xem xét để xây dựng quy tắc về sử dụng điện thoại với học sinh, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của thiết bị này.

Quy định này xuất phát từ việc máy tính bảng, điện thoại thông minh... rất phổ biến với học trò. Không ít trường hợp sử dụng sai mục đích, ảnh hưởng đến chất lượng giờ học, hoặc đăng tải những điều tác động xấu bạn bè, thầy cô...

Ông Tiến cho biết, có thể cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào đầu, cuối giờ hoặc giờ ra chơi, nhưng trong thời gian học, tuyệt đối cấm các em sử dụng điện thoại để tránh phân tâm khi giáo viên giảng bài.

Cũng có thể ở các lớp sẽ có một chiếc tủ con để giữ điện thoại. Khi đến lớp, học sinh có thể cất điện thoại vào tủ và cuối giờ nhận lại. Quy định cũng sẽ đề ra hình thức kỉ luật nếu học sinh vi phạm.

Về việc học sinh sử dụng facebook, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay Sở sẽ không cấm học sinh sử dụng facebook vì đó là quyền cá nhân của học sinh.

Tuy nhiên, sẽ có một số quy định như các em không được chửi bới bạn bè, nói xấu người khác trên trang cá nhân, không chia sẻ các bài viết không phù hợp thuần phong mỹ tục…

“Các em có thể sử dụng trang thông tin cá nhân để chia sẻ các bài học hay, các kinh nghiệm tốt để phục vụ học tập. Thời gian qua, đã có nhiều vụ việc các em nói xấu nhau trên facebook dẫn đến xô xát, làm ảnh hưởng đến học tập”, ông Tiến cho biết.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Tiến cho biết, dự kiến đây sẽ là các quy định, được đưa vào bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường: “Từ trước đến nay, nhiều trường học trên địa bàn đã có các quy định riêng rẽ liên quan đến giáo viên và học sinh sử dụng điện thoại và facebook. Do đó, Sở sẽ có các quy định thống nhất trên địa bàn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một lớp mẫu giáo tư thục có thể lên tới 70 cháu: Mừng hay lo?
Một lớp mẫu giáo tư thục có thể lên tới 70 cháu: Mừng hay lo?

VOV.VN - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung điều 14 của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục để lấy ý kiến rộng rãi.

Một lớp mẫu giáo tư thục có thể lên tới 70 cháu: Mừng hay lo?

Một lớp mẫu giáo tư thục có thể lên tới 70 cháu: Mừng hay lo?

VOV.VN - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung điều 14 của Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục để lấy ý kiến rộng rãi.

Lý do chính thức Bộ trưởng Y tế không được công nhận giáo sư
Lý do chính thức Bộ trưởng Y tế không được công nhận giáo sư

VOV.VN -Bộ trưởng Y tế và nhiều ứng viên khác không được công nhận GS vì thiếu minh chứng về giờ giảng dạy...

Lý do chính thức Bộ trưởng Y tế không được công nhận giáo sư

Lý do chính thức Bộ trưởng Y tế không được công nhận giáo sư

VOV.VN -Bộ trưởng Y tế và nhiều ứng viên khác không được công nhận GS vì thiếu minh chứng về giờ giảng dạy...

Trường nghề có dám cam kết trả lại học phí nếu ra trường thất nghiệp?
Trường nghề có dám cam kết trả lại học phí nếu ra trường thất nghiệp?

VOV.VN -"Các trường nên tiến đến cam kết cụ thể ngành nào có việc làm ngay sau khi ra trường, mức lương bao nhiêu, nếu không làm được sẽ trả lại học phí".

Trường nghề có dám cam kết trả lại học phí nếu ra trường thất nghiệp?

Trường nghề có dám cam kết trả lại học phí nếu ra trường thất nghiệp?

VOV.VN -"Các trường nên tiến đến cam kết cụ thể ngành nào có việc làm ngay sau khi ra trường, mức lương bao nhiêu, nếu không làm được sẽ trả lại học phí".