Học sinh Hậu Giang tạm dừng đến trường nhưng không dừng học  

VOV.VN - Bước vào năm học mới 2021-2022, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang chỉ đạo ngành Giáo dục tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh.

 

 

Nhờ đề ra các phương án ngay từ đầu để chủ động ứng phó trong mọi tình huống của dịch bệnh nên hiện tại thầy-trò ở các trường trong tỉnh đã sẵn sàng cho công việc dạy và học với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”. 

Đến đầu tuần sau cấp tiểu học ở tỉnh Hậu Giang mới bắt đầu chương trình học, tuy nhiên trong thời gian qua, các trường trong tỉnh đã chủ động chuẩn bị các bước cần thiết, hình thức dạy để làm sao cho các em học sinh ở cấp học này tiếp thu được nội dung bài học dễ dàng. 

Thầy Võ Minh Luân- Hiệu trưởng trường Tiểu học Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp cho biết, qua ra soát, trong 870 học sinh của trường ở năm học này có gần 60% học sinh có thiết bị đảm bảo cho việc học trực tuyến và học qua truyền hình; Đối với số học sinh còn lại, nhà trường cũng đã có phương án để truyền đạt kiến thức cho các em: "Số học sinh còn lại nhà trường sẽ tổ chức cho các em học theo nhóm. Còn những trường hợp tạo điều kiện theo học nhóm không có tập trung được thì cho giáo viên gửi bài hướng dẫn cho các em học tại nhà. Đối với giáo viên thì cơ bản 80% thì triển khai đảm bảo, số còn lại trường cũng đang tổ chức tập huấn cho giáo viên cách dạy online".

Vào đầu năm học mới này, Hậu Giang có phương án cho học sinh đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, sau đó tại địa phương này xuất hiện các ổ dịch Covid-19 trong cộng đồng diễn biến phức tạp nên lãnh đạo tỉnh chỉ đạo Ngành Giáo dục không tổ chức học trực tiếp mà chuyển sang tổ chức dạy học trực tuyến kết hợp dạy học trên truyền hình để bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021 - 2022.

Cụ thể, đối với cấp THCS, THPT và GDTX đã bắt đầu học trực tuyến từ ngày 20/9 vừa qua; Cấp tiểu học sẽ tổ chức học từ ngày 27/9 tới, tùy theo khối lớp mà có phương thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc qua truyền hình, Riêng cấp mầm non không học trực tuyến mà chờ đến khi có thông báo mới.

Đối với học sinh trong khu cách ly, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống dịch Covid-19 cấp huyện chỉ đạo cán bộ y tế phụ trách trong khu có kế hoạch chức cho các em được học trực tuyến qua các thiết bị hiện có trong khu cách ly. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang xây dựng video bài giảng các nội dung cốt lõi theo hướng tinh giản bài học, chủ đề các môn học để phát sóng trên đài phát thanh, trên truyền hình tỉnh.; Có phương án tiếp sóng, phát lại các bài giảng bảo đảm một môn học, lớp học phải có ít nhất 2 khung giờ phát bài giảng truyền hình trong một ngày.

Bên cạnh việc chủ động xây dựng các phương thức tổ chức dạy học để đảm bảo đạt yêu cầu, chất lượng, Ngành Giáo dục tại các địa phương trong tỉnh còn yêu cầu các trường, thầy cô giáo tập trung tuyên truyền để các em học sinh thực hiện tốt các qui định phòng chống dịch Covid-19 khi tổ chức học nhóm, đồng thời quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa để các em không bỏ học.

Ông Lê Hoàng Sơn- Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành A, cho biết: "Ngành giáo dục huyện Châu Thành A đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về công tác phòng chống dịch bệnh theo qui định để triển khai tốt trong năm học này. Đối với những học sinh nghèo, học sinh gia đình khó khăn, ngành đã chỉ đạo các trường miễn giảm học phí theo qui định. Đặc biệt trong hè này, ngành Giáo dục- Đào tạo của huyện đã được Thường trực UBND huyện quan tâm xã hội hóa để sửa chữa nhà cho học sinh khó khăn thì qua đó đã sữa được 6 căn nhà, mỗi căn nhà trị giá 10 triệu đồng để các em có nơi an tâm học tập".

Theo bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, qua thống kê đầu năm học, toàn tỉnh có hơn 3.300 giáo viên và học sinh học tập, giảng dạy tại Hậu Giang nhưng đang lưu trú ở 24 tỉnh, thành phố ngoài tỉnh trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cho đến nay, trong đó tập trung nhiều nhất là ở TP Cần Thơ, các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Bình Dương và TP.HCM.

Những ngày qua, Hậu Giang đã bố trí phương tiện đón giáo viên, học sinh đang lưu trú tại các địa phương lân cận về lại tỉnh, đảm bảo thực hiện cách ly y tế theo quy định để kịp bước vào năm học mới.  Đối với học sinh ở các địa phương còn lại, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, điều kiện để học sinh đi đến điểm rước, rồi test Covid-19 trước khi về rất khó khăn nên Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh đã có văn bản thông báo để phụ huynh chủ động liên hệ ngành chức năng tại nơi đang ở để các em được bố trí học tập tại các trường nơi đang tạm trú theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng giáo viên đang ở các tỉnh, thành này sẽ thực hiện theo hướng dẫn, quy định của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương đó.

"Đối với học sinh hiện đang lưu trú tại các tỉnh thì các em sẽ học tập tại các tỉnh mà các em đang lưu trú thì Sở Giáo dục có văn bản gửi các tỉnh hỗ trợ cho các em học sinh của Hậu Giang được học tại đó. Còn đối với các em học sinh ở những tỉnh chưa có tổ chức học, ví dục như TP.HCM, những sinh trong khu vực phong tỏa thì Sở Giáo dục chỉ đạo các trường rà soát nắm cụ thể số lượng học sinh của trường mình và phân công cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hỗ trợ các em trong vấn đề học online và các hình thức phù hợp khác và khi trở lại bình thường thì giáo viên tiếp tục phụ đạo cho những em học sinh này", bà Hằng cho biết thêm.

Cũng theo bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, qua thống kê sơ bộ hiện nay toàn tỉnh có khoảng 60.000 học sinh không có điều kiện mua sắm trang thiết bị học trực tuyến. Để giải quyết khó khăn này, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo thống nhất toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn tỉnh đóng góp một ngày lương ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ phát động, để hỗ trợ trang thiết bị cho các em, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, học sinh Hậu Giang không thể đến trường học trực tiếp mà phải chọn giải pháp tình thế là học trực tuyến, học qua truyền hình. Tuy nhiên, ngành Giáo dục tỉnh quán triệt các trường dù dạy học bất cứ hình thức nào thì chất lượng cũng phải đặt lên hàng đầu. Học sinh trong tỉnh  “tạm dừng đến trường nhưng không dừng học”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trẻ xóm Phao ở Hà Nội "vật vã" học trực tuyến bằng điện thoại... đi mượn
Trẻ xóm Phao ở Hà Nội "vật vã" học trực tuyến bằng điện thoại... đi mượn

VOV.VN - Không có đủ thiết bị học trực tuyến, việc học tập của những đứa trẻ ở xóm Phao bãi giữa sông Hồng cũng bị gián đoạn.

Trẻ xóm Phao ở Hà Nội "vật vã" học trực tuyến bằng điện thoại... đi mượn

Trẻ xóm Phao ở Hà Nội "vật vã" học trực tuyến bằng điện thoại... đi mượn

VOV.VN - Không có đủ thiết bị học trực tuyến, việc học tập của những đứa trẻ ở xóm Phao bãi giữa sông Hồng cũng bị gián đoạn.

Trẻ em nghèo bãi giữa sông Hồng khổ sở vì học trực tuyến
Trẻ em nghèo bãi giữa sông Hồng khổ sở vì học trực tuyến

VOV.VN - Có được 1 buổi học trực tuyến trọn vẹn không hề dễ dàng với những đứa trẻ xóm phao bãi giữa sông Hồng. Thiếu thiết bị học, mạng internet chập chờn, có thể bị “out” ra bất cứ lúc nào, luôn là nỗi ám ảnh của các em.

Trẻ em nghèo bãi giữa sông Hồng khổ sở vì học trực tuyến

Trẻ em nghèo bãi giữa sông Hồng khổ sở vì học trực tuyến

VOV.VN - Có được 1 buổi học trực tuyến trọn vẹn không hề dễ dàng với những đứa trẻ xóm phao bãi giữa sông Hồng. Thiếu thiết bị học, mạng internet chập chờn, có thể bị “out” ra bất cứ lúc nào, luôn là nỗi ám ảnh của các em.

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến
25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến tối 19/9, cả nước có 25 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp, 24 tỉnh, thành phố dạy học trực tuyến và 14 tỉnh kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến tối 19/9, cả nước có 25 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp, 24 tỉnh, thành phố dạy học trực tuyến và 14 tỉnh kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.