Học viên Hải Phòng kêu cứu, chỉ ra hàng loạt mập mờ của ĐH Đông Đô

VOV.VN -Theo nhiều học viên, dù đã kết thúc khóa học nhưng vẫn chưa được nhận bằng, thậm chí đã nộp tiền làm thẻ SV từ 2 năm trước vẫn chưa có thẻ.

Từ năm 2017-2019, trường ĐH Đông Đô đã liên kết với Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng để tuyển sinh, mở lớp đào tạo văn bằng 2 tại Hải Phòng.

Tuy nhiên, sau khi có thông tin ĐH Đông Đô chưa được phép đào tạo văn bằng 2 đã khiến hàng trăm học viên tại đây đứng ngồi không yên, điều những học viên này đang mong ngóng là họ liệu có được cấp bằng, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho học viên?

 

Mới đây 200 học viên đăng ký học văn bằng 2 và liên thông đại học của trường Đại học Đông Đô học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng có đơn kiến nghị tập thể gửi cơ quan Công an, Bộ GD-ĐT đề nghị hỗ trợ làm rõ một số vấn đề liên quan tới quyền lợi của người học.

Trong đơn thư gửi các cơ quan chức năng, các học viên này cho biết, toàn khóa học có 200 học viên chia làm 4 lớp, ngay từ đầu khóa, mỗi học viên đã phải đóng 100.000 đồng/người (khoảng 20 triệu đồng toàn khóa) sau khi nhập học để làm thẻ sinh viên nhưng đến nay kết thúc khóa học vẫn chưa nhận được thẻ. “Như vậy chúng tôi có phải là học viên của trường ĐH Đông Đô hay không”, các học viên đặt câu hỏi.

Đáng chú ý, các học viên cũng kiến nghị, bà Nguyễn Thị Thảo, Phó khoa Luật Kinh tế trường ĐH Đông Đô có thông báo vào cuối tháng 6/2017 toàn bộ sinh viên sau khi hoàn thành các nội dung học tập sẽ được cấp bằng tốt nghiệp trong tháng 6/2019. Học viên đã hoàn thành các nội dung học tập theo chương trình đào tạo của nhà trường và đã  thi tốt nghiệp nhưng đến nay là cuối tháng 8/2019  học viên vẫn chưa được nhận bằng.

Cũng theo đơn thư, ngày 9/7/2019, ông Nguyễn Thế Anh và ông Nguyễn Văn Tuyến đại diện lớp LK 522-03 theo lịch hẹn làm việc với bà Thảo vào 9h sáng cùng ngày tại trường để hỏi đáp về nhũng thắc mắc của sinh viên. Nhưng khi đến Trường, bà Thảo lấy lý do báo bận không gặp.

Toàn bộ các nội dung liên quan suốt thời gian học như: thông báo, lịch thi, danh sách lớp, điểm thi bài điều kiện, tổ chức thi tốt nghiệp... đều được bà Nguyễn Thị Thảo thông báo trên facebook mà không có bất cứ thông báo bằng văn bản của nhà trường.

“Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Thảo cho học viên ký khống vào danh sách trắng điểm thi của các môn thi với mục đích gì. Vì sao trong suốt hơn 2 năm học, sau mỗi kỳ thi hết môn kết thúc học phần, bà Nguyễn Thị Thảo không thông báo điểm thi mà học viên chỉ nhận được thông báo điểm thi sau khi tốt nghiệp”, học viên thắc mắc.

Đỉnh điểm, sự việc sáng ngày 7/7/2019, ngay sau ngày 6/7/2019, ngày thi tốt nghiệp, bà Nguyễn Thị Thảo thông báo vào lúc 5h sáng ngày 7/7/2019 về danh sách học viên thi lại, đồng thời tổ chức thi lại vào ngay 8h sáng cùng ngày. Lịch 8h sáng nhưng 9h30 hội đồng thi đến và giải thích lý do bận an sáng, địa điểm thi tại trường Trung cấp Thủy Sản Thiên Lôi không phải địa điểm liên kết ban đầu là Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng.

Bên cạnh đó, nhiều học viên nợ 17 môn học/20 môn học nhưng vẫn đủ điều kiện thi tốt nghiệp đặt ra những nghi ngại về quy trình đào tạo có thực sự đảm bảo chất lượng của Bộ GD-ĐT?

Về vấn đề thu chi, 200 học viên tại đây cũng có kiến nghị về cán bộ lớp là ông Trần Văn Minh liên quan đến các khoản thu chi của lớp. Ông Trần Văn Minh lớp trưởng lớp LK 522-03 (mỗi lớp đều có lớp trưởng riêng), nhưng thực tế ông Trần Văn Minh hoàn toàn điều hành chỉ đạo thông báo thông tin thi cử và các khoản thu chi đối với 4 lớp học tập trung.

Tháng 8/2018, ông Trần Văn Minh thông báo trước lớp không giải trình được chi tiết thu chi số tiền gần 200 triệu đồng.

Học viên cũng đưa ra những thắc mắc về các khoản thu chi không được công khai chi tiết trước lớp bao gồm: Khoản tiền thu quỹ các lớp từ 300.000 đồng/người/tháng-500.000 đồng/người/tháng ước tính hơn 2 năm học thu khoảng 2 tỷ đồng.

Tiền nộp hồ sơ chen ngang là 10 triệu đồng/hồ sơ, tiền qua môn những hồ sơ nộp muộn là 500.000 đồng/môn. Tiền chống trượt thi hết môn (khoảng 20 môn): 300.000 đồng/môn ước tính hơn 2 năm học là trên 1 tỷ đồng.

“Chúng tôi cần câu trả lời từ Bộ GD-ĐT”

Trao đổi với phóng viên, một học viên học văn bằng 2 khóa 3 cho biết, chị đã đăng ký học văn bằng tại của trường Đai học Đô Đô tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng từ năm 2017 đến cuối năm 2018 sẽ được cấp bằng. “Nhưng không hiểu sao trường Đại học Đông Đô lại “khất” việc cấp bằng sang tháng 6/2019. Đến nay, thời hạn cấp bằng cũng đã qua nhưng 80 học viên lớp tôi vẫn chưa nhận được bằng”, học viên này cho biết. Theo học viên này, những sai phạm của trường Đai học Đông Đô đang được cơ quan công an làm rõ, tuy nhiên về phía Bộ GD-ĐT cũng cần phải có hướng giải quyết cho họ được ổn thỏa.

“Bộ GD-ĐT cần phải cần phải cho chúng tôi biết, những văn bằng 2 do trường Đại học Đông Đô đã cấp cho học viên có giá trị hay không. Đối với những học viên chưa được cấp bằng thì thời hạn sẽ được cấp bằng trong khoảng thời gian nào hoặc không được cấp bằng”, học viên này chia sẻ.

Cũng theo học viên này, sự việc xảy ra ở trường Đại học Đông Đô đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch học tập, làm việc của nhiều người: “Có những người xin kinh phí của cơ quan để đi học nhưng đến nay không nhận được bằng. Có những người chờ trường Đại học Đông Đô cấp bằng để được nâng lương hay thi cao học…

Do đó, Bộ GD-ĐT phải có câu trả lời cho chúng tôi, để nếu bằng của trường Đại học Đông Đô không có giá trị thì chúng tôi sẽ học trường khác để thay thế cho tấm bằng đó để không bị ảnh hưởng đến công việc”.

Theo học viên này, gần đây trường Đại học Đô Đô đã có cuộc đối thoại với các học viên ở Hải Phòng. Song nhiều câu hỏi được các học viên đặt ra nhưng đại diện trường Đại học Đông Đô không có câu trả lời rõ ràng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau sai phạm đào tạo “chui“: Sinh viên ĐH Đông Đô đi về đâu?
Sau sai phạm đào tạo “chui“: Sinh viên ĐH Đông Đô đi về đâu?

VOV.VN -Hôm nay (28/8), Trường ĐH Đông Đô chính thức lên tiếng xin lỗi các học viên sau bê bối đào tạo văn bằng 2 sai phép và hứa giải quyết hậu quả gây ra.

Sau sai phạm đào tạo “chui“: Sinh viên ĐH Đông Đô đi về đâu?

Sau sai phạm đào tạo “chui“: Sinh viên ĐH Đông Đô đi về đâu?

VOV.VN -Hôm nay (28/8), Trường ĐH Đông Đô chính thức lên tiếng xin lỗi các học viên sau bê bối đào tạo văn bằng 2 sai phép và hứa giải quyết hậu quả gây ra.

Vì đâu Đại học Đông Đô đào tạo “chui” trót lọt nhiều năm?
Vì đâu Đại học Đông Đô đào tạo “chui” trót lọt nhiều năm?

VOV.VN - Nếu nói Bộ GD- ĐT không quản lý về phôi bằng thì vẫn quản lý chỉ tiêu tuyển sinh và thanh tra thường xuyên, nhưng tại sao vẫn để sai phạm nhiều năm?

Vì đâu Đại học Đông Đô đào tạo “chui” trót lọt nhiều năm?

Vì đâu Đại học Đông Đô đào tạo “chui” trót lọt nhiều năm?

VOV.VN - Nếu nói Bộ GD- ĐT không quản lý về phôi bằng thì vẫn quản lý chỉ tiêu tuyển sinh và thanh tra thường xuyên, nhưng tại sao vẫn để sai phạm nhiều năm?

Đại học Đông Đô bổ nhiệm lãnh đạo mới giữa “tâm bão“
Đại học Đông Đô bổ nhiệm lãnh đạo mới giữa “tâm bão“

VOV.VN -Ngày 27/8, Ban Giám hiệu, Hội Đồng Quản trị Trường Đại học Đông Đô đã bổ nhiệm thêm thành viên Ban Giám hiệu và thành viên Hội Đồng quản trị.

Đại học Đông Đô bổ nhiệm lãnh đạo mới giữa “tâm bão“

Đại học Đông Đô bổ nhiệm lãnh đạo mới giữa “tâm bão“

VOV.VN -Ngày 27/8, Ban Giám hiệu, Hội Đồng Quản trị Trường Đại học Đông Đô đã bổ nhiệm thêm thành viên Ban Giám hiệu và thành viên Hội Đồng quản trị.