Lớp học hướng thiện của thầy giáo Nguyễn Trà

VOV.VN -Hơn 20 năm qua, thầy giáo Nguyễn Trà dù đã nghỉ hưu nhưng không quản khó khăn, vận động từng em đến với “Lớp học hướng thiện”.

Thầy giáo, cô giáo như những người “lái đò” cần mẫn chèo lái con đò tri thức, để rồi thấy biết bao thế hệ học sinh trưởng thành.

Sau những chuyến đò ấy, những tưởng, người thầy giáo, cô giáo sẽ khép lại giáo án, trở về với cuộc sống thường nhật.

Nhưng với thầy giáo Nguyễn Trà (ở tổ 23B phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội) thì dường như việc dạy học đối với thầy không chỉ là trách nhiệm trên bục giảng, mà còn trách nhiệm đối với xã hội, với những em học sinh kém may mắn của mình.

Dù tuổi đã cao nhưng thầy giáo Nguyễn Trà miệt mài bên đèn sách để đem lại những kiến thức cho những trẻ em không may mắn
Bởi vậy, suốt hơn 20 năm qua, thầy Nguyễn Trà vẫn lặng lẽ, không quản khó khăn, vượt lên trên những lời dị nghị để tìm đến những đứa trẻ kém may mắn ở chợ lao động, xóm trọ nghèo giúp các em thay đổi suy nghĩ, định hướng tương lai bằng chính con đường học vấn, không chỉ vậy mà còn hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho các em.

Năm 1992, thầy Nguyễn Trà đã quyết định dùng nhà thờ chi họ Nguyễn của gia đình ở làng Kim Liên làm lớp học miễn phí, mang tên “hướng thiện” với ý nghĩa “Thầy tu đức, lòng thương người, còn trò học đạo làm người, hướng đến những điều tốt đẹp”.

Lớp học không phấn trắng với bảng đen, mà các thầy ngồi bên cạnh trò xem các em học chỗ nào chưa hiểu thì chỉ bảo ngay.

Phương châm của thầy Trà là dạy những gì các em cần, vì thế, mỗi giờ học trở nên hấp dẫn, cuốn hút các em, gợi mở kho kiến thức gắn với chính công việc mà các em làm để các em hiểu.

Đặc biệt, thầy thông thạo tiếng Pháp, Đức, Anh, Italy và biết chữ Hán nên số lượng học sinh của thầy càng phong phú và đa dạng hơn, giúp các em theo đuổi đam mê, ham học và trở thành người có ích cho xã hội.

Chị Phạm Thị Ánh Tuyết, theo học tiếng Hán của thầy Trà đã 17 năm cho biết: “Buổi đầu tôi theo học tiếng Hán Nôm, lúc bấy giờ thì tiếng đó rất hiếm. Tôi cũng học cả tiếng Pháp nữa. Cứ quên thì hỏi thầy. Thầy giống như cuốn từ điển sống, ngay cả các lĩnh vực trong văn hóa, xã hội, về đời sống, có khó khăn thì thầy sẽ giải đáp. Tôi thấy cuộc sống vơi đi những nhọc nhằn ...”

Lớp học ngoài trời của thầy giáo Nguyễn Trà
22 năm qua, lớp học không ngày khai giảng, bế giảng với đủ mọi lứa tuổi, thậm chí thầy còn phục vụ cơm nước cho học trò.

Trong khi học trò, đủ mọi thành phần, nhiều người chỉ là những cô bé, cậu bé bán báo, bánh mỳ, hay phụ xây được thầy nhóm lên ngọn lửa quyết tâm học hành đã thi đỗ cao đẳng, đại học, đi học nghề, tìm được công việc ổn định, có người đã trở thành giáo viên.

Chính việc làm thiện nguyện của thầy Trà - người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng lên lớp học hướng thiện đã thu hút nhiều thầy giáo, cô giáo khác cùng tham gia.

Không chỉ vậy, người trong gia đình thầy hết lòng ủng hộ.

Nguyễn Vân Dung, cháu nội của thầy Nguyễn Trà hiện cũng là thành viên tích cực trong việc kèm các em học sinh của lớp học hướng thiện chia sẻ: “Được giúp đỡ người khác, em cảm thấy rất vui. Qua đó, em cũng phần nào truyền đạt kiến thức của mình đến với người khác”.

Dù đã ở tuổi 82 nhưng nét tinh anh, minh mẫn, đi lại nhanh nhẹn, nói chuyện dí dỏm, tình cảm, lòng yêu thương con người cao cả khiến cho ai tiếp xúc với thầy cũng cảm thấy gần gũi.

Chia sẻ về hoạt động của lớp học, thầy Nguyễn Trà cho biết: Trước đây còn sức khỏe, lớp học được tổ chức mỗi tuần 4 buổi. Những năm gần đây thì duy trì mỗi sáng chủ nhật hàng tuần. Khi thì ở nhà thầy, khi lại ra ngoài đình làng Trung Tự. Đối với thầy, mối lứa học sinh trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội là món quà, cũng là động lực lớn lao để thầy tiếp tục công việc thiện nguyện của mình”.

Tự hào vì đã nối tiếp truyền thống hơn 400 năm làm nghề dạy học của dòng họ, giờ đây, chính tấm lòng thiện nguyện của thầy Nguyễn Trà đã tiếp lửa cho thế hệ con cháu.

Mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng thiện nguyện như thầy Nguyễn Trà, để có nhiều hơn nữa học sinh có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục chắp cánh ước mơ trên con đường tri thức, mở rộng cánh cửa bước vào tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa
Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

VOV.VN - Những thầy giáo trẻ tâm niệm, được dạy học nơi đảo xa thì ý nghĩa của tuổi đôi mươi sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

Gặp những thầy giáo trẻ “gieo chữ” ở Trường Sa

VOV.VN - Những thầy giáo trẻ tâm niệm, được dạy học nơi đảo xa thì ý nghĩa của tuổi đôi mươi sẽ được nhân lên gấp nhiều lần.

Tri ân các thế hệ thầy giáo, cô giáo ngày 20/11
Tri ân các thế hệ thầy giáo, cô giáo ngày 20/11

VOV.VN -Nhiều hoạt động tri ân các thế hệ thầy giáo cô giáo thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Tri ân các thế hệ thầy giáo, cô giáo ngày 20/11

Tri ân các thế hệ thầy giáo, cô giáo ngày 20/11

VOV.VN -Nhiều hoạt động tri ân các thế hệ thầy giáo cô giáo thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Thầy giáo Nguyễn Duy Quy và “chiếc gậy dò đường  thông minh”
Thầy giáo Nguyễn Duy Quy và “chiếc gậy dò đường thông minh”

VOV.VN  - “Chiếc gậy dò đường thông minh” của thầy Quy đã đem lại niềm vui và sự an toàn cho người khiếm thị  mỗi khi đi lại.

Thầy giáo Nguyễn Duy Quy và “chiếc gậy dò đường  thông minh”

Thầy giáo Nguyễn Duy Quy và “chiếc gậy dò đường thông minh”

VOV.VN  - “Chiếc gậy dò đường thông minh” của thầy Quy đã đem lại niềm vui và sự an toàn cho người khiếm thị  mỗi khi đi lại.

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân
Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

VOV.VN - Cuộc hành trình xuyên Việt sẽ được anh Võ Mạnh Tuấn (1987), hiện là giáo viên trường Trung cấp nghề Kon Tum thực hiện qua 20 tỉnh thành.

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

Một thầy giáo đi bộ xuyên Việt gây quỹ ủng hộ con em ngư dân

VOV.VN - Cuộc hành trình xuyên Việt sẽ được anh Võ Mạnh Tuấn (1987), hiện là giáo viên trường Trung cấp nghề Kon Tum thực hiện qua 20 tỉnh thành.

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói
Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

VOV.VN -May mắn từ “cõi chết” trở về, thầy Bằng tiếp tục gắn bó với nghề giáo, cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục.

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

Thầy giáo Cơ Tu yêu nghề từng bị dân làng bắt nhốt, bỏ đói

VOV.VN -May mắn từ “cõi chết” trở về, thầy Bằng tiếp tục gắn bó với nghề giáo, cùng chính quyền địa phương giúp đồng bào vượt qua hủ tục.