Kỳ thi THPT Quốc gia: Nhiều trường chật vật trong công tác tuyển sinh

VOV.VN - Nhìn lại chặng đường đã qua, không ít trường nhận định, chính việc đổi mới trong công tác xét tuyển năm nay khiến họ phải chật vật tuyển sinh.

Đến thời điểm này, đa phần các trường đại học, cao đẳng tại TP HCM đã kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2015. Một số trường phấn khởi vì tuyển đủ, thậm chí dư chỉ tiêu ngay trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường trải qua 3 đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, đến nay vẫn thiếu sinh viên nhập học.

Nhìn lại chặng đường đã qua, không ít trường nhận định, chính việc có quá nhiều đổi mới trong công tác xét tuyển năm nay đã khiến họ phải chật vật tuyển sinh.
Nhiều trường trải qua 3 đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, đến nay vẫn thiếu sinh viên nhập học.

Kết thúc đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung cuối cùng, Trường Đại học Hồng Bàng có 90% sinh viên nhập học ở bậc đại học. Tuy nhiên, đối với bậc cao đẳng, dù đã rất cố gắng, trường cũng chỉ tuyển được khoảng 40 sinh viên trên tổng số 600 chỉ tiêu.

Thạc sĩ Trịnh Hữu Chung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Bàng cho rằng, chính những thay đổi trong cách thức xét tuyển năm nay như: bổ sung thêm hình thức xét tuyển học bạ, cho thí sinh quá nhiều quyền chọn lựa... đã đẩy số hồ sơ ảo của các trường tăng đột biến. Ông Chung nói: “Bộ Giáo dục và Đào tạo mở rộng cho các em nhiều cơ hội khi cho xét tuyển học bạ vào các trường. Nhưng số lượng các em xét học bạ nhập học tại trường Hồng Bàng năm nay chỉ khoảng 10%. 90% còn lại không thấy sự phản hồi của các em. Bên cạnh đó, Bộ cũng cho các em thí sinh nhiều lựa chọn quá cũng như kéo dài thời gian xét tuyển khiến chúng tôi rất khó định hướng các em sinh viên sẽ nhập học thời điểm nào để có kế hoạch đào tạo”.

Với hình thức xét tuyển học bạ, mức chênh lệch giữa bậc đại học và cao đẳng chỉ là 0,5 điểm. Bên cạnh đó, số lượng trường đại học xét tuyển bằng học bạ năm nay là 198 trường, tăng mạnh so với năm 2014. Do vậy, việc các trường cao đẳng, trung cấp khó tuyển sinh là điều dễ hiểu bởi hiện nay, tâm lý thí sinh và gia đình vẫn muốn vào đại học.Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh mỏi mòn chờ đợi thí sinh suốt 4 đợt xét tuyển, đến nay, mới chỉ đạt gần 80% chỉ tiêu bậc cao đẳng. Riêng bậc trung cấp của trường này còn thiếu tới 150 chỉ tiêu.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Kinh tế Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, năm nay, ngưỡng đảm bảo an toàn chất lượng đầu vào bậc đại học thấp và chỉ tiêu mà các trường đại học đưa ra quá cao nên các trường cao đẳng, trung cấp khó thu hút được thí sinh.

Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý nói: “Đề xuất của tôi là Bộ Giáo dục – Đào tạo nên giảm chỉ tiêu đại học xuống bằng với nhu cầu của xã hội, khoảng 10-12 % số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông của cả nước. Vì hiện nay, Bộ đang cho các trường đại học xác định chỉ tiêu theo nhu cầu của trường, dẫn đến tình trạng nhu cầu quá lớn, tức là cung và cầu không còn gặp nhau”.

Mặc dù theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, các trường cao đẳng còn cơ hội xét tuyển đến hết ngày 20/11 nhưng theo phản ánh của nhiều trường, lượng thí sinh còn lại rất ít nên có đợi cũng chưa chắc đã có người đến đăng ký. Các trường cao đẳng tuyển sinh chật vật, tình hình tại các trung cấp càng khó khăn hơn. Đến thời điểm này, nhiều trường chỉ mới tuyển được 20-30 sinh viên. Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn cũng không ngoại lệ.

Hiện số sinh viên nhập học tại đơn vị này chỉ 24 em trong khi chỉ tiêu xét tuyển mà trường đề ra trong năm học này là 500 sinh viên. Chờ hoài chẳng thấy thí sinh, trường quyết định ngưng xét tuyển, chấp nhận bù lỗ để ổn định công tác đào tạo. Ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn cho biết: “Chắc chắn nguồn thu của trường sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy nhà trường phải bù lỗ cho các hoạt động đào tạo của năm nay. Dự kiến, mỗi năm trường phải bù lỗ khoảng 1 tỷ đồng để chi cho hoạt động thường xuyên”.

Theo ý kiến của các chuyên gia giáo dục, việc đổi mới quá nhiều cả trong cách thi lẫn hình thức xét tuyển của kỳ thi “2 chung” khiến Bộ Giáo dục – Đào tạo không lường trước được những hệ quả. Khi xảy ra sự cố, Bộ cũng ban hành một vài công văn, hướng dẫn nhưng phần vì chậm, phần không phù hợp với tình hình thực tế nên dẫn đến tình trạng xáo trộn, đặc biệt là đợt xét tuyển nguyện vọng 1.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Căn cứ trên tình hình thực tế của năm 2015, kỳ thi năm 2016, Bộ Giáo dục – Đào tạo phải rút kinh nghiệm, tham khảo thêm ý kiến của các nhà tổ chức từ các trường đại học để việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 nói chung và đặc biệt là khâu xét tuyển sẽ diễn ra suôn sẻ hơn”.

Tăng độ chênh lệch điểm giữa bậc đại học và cao đẳng, giảm bớt nguyện vọng chọn trường của thí sinh, rút ngắn thời gian mỗi đợt xét tuyển, giảm chỉ tiêu bậc đại học... là nhiều kiến nghị được các trường đề ra.

Các trường mong rằng, kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2016, Bộ sẽ cân nhắc, tính toán thật kỹ lưỡng để thí sinh được tạo điều kiện tốt nhất và các trường có thể chủ động trong công tác tuyển sinh cũng như đào tạo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng yêu cầu đánh giá toàn diện kỳ thi THPT Quốc gia 2015
Thủ tướng yêu cầu đánh giá toàn diện kỳ thi THPT Quốc gia 2015

VOV.VN - Bộ trưởng GD-ĐT đã nhận trách nhiệm trước Chính phủ, người dân và có động thái khắc phục ngay trong đợt xét tuyển nguyện vọng 2.

Thủ tướng yêu cầu đánh giá toàn diện kỳ thi THPT Quốc gia 2015

Thủ tướng yêu cầu đánh giá toàn diện kỳ thi THPT Quốc gia 2015

VOV.VN - Bộ trưởng GD-ĐT đã nhận trách nhiệm trước Chính phủ, người dân và có động thái khắc phục ngay trong đợt xét tuyển nguyện vọng 2.

Tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia “2 chung” trong năm 2016
Tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia “2 chung” trong năm 2016

VOV.VN -Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia “2 chung” trong năm 2016

Tiếp tục tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia “2 chung” trong năm 2016

VOV.VN -Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Thi THPT quốc gia-tuyển sinh đại học: Nhiều hạn chế cần được khắc phục
Thi THPT quốc gia-tuyển sinh đại học: Nhiều hạn chế cần được khắc phục

VOV.VN -Sang năm, chúng ta chưa thể đổi ngay cách tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học- cao đẳng được mà vẫn phải thi chung như năm nay, nhưng phải có một số cải tiến.

Thi THPT quốc gia-tuyển sinh đại học: Nhiều hạn chế cần được khắc phục

Thi THPT quốc gia-tuyển sinh đại học: Nhiều hạn chế cần được khắc phục

VOV.VN -Sang năm, chúng ta chưa thể đổi ngay cách tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học- cao đẳng được mà vẫn phải thi chung như năm nay, nhưng phải có một số cải tiến.

Thủ khoa “kép” đầu tiên của Kỳ thi THPT Quốc gia
Thủ khoa “kép” đầu tiên của Kỳ thi THPT Quốc gia

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2015, Ngô Vương Minh đã thành thủ khoa "kép" đầu tiên với tổng điểm khối A đạt 29,5, còn tổng điểm khối B là 29,75.

Thủ khoa “kép” đầu tiên của Kỳ thi THPT Quốc gia

Thủ khoa “kép” đầu tiên của Kỳ thi THPT Quốc gia

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2015, Ngô Vương Minh đã thành thủ khoa "kép" đầu tiên với tổng điểm khối A đạt 29,5, còn tổng điểm khối B là 29,75.

Thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ: Còn nhiều điểm phải cải tiến
Thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ: Còn nhiều điểm phải cải tiến

VOV.VN -Kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học được ghép làm 1, bước đầu đã có những thành công, nhưng còn nhiều điểm phải cải tiến.

Thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ: Còn nhiều điểm phải cải tiến

Thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ: Còn nhiều điểm phải cải tiến

VOV.VN -Kỳ thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học được ghép làm 1, bước đầu đã có những thành công, nhưng còn nhiều điểm phải cải tiến.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói sẽ rút kinh nghiệm
Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói sẽ rút kinh nghiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: Đây là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia nên có thể chưa quen, sẽ rút kinh nghiệm dần và thay đổi.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói sẽ rút kinh nghiệm

Kỳ thi THPT Quốc gia 2015: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói sẽ rút kinh nghiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận: Đây là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia nên có thể chưa quen, sẽ rút kinh nghiệm dần và thay đổi.