Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến hoàn thiện, trình Chính phủ đề nghị sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, bổ sung 1 số điều như trả lương giáo viên theo vị trí việc làm.
Bộ Nội vụ khẳng định việc xây dựng khung năng lực vị trí việc làm còn định tính. Vì vậy, hiện nay hầu hết đều dựa vào quy định tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức để làm căn cứ xác định khung năng lực vị trí việc làm. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm. Chưa có tiêu chí đánh giá về khối lượng công việc để làm căn cứ tính toán xác định khoa học số lượng người ở mỗi vị trí việc làm hoặc để xác định một người có thể kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Từ đó dẫn đến khó khăn trong quá trình xác định biên chế công chức và số lượng viên chức theo vị trí việc làm.
Giáo viên sẽ được trả lương theo vị trí việc làm. Ảnh: Nghiêm Huê
Bộ Nội vụ cũng cho hay cơ chế tuyển công chức, viên chức hiện nay vẫn chưa thực sự gắn với vị trí việc làm, chưa xây dựng được cơ chế để tuyển chọn được người có tài năng, đáp ứng ngay yêu cầu của vị trí việc làm, chưa gắn thẩm quyền của người trực tiếp sử dụng công chức với thẩm quyền quyết định tuyển dụng. Ngoài ra, quy định tuyển dụng theo quy trình thi tuyển hoặc xét tuyển hiện nay cũng bộc lộ một số hạn chế, chưa có độ “mở” cần thiết để có thể tuyển dụng được đúng người phù hợp với công việc đặc biệt là trong công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài, tạo cơ chế liên thông giữa nguồn nhân lực ở khu vực công và khu vực tư, cơ chế cạnh tranh vị trí việc làm để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Các quy định về thu hút nhân tài chủ yếu mới chỉ ưu tiên về tuyển dụng đầu vào, chưa tạo được cơ chế, môi trường làm việc độc lập, cạnh tranh, sáng tạo để người tài có điều kiện phát huy tài năng, sở trường trong công tác, chưa đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho người đứng đầu địa phương, bộ ngành trong công tác thu hút, sử dụng người có tài năng phù hợp với đặc thù hoạt động của từng ngành nghề, lĩnh vực, địa phương. Do đó, dự kiến sửa đổi quy định tại điều 6 về chính sách đối với người có tài năng theo hướng Chính phủ quy định khung cơ chế, chính sách đối với người có tài năng trong từng ngành, lĩnh vực và phân cấp cho bộ, ngành, địa phương căn cứ vào điều kiện cụ thể của bộ, ngành, địa phương quy định chi tiết chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ người có tài.
Ngoài ra, sẽ sửa đổi quy định tài khoản 1 điều 34 về phân loại công chức, theo đó, đề xuất Luật Cán bộ Công chức sẽ không khống chế số lượng ngạch công chức từ cao xuống thấp chỉ có 4 loại (A, B,C,D ) như trước đây mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể thứ bậc các ngạch công chức chuyên ngành từ cao xuống thấp để tạo cơ sở thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống vị trí việc làm và trả lương theo vị trí việc làm./.
VOV.VN -Chính sách tuyển chọn giáo viên cần căn cứ vào năng lực thực tế, đạo đức, tăng hợp đồng, tinh giản biên chế minh bạch để nâng cao chất lượng nhà giáo.
VOV.VN - Việc tăng lương giáo viên nên là yếu tố tiên quyết trong quá trình cải cách giáo dục. Song đến nay, đề xuất này của Bộ GD-ĐT lại đang bị phản đối.
VOV.VN - Tết năm nay, giáo viên TP.HCM có thêm một khoản thu nhập nhờ cơ chế đặc thù. Các thầy cô được nhận thưởng tết từ vài triệu tới vài chục triệu đồng.
VOV.VN - Tết năm nay, giáo viên TP.HCM có thêm một khoản thu nhập nhờ cơ chế đặc thù. Các thầy cô được nhận thưởng tết từ vài triệu tới vài chục triệu đồng.
VOV.VN - Trong khi có ý kiến cho rằng, mức thưởng Tết cho giáo viên không nên có sự chênh lệch thì có người đề xuất thưởng Tết nên dựa vào năng lực của giáo viên.
VOV.VN - Trong khi có ý kiến cho rằng, mức thưởng Tết cho giáo viên không nên có sự chênh lệch thì có người đề xuất thưởng Tết nên dựa vào năng lực của giáo viên.
VOV.VN - Nhiều giáo viên ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau phản ánh bị cắt hợp đồng lao động ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, nhất là dịp Tết nguyên đán sắp tới.
VOV.VN - Nhiều giáo viên ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau phản ánh bị cắt hợp đồng lao động ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, nhất là dịp Tết nguyên đán sắp tới.
VOV.VN -Vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ, thiếu cơ sở vật chất đang là nỗi lo của nhiều giáo viên và trường học hiện nay khi áp dụng chương trình GDPT mới.
VOV.VN -Vấn đề thừa thiếu giáo viên cục bộ, thiếu cơ sở vật chất đang là nỗi lo của nhiều giáo viên và trường học hiện nay khi áp dụng chương trình GDPT mới.