Học sinh tiểu học hào hứng trong ngày đầu học chương trình giảm tải

VOV.VN - Ngày 20/9, gần 680.000 học sinh tiểu học tại TP.HCM bắt đầu thực học chương trình học kỳ I theo hướng dẫn mới của Sở Giáo dục-Đào tạo thành phố.

Chương trình mới với thời lượng mỗi tiết học từ 20 đến 25 phút, mỗi buổi không quá 4 tiết và giữa mỗi tiết có thời gian nghỉ từ 5 đến 7 phút cho học sinh vận động, thư giãn. Sự điều chỉnh này đem lại những hiệu ứng tích cực đối với thầy và trò khi học tập trên nền tảng trực tuyến.

Sau hơn một tuần hướng dẫn học sinh làm quen với việc học trực tuyến, cô Hoàng Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 2/5 Trường Tiểu học Hoà Bình (Quận 1) rất bất ngờ khi hôm nay, các học sinh của mình vào học sớm hơn 30 phút so với lịch của thời khoá biểu.

Trước đó, nhà trường đã thông báo việc giảm thời lượng tiết học, bài giảng sẽ linh hoạt với nhiều hình ảnh, video, học thông qua các trò chơi trí tuệ… để tránh tình trạng học sinh mất tập trung hoặc ảnh hưởng tới sức khoẻ do ngồi học quá lâu. Nhờ đó, các bạn học sinh rất hợp tác cùng giáo viên, tương tác cùng bạn bè.

Chia sẻ về không khí lớp học, cô Hoàng Anh cho biết: “Hai tuần vừa rồi giống như thư giãn giữa trò và cô còn buổi học hôm nay các bạn đã đi vào nền nếp. Học xong một tiết, tôi cho các em giải lao 10 phút nhưng chưa hết giờ ra chơi các con đã kêu cô bắt đầu vào lớp học: “con thích học rồi”, với tâm thế rất vui”.

Còn các bạn học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo (Quận 3) cũng bước vào học kỳ I với thời khoá biểu “dễ thở” hơn. Thầy Đặng Kim Quân, giáo viên chủ nhiệm lớp cho biết, mỗi tuần các em sẽ học online ba buổi vào các ngày thứ hai, tư, sáu. Một buổi học thường bắt đầu lúc 8 giờ, kết thúc sau 9 giờ và tùy sức khỏe của học sinh.

Thời khoá biểu cũng bố trí các tiết học đầu là Toán, Tiếng Việt; còn các môn bổ trợ như: Đạo đức, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Kể chuyện sẽ được dành tới cuối buổi để tạo tâm lý thoải mái hơn cho các em. Ban đầu, thầy Quân khá lo lắng về việc tổ chức lớp trực tuyến ở bậc tiểu học, tuy nhiên, các em học sinh đang mắc kẹt ở quê cũng được người thân hỗ trợ học online để có thể theo kịp chương trình.

“Bình thường mỗi tiết học tầm 35 phút và thầy trò gặp nhau trực tiếp, còn bây giờ học online, thời gian eo hẹp hơn thì cô đọng kiến thức trọng tâm, chi tiết đắt giá để truyền tải một cách ấn tượng đến các em. Các học sinh cũng thích và hào hứng tham gia, thầy trò dù mới nhưng cùng vào học rất vui”, thầy Quân nói.

Trực tiếp theo dõi bài học của con hôm nay, chị Ngô Ngọc Thuỳ có con đang học lớp 1 tại trường Tiểu học Bình Trưng Đông (TP.Thủ Đức) cho biết, chị đã giảm bớt nỗi lo về việc học trực tuyến khi thời gian tiết học được giảm tải. Tuy nhiên, chị Thuỳ nhận thấy việc cha mẹ tham gia hỗ trợ con trong các buổi học có một số điểm chưa phù hợp.

Theo chị Thuỳ, các em học sinh nhỏ tuổi thường hiếu động, nhưng một số bậc phụ huynh lại chưa quan tâm hướng dẫn con chú ý mở và tắt mic khi được yêu cầu. Một số người còn can thiệp khi con trả lời câu hỏi, gây loãng bài giảng và khó xử cho giáo viên. Do đó, chị Thùy hy vọng nhà trường sẽ có phối hợp cùng phụ huynh để có giải pháp tốt nhất, đảm bảo buổi học không bị gián đoạn.

“Thời lượng tiết học giảm xuống cũng ổn nhưng vấn đề mấu chốt vẫn là phụ huynh. Khi cô giảng trên máy, phụ huynh có thể đứng phía sau nghe bài giảng để có thể bổ trợ kiến thức cho con, với điều kiện là không gian cần yên tĩnh, như vậy việc học của các con mới hiệu quả”, chị Thùy nêu ý kiến.

Trong một năm học “đặc biệt” do diễn biến phức tạp dịch bệnh COVID-19, việc giảm khối lượng kiến thức, thời lượng mỗi tiết học là phù hợp và cần thiết đối với học sinh tiểu học. Sự quan tâm sâu sát, phối hợp hiệu quả giữa nhà trường và gia đình sẽ giúp các em thuận lợi hơn trong việc tiếp thu kiến thức, đảm bảo sức khỏe khi phải học online trong thời gian khá dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến
25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến tối 19/9, cả nước có 25 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp, 24 tỉnh, thành phố dạy học trực tuyến và 14 tỉnh kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

25 tỉnh, thành học sinh đến trường, 24 tỉnh dạy học trực tuyến

VOV.VN - Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đến tối 19/9, cả nước có 25 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp, 24 tỉnh, thành phố dạy học trực tuyến và 14 tỉnh kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.

Sóng và máy tính cho em - Ước mơ của học sinh nghèo xứ Lạng
Sóng và máy tính cho em - Ước mơ của học sinh nghèo xứ Lạng

VOV.VN - Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là cơ hội và động lực giúp ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn nâng cao chất lượng dạy - học, học sinh nghèo có điều kiện tiếp cận công nghệ mới.

Sóng và máy tính cho em - Ước mơ của học sinh nghèo xứ Lạng

Sóng và máy tính cho em - Ước mơ của học sinh nghèo xứ Lạng

VOV.VN - Chương trình “Sóng và máy tính cho em” là cơ hội và động lực giúp ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn nâng cao chất lượng dạy - học, học sinh nghèo có điều kiện tiếp cận công nghệ mới.

Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách
Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách

VOV.VN - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong dạy và học trực tuyến, cần thiết kế các bài giảng phù hợp với hình thức học này, bên cạnh đó, cần sự đồng bộ, thống nhất về nền tảng công nghệ học trực tuyến, tránh tình trạng nỗi nơi một phách như hiện nay.

Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách

Cần nền tảng công nghệ đồng bộ khi dạy học trực tuyến, tránh mỗi nơi một phách

VOV.VN - Các chuyên gia giáo dục cho rằng, để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong dạy và học trực tuyến, cần thiết kế các bài giảng phù hợp với hình thức học này, bên cạnh đó, cần sự đồng bộ, thống nhất về nền tảng công nghệ học trực tuyến, tránh tình trạng nỗi nơi một phách như hiện nay.