Khi nhà khoa học nữ nghỉ hưu, họ mong muốn gì?

VOV.VN - Nghỉ hưu ở tuổi 55, nhiều nhà khoa học nữ có kinh nghiệm, chuyên môn tốt  cảm thấy hụt hẫng vì không được theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

Thực tế đã chứng minh, nhiều công trình nghiên cứu khoa học mới mẻ, có tính phát hiện và ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống đều có sự đóng góp rất quan trọng của các nhà khoa học nữ. Thế nhưng, đến khi tri thức, trải nghiệm đã có đủ và có thể dành nhiều thời gian cho việc theo đuổi, phát triển nghiên cứu khoa học thì họ lại đến lúc nghỉ hưu. Điều này đã cản trở các nhà khoa học nữ tiếp tục cống hiến, theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học.

Là nhà khoa học từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia và có nhiều công trình nghiên cứu đoạt giải cấp Nhà nước, PGS.TS Nguyễn Thị Bình, Nguyên trưởng bộ môn Mô-Phôi (ĐH Y Hà Nội) chia sẻ những rào cản theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu khoa học đối với nữ giới và những bất cập trong phát triển khoa học hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Thị Bình

PV: Nhiều nhà khoa học nữ đều có trăn trở, suy tư là họ không thể tiếp tục theo đuổi hay phát huy sự cống hiến trong nghiên cứu khoa học khi đã nghỉ hưu. Là người từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia, ý kiến của bà như thế nào về vấn đề này?

Bà Nguyễn Thị Bình: Sau một thời gian dài làm việc và cống hiến cho đất nước, theo qui định của Nhà nước, việc nghỉ hưu đối với mọi nhân viên làm việc tại các cơ quan Nhà nước là chuyện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, với các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học nữ được nghỉ hưu ở tuổi 55, theo tôi là hơi sớm. 

Những cán bộ nữ giảng dạy ở trường đại học thường nói với nhau là ở tuổi này có thể tập trung nhiều nhất cho công việc nói chung và nghiên cứu khoa học nói riêng. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm, mối quan hệ trong công việc, ít vướng bận công việc gia đình, vẫn đủ sức khỏe và trí tuệ để làm việc. Có những nhà khoa học nữ, sau khi nghỉ cũng đã xây dựng cho mình một cơ sở để tiếp tục sự nghiệp.

Tuy nhiên , với những người làm việc trong ngành Y như chúng tôi, để tiến hành nghiên cứu đòi hỏi phải có điều kiện và phương tiện rất phức tạp, rất khó để tự thực hiện. Cũng thật tiếc khi hoài bão, say mê nghiên cứu khoa học phải dừng lại.

PV: Trong nghiên cứu khoa học, bà đã từng kinh qua và trải nghiệm thực tế làm việc ở nhiều nước. Bà có thể so sánh công tác nghiên cứu khoa học ở Việt Nam  với các nước khác như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Bình: Thực tế, tôi cũng chưa được làm việc ở nhiều nước. Nhưng tôi được biết , ở một số nước, các nhà khoa học được tạo điều kiện để theo đuổi ý tưởng khoa học mà không bị hạn chế về thời gian và tuổi tác. Ông thầy của tôi ở Liên xô, gần 80 tuổi vẫn đam mê với hướng nghiên cứu tái tạo.

Tuy nhiên, cái gì cũng có tính tích cực và tính hạn chế. Với bản thân, tôi rất ham mê nghiên cứu khoa học, nhưng tôi nghĩ cũng có lúc nên dừng lại. Vì vậy, đào tạo một đội ngũ kế cận trẻ là rất quan trọng. Hiện tại, các học trò của tôi đều là những người có năng lực nghiên cứu rất tốt.

PV: Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu khoa học bị bỏ lửng, đắp chiếu. Theo bà, vì sao lại như vậy và đề xuất của bà để khắc phục tình trạng này?

Bà Nguyễn Thị Bình: Trong nghiên cứu khoa học, việc các công trình sau khi nghiên cứu không được ứng dụng trong thực tế là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, để giảm thiểu điều này, các nhà khoa học và các nhà quản lý cần nắm bắt xu hướng phát triển khoa học trên thế giới, nhu cầu cấp thiết trong nước để tiến hành các đề tài vừa có tính cập nhật, vừa có tính cấp thiết đối với điều kiện ở Việt Nam. Mặt khác, trong việc cấp kinh phí để thực hiện các đề tài khoa học, rải rác ở nơi nào đó còn mang tính chất “xin- cho” nên có những đề tài sau khi hoàn thành ít có ứng dụng thực tiễn.

PV: Bên cạnh những công trình bị đắp chiếu, bỏ lửng thì nhiều công trình có ý nghĩa, thiết thực phục vụ đời sống xã hội lại không được phát triển, mở rộng hơn nữa. Bà có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Bà Nguyễn Thị Bình:  Điều này cũng gặp nhiều trong thực tế. Có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng theo tôi, có lẽ là do các cơ sở của chúng ta chưa xây dựng được định hướng, kế hoạch nghiên cứu dài lâu và kiên định tiến hành theo định hướng đã đề ra.

Định hướng nghiên cứu thường theo thiên hướng của người đứng đầu cơ sở nên khi có sự thay đổi người lãnh đạo cơ sở thì định hướng nghiên cứu cũng bị thay đổi và kết quả của những nghiên cứu trước không được sử dụng.

PV: Xin cảm ơn bà!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

 Những “nhà khoa học” tuổi 17 với công trình vì cộng đồng
Những “nhà khoa học” tuổi 17 với công trình vì cộng đồng

VOV.VN - Những học sinh tuổi 17 được kỳ vọng sẽ trở thành nhà khoa học trong tương lai nhờ nghiên cứu thiết thực vì cộng đồng.

 Những “nhà khoa học” tuổi 17 với công trình vì cộng đồng

Những “nhà khoa học” tuổi 17 với công trình vì cộng đồng

VOV.VN - Những học sinh tuổi 17 được kỳ vọng sẽ trở thành nhà khoa học trong tương lai nhờ nghiên cứu thiết thực vì cộng đồng.

Ba nhà khoa học nữ nhận giải thưởng L’Oréal - UNESCO
Ba nhà khoa học nữ nhận giải thưởng L’Oréal - UNESCO

VOV.VN - Ngày 13/11 Lễ trao giải thưởng L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Việt Nam năm 2015 đã được tổ chức tại Hà Nội.

Ba nhà khoa học nữ nhận giải thưởng L’Oréal - UNESCO

Ba nhà khoa học nữ nhận giải thưởng L’Oréal - UNESCO

VOV.VN - Ngày 13/11 Lễ trao giải thưởng L’Oréal - UNESCO Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học của Việt Nam năm 2015 đã được tổ chức tại Hà Nội.

4 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới nói lên điều gì?
4 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới nói lên điều gì?

Bốn nhà khoa học đã khẳng định, tiềm năng trí tuệ của người Việt không phải là không thể vươn tới đỉnh cao của thế giới. 

4 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới nói lên điều gì?

4 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới nói lên điều gì?

Bốn nhà khoa học đã khẳng định, tiềm năng trí tuệ của người Việt không phải là không thể vươn tới đỉnh cao của thế giới. 

Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân
Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân

VOV.VN - Bằng cách nuôi tạo tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc khác nhau, PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã đem lại ánh sáng cho nhiều bệnh nhân…

Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân

Nhà khoa học nữ đem lại ánh sáng cho bệnh nhân

VOV.VN - Bằng cách nuôi tạo tấm biểu mô từ các nguồn tế bào gốc khác nhau, PGS.TS Nguyễn Thị Bình đã đem lại ánh sáng cho nhiều bệnh nhân…

Nhiều nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2014
Nhiều nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2014

VOV.VN -GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên là cá nhân tiêu biểu nhận giải thưởng Kovalevskaia 2014.

Nhiều nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2014

Nhiều nhà khoa học nữ nhận giải thưởng Kovalevskaia năm 2014

VOV.VN -GS.TS Nguyễn Thị Kim Lan, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên là cá nhân tiêu biểu nhận giải thưởng Kovalevskaia 2014.

Việt Nam có 3 “nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới”
Việt Nam có 3 “nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới”

VOV.VN - Danh sách 3.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất của Thomson Reuters được coi như bản đánh giá thành tích khoa học khách quan nhất.

Việt Nam có 3 “nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới”

Việt Nam có 3 “nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới”

VOV.VN - Danh sách 3.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất của Thomson Reuters được coi như bản đánh giá thành tích khoa học khách quan nhất.

4 nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015
4 nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015

VOV.VN -Bốn nhà khoa học Việt Nam nằm trong danh sách các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015.

4 nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015

4 nhà khoa học Việt Nam có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015

VOV.VN -Bốn nhà khoa học Việt Nam nằm trong danh sách các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có tầm ảnh hưởng nhất thế giới 2015.

Nhiều nhà khoa học giải thưởng Nobel sẽ có mặt tại Việt Nam
Nhiều nhà khoa học giải thưởng Nobel sẽ có mặt tại Việt Nam

VOV.VN -Các giáo sư sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt “Khoa học cơ bản và Xã hội” được tổ chức tại tỉnh Bình Định vào tháng 7/2016.

Nhiều nhà khoa học giải thưởng Nobel sẽ có mặt tại Việt Nam

Nhiều nhà khoa học giải thưởng Nobel sẽ có mặt tại Việt Nam

VOV.VN -Các giáo sư sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt “Khoa học cơ bản và Xã hội” được tổ chức tại tỉnh Bình Định vào tháng 7/2016.