Lãnh đạo ĐH Fulbright là người không gây “vết thương lòng” sẽ tốt hơn

VOV.VN -Nhiều người ủng hộ ông Bob Kerrey giữ vị trí lãnh đạo trường nhưng cũng có những ý kiến ngược lại vì những vết thương mà cựu Thượng nghị sĩ gây ra

Dư luận xã hội đang quan tâm đến việc cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bob Kerrey – người tham gia chiến tranh và từng liên quan đến một trong những vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969 làm lãnh đạo Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường Đại học (ĐH) Fulbright tại Việt Nam.

Trong khi có nhiều người ủng hộ ông Bob Kerrey giữ vị trí lãnh đạo trường thì cũng có những ý kiến ngược lại vì những vết thương mà cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bob Kerrey và binh lính Hoa Kỳ đã gây ra không dễ xóa nhòa trong tâm trí người dân Việt Nam.

Đây là một ống cống của gia đình ông Bùi Văn Vát, chứng tích của vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đêm 25/2/1969. Ba đứa trẻ là cháu nội ông Vát (10 tuổi, 8 tuổi và 6 tuổi) ẩn nấp trong ống cống này đã bị lính biệt kích Mỹ phát hiện, bắt và hành hình dã man. Năm 2009, kỷ niệm 40 năm ngày giỗ của các nạn nhân,gia đình ông Vát đã tặng lại Bảo tàng làm hiện vật trưng bày

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho rằng, cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ đã thực hiện tại Việt Nam là tàn khốc, đau thương và mất mát, đã để lại những hậu quả không thể kể hết đối với người dân của cả hai nước.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cựu Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Bob Kerrey đã từng liên quan đến một trong những vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969.

Mặc dù ông Bob Kerrey đã bày tỏ sự hối hận về những sai lầm và nhận trách nhiệm về những gì đã gây ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam cũng như bày tỏ mong muốn sẽ đóng góp nhiều hơn nữa để thúc đẩy quá trình bình thường hóa và tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhưng vết thương chiến tranh không dễ dàng xóa nhòa trong tâm trí người dân. Vì vậy, chọn lựa người lãnh đạo trường ĐH Fulbright có uy tín, không từng gây ra những “vết thương lòng” đối với người dân Việt Nam sẽ tốt hơn.

 Ngoài ra, việc xây dựng trường ĐH Fulbright không chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cho con em gia đình khá giả học tập mà cũng cần chú trọng đến tạo điều kiện cho những học sinh gia đình chính sách, con thương binh, liệt sĩ, bị ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin được tiếp cận với môi trường đào tạo chất lượng tốt.

Không chỉ quan tâm đầu tư đến lĩnh vực giáo dục, cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey cũng cần phải có tiếng nói với Chính phủ Hoa Kỳ có trách nhiệm hơn đối với những nạn nhân bị ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin Việt Nam cũng như thế hệ con, cháu họ.

Hơn 40 năm sau chiến tranh nhưng hàng triệu người Việt Nam vẫn đang phải sống trong nỗi đau của bệnh tật do hậu quả của chất độc da cam/dioxin. Đau đớn hơn, khi họ lại phải chứng kiến các thế hệ kế tiếp cũng bị ảnh hưởng nặng nề của thứ chất độc chết người này.

“Đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam là một trong những nhiệm vụ chính của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Với sự cộng tác của các luật sư Mỹ, các tổ chức, đoàn thể ở trong nước và thế giới, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã và đang tiếp tục khởi kiện 37 công ty hoá chất Hoa Kỳ, đòi bồi thường dân sự cho các nạn nhân da cam Việt Nam”- ông Nguyễn Văn Rinh nói.

Cần xem xét việc làm cụ thể của ông Bob Kerrey

Chiến tranh đã lùi xa. Tuy nhiên, những đau thương, mất mát và cả hậu quả của cuộc chiến tranh Hoa Kỳ tại Việt Nam để lại vẫn còn dư âm cho đến ngày nay. Mặc dù chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng cũng cần có cái nhìn khoan dung hơn đối với những người từng là “kẻ thù” của mình. Đó là ý kiến của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập.

Hiện nay, Việt Nam đã hợp tác về giáo dục đào tạo với nhiều nước phát triển trên thế giới như: CHLB Đức, Pháp, Anh, Nga, Nhật Bản. Và nay, chúng ta hợp tác với Hoa Kỳ thành lập trường ĐH Fulbright tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là điều rất đáng mừng.

Để thành lập được trường ĐH Fulbright tại Việt Nam, chắc hẳn cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey đã có nhiều công sức kêu gọi Chính phủ và các tổ chức Hoa Kỳ đầu tư xây dựng trường. Công lao và sự đóng góp của ông Bob Kerrey là thể hiện sự hối hận, chuộc lỗi của ông đối với những gì đã gây ra trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nếu trong quá trình xây dựng trường ĐH Fulbright, cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey có nhiều hoạt động kêu gọi sự tài trợ cho việc phát triển trường và hỗ trợ sinh viên, huy động nhiều giảng viên giỏi đến giảng dạy, chất lượng đào tạo của trường được nâng lên thì chúng ta cũng có thể tha thứ cho những việc làm sai trái của ông Bob Kerrey trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, chúng ta hãy “khép lại quá khứ và hướng về hiện tại và tương lai”, nhìn sự việc cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey được lựa chọn làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH Fulbright một cách khoan dung, độ lượng hơn, không nên quá định kiến với những chỉ huy quân đội Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam.

Hơn nữa, trong trả lời một tờ báo, ông Bob Kerrey cho biết, sẽ vui mừng rút lui khỏi vị trí được bầu chọn nếu sự có mặt của ông đặt sự phát triển trường ĐH Fulbright vào tình thế khó khăn.

Điều quan trọng hiện nay là chúng ta cần xem xét những việc làm của cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey đối với việc xây dựng ĐH Fulbright nói riêng cũng như cải thiện và thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ nói chung có đúng như những gì ông trải lòng hay không?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao ông Bob Kerrey được chọn làm lãnh đạo ĐH Fulbright ở Việt Nam?
Vì sao ông Bob Kerrey được chọn làm lãnh đạo ĐH Fulbright ở Việt Nam?

VOV.VN - Việc Hoa Kỳ chọn cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH Fulbright là muốn cải thiện, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Vì sao ông Bob Kerrey được chọn làm lãnh đạo ĐH Fulbright ở Việt Nam?

Vì sao ông Bob Kerrey được chọn làm lãnh đạo ĐH Fulbright ở Việt Nam?

VOV.VN - Việc Hoa Kỳ chọn cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Kerrey làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị ĐH Fulbright là muốn cải thiện, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam.

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong
Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

VOV.VN - Vụ thảm sát Thạnh Phong đã được Chủ tịch Đại học Fulbright Bob Kerrey nhắc đến nhiều lần với sự hối hận.

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

Chủ tịch ĐH Fulbright Bob Kerrey và nỗi ám ảnh mang tên Thạnh Phong

VOV.VN - Vụ thảm sát Thạnh Phong đã được Chủ tịch Đại học Fulbright Bob Kerrey nhắc đến nhiều lần với sự hối hận.

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch
Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam: Bob Kerrey xứng đáng với vị trí này vì ông sẽ đóng góp lâu dài và nhiệt thành cho quan hệ Việt - Mỹ.

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Đại học Fulbright lý giải việc mời Bob Kerrey làm Chủ tịch

Chủ tịch Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam: Bob Kerrey xứng đáng với vị trí này vì ông sẽ đóng góp lâu dài và nhiệt thành cho quan hệ Việt - Mỹ.

Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam
Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam

VOV.VN - Tờ Financial Times của Anh nói rằng việc ông Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright đã xới lại vết thương chiến tranh ở Việt Nam và ông có thể từ chức.

Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam

Báo Anh: Bob Kerrey “sẵn sàng từ chức” Chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam

VOV.VN - Tờ Financial Times của Anh nói rằng việc ông Kerrey làm Chủ tịch Đại học Fulbright đã xới lại vết thương chiến tranh ở Việt Nam và ông có thể từ chức.