Bài 3:

Muốn đổi mới thi THPT, phải chữa được “bệnh” thành tích

VOV.VN-Đổi mới thi tốt nghiệp THPT không chỉ thay đổi cách dạy và học mà phải giải quyết được tiêu cực trong thi cử và “bệnh” thành tích trong giáo dục.

Dự thảo phương án đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đang được Bộ GD-ĐT lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội trước khi quyết định phương án cuối cùng khả thi nhất. Dù phương án cuối cùng là như thế nào thì mục đích của kỳ thi không chỉ là xét công nhận tốt nghiệp THPT và để các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) sử dụng kết quả đó trong tuyển sinh; tác động tích cực đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, kiểm tra, đánh giá học sinh mà còn hướng tới việc việc giảm tiêu cực và tốn kém cho xã hội.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014


Từ nhiều năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn bị đánh giá là không trung thực, khách quan so với thực tế chất lượng giảng dạy và học tập. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ở các địa phương gần như nhau, với con số lên đến 98%, 99%. Trong một vài năm gần đây, con số này vẫn được giữ nguyên hoặc thậm chí là năm sau cao hơn năm trước. Năm nay, mặc dù đã có nhiều đổi mới trong thi cử nhưng tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở bậc giáo dục THPT là 99,02% (năm 2013 là 98,97%); giáo dục thường xuyên là 89,01% (năm 2013 là 78,08%).

Mặc dù ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới, cải tiến nhằm đảm bảo cho kỳ thi an toàn, nghiêm túc nhưng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay vẫn còn xảy ra sai phạm tại một số hội đồng thi khi học sinh vẫn ngang nhiên trao đổi bài, mang tài liệu vào phòng thi...

Phương án mới chưa hẳn giải quyết được tiêu cực và cồng kềnh

Nhiều ý kiến cho rằng, cách thức đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT đưa ra có thể sẽ giảm chi phí cho tổ chức thi theo hướng gọn nhẹ hơn vì từ chỗ kỳ thi diễn ra trong 4 ngày sẽ giảm xuống còn 2 đến 2,5 ngày. Phương thức thi mới có thể hạn chế việc giáo viên dạy dồn hoặc cắt xén chương trình đối với những môn không thi như trước đây.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, nếu gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ làm một thì chưa chắc đã giải quyết được tiêu cực và cồng kềnh cho xã hội.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá- Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, một kỳ thi quốc gia chung được thực hiện tốt sẽ tạo chuyển biến mới trong công tác thi cử và tạo điều kiện điều chỉnh việc giảng dạy, học tập ở trường phổ thông.

Tuy nhiên, việc gộp 2 kỳ thi làm một tự nó không giải quyết được 2 vấn đề mà dư luận xã hội đang phàn nàn. Đó là thi cử còn nhiều tiêu cực, không phản ánh được chính xác kết quả học tập của học sinh. Việc tổ chức 2 kỳ thi liên tục khiến thi cử cồng kềnh, tiêu hao nhiều thời gian, sức lực và kinh phí của học sinh, gia đình và Nhà nước.

Theo GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, tiêu cực trong thi cử hiện nay bắt nguồn từ bệnh thành tích và những tiêu cực trong xã hội. Muốn dẹp bỏ tiêu cực trong thi cử thì phải dẹp từ “nguồn”. Đó là cần đổi mới tư duy của người dân về việc “học thật, thi thật”.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ có những yêu cầu khác nhau. Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ có mục đích xác nhận trình độ của học sinh nên có bao nhiêu em đạt được trình độ theo yêu cầu thì bấy nhiêu em sẽ được công nhận đỗ tốt nghiệp.

 

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết

Còn kỳ thi ĐH, CĐ mang tính tuyển lựa, số điểm thí sinh đạt được là điểm cạnh tranh theo chỉ tiêu tuyển sinh của mỗi trường. Mỗi trường, thậm chí mỗi ngành, đều có yêu cầu riêng trong tuyển chọn đầu vào. 

Do đó, dù đã có kết quả từ một kỳ thi quốc gia “2 trong 1”, nhiều trường, nhất là những trường tốp đầu, những trường có tính đặc thù đòi hỏi thí sinh phải có năng khiếu, vẫn phải tổ chức thêm một kỳ thi hoặc có thêm các hình thức kiểm tra khác như: Sơ tuyển, phỏng vấn, viết luận, kiểm tra IQ… để chọn lựa sinh viên phù hợp với yêu cầu, đặc thù của trường.

Nếu như theo ý kiến của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, các trường ĐH, CĐ tốp đầu hay những trường có tính đặc thù như: Âm nhạc, Sân khấu điện ảnh, Thể dục thể thao vẫn phải tổ chức 1 đợt thi hoặc kiểm tra nữa thì kỳ thi tuyển chọn thí sinh vào những trường này có thể được tổ chức rải rác trong năm, chứ không dồn vào một thời điểm như hiện nay. 

Như vậy, số lượng thí sinh và người nhà từ các địa phương di chuyển lên các thành phố lớn để lo cho kỳ thi tuyển chọn vào ĐH, CĐ sẽ kéo dài cả tháng, thậm chí là 2-3 tháng sẽ gây nên sự cồng kềnh trong khâu tổ chức thi, bố trí lực lượng thanh tra, công an, thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn cho kỳ thi.

Nhìn ở góc độ đảm bảo an toàn của đề thi tích hợp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM lo ngại, nếu việc ra đề thi tích hợp cho kỳ thi tốt nghiệp THPT không đảm bảo an toàn về độ chính xác và tính bảo mật cao thì có thể dẫn đến tiêu cực trong xã hội. Vì vậy, việc ra đề thi không nên giao cho các địa phương.

Trong những năm đầu thực hiện đổi mới kỳ thi, Bộ GD-ĐT vẫn đảm nhận vai trò ra đề thi bằng cách xây dựng ngân hàng đề thi phù hợp với từng môn và liên môn. Sau đó, Bộ có thể giao việc tổ chức và ra đề thi cho Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia đảm nhận, có sự kiểm định độc lập.

Ông Lê Văn Học

Không chỉ lưu ý tới việc ra đề thi, bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang còn quan tâm tới việc tăng chi phí cho việc chấm thi. Như kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện hành thì chỉ cần 1 giáo viên chấm và 1 giáo viên chấm soát lại cho 1 bài thi. 

Còn nếu thi theo phương thức ra đề thi tích hợp thì phải cần nhiều giáo viên cùng ra đề thi, cùng chấm 1 bài thi. Sau đó cũng cần phải huy động nhiều giáo viên tham gia chấm lại, phúc khảo. Chi phí cho cho việc bồi dưỡng nhiều giáo viên ra đề, chấm thi không phải là nhỏ.

Tuy nhiên, ông Lê Văn Học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, để đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và để chống tiêu cực, các địa phương phải huy động cả cán bộ, giáo viên ở cấp THPT và ĐH, CĐ cùng tham gia làm đề thi, coi thi và chấm thi. Kinh phí dù có tốn kém nhưng vì đổi mới chất lượng thi cử và chống tiêu cực thì vẫn phải làm.

Đồng ý với quan điểm trên, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia phải gắn với đổi mới chương trình sách giáo khoa, cách dạy và học ở trường phổ thông và mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. 

Muốn thực hiện tốt được điều này thì không chỉ ngành giáo dục mà cả xã hội cần thay đổi tư duy về học tập và thi cử thực chất. Đổi mới thi cử phải giải quyết được “bệnh” thành tích trong giáo dục. Vẫn biết là rất khó nhưng phải làm bằng cách thay đổi từng bước.

 

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ

Có thể tham khảo mô hình thi tốt nghiệp THPT ở một số nước

Dự thảo phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia đang được lấy ý kiến rộng rãi trong dư luận xã hội, đặc biệt là những chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học, học giả và những người công tác trong ngành giáo dục trước khi Bộ GD-ĐT quyết định phương án cuối cùng cho kỳ thi.

Trong các diễn đàn về giáo dục, nhiều giáo sư, nhà khoa học đã nhiều lần khẳng định: Mỗi nước có nền giáo dục khác nhau, không thể áp dụng hoàn toàn mô hình giảng dạy, thi cử ở nước này vào nước khác.

Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo” cũng chỉ rõ, nền giáo dục Việt Nam sẽ kế thừa những thành quả tích cực của hệ thống giáo dục truyền thống và chọn lọc những tinh hoa của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Vì vậy, chúng ta có thể tham khảo mô hình học tập và thi tốt nghiệp THPT ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

Từ nhiều năm nay, Việt Nam và một số nước ở khu vực châu Á, Đông Bắc Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Ở cấp học này, các nước đều có cách giảng dạy và thi cử gần giống nhau.

So với các nước châu Âu, cách đánh giá học tập và thi cử của học sinh THPT khác rất nhiều. Mỗi một nước đều có nền chính trị, điều kiện kinh tế-xã hội, tập tục văn hóa, hệ thống giáo dục mang bản sắc riêng, không thể áp dụng 100% mô hình giảng dạy, đánh giá và tổ chức thi của nước này vào nước khác hay với Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể tham khảo mô hình THPT cũng như thi cử ở một số nước có nền giáo dục tiên tiến để cùng suy ngẫm và tìm giải pháp đổi mới cách đánh giá học sinh, tổ chức thi cử sao cho hiệu quả và thực chất nhất, phù hợp với văn hóa và đặc thù của nước ta.

Trước tiên, chúng ta thử tìm hiểu mô hình học tập và đánh giá học sinh của Cộng hòa Pháp - quốc gia vẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi tốt nghiệp ở nước này được tổ chức làm 2 đợt. Đợt 1, học sinh thi các môn Xã hội. Đợt 2 thi các môn Tự nhiên. Những kỳ thi như thế này này được tổ chức rất bài bản, khoa học và không có tiêu cực, gian lận nhưng độ chính xác rất cao. Hằng năm, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT chỉ đạt từ 70-75%. Sau đó, các trường ĐH, CĐ có thể tuyển sinh dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Nhìn sang nước có nền kinh tế đứng hàng đầu trên thế giới như Mỹ. Ở Mỹ, học sinh không phải thi tốt nghiệp THPT. Nhà trường sẽ đánh giá học sinh một cách khách quan thông qua việc học tập và kết quả thi các môn của học kỳ I và II. Khi học sinh học hết cấp III thì không phải thi tốt nghiệp mà sẽ được nhà trường cấp chứng chỉ tốt nghiệp THPT dựa vào kết quả đánh giá học tập các môn học.

 

Macduffie School, thuộc thành phố Granby, bang Massachusetts là trường Trung Học danh tiếng dành cho học sinh có hoài bão vào đại hoọc nổi tiếng tại Mỹ (Ảnh: Cisa.edu.vn)


Ở Australia hay Hà Lan, giáo dục THPT ở mỗi bang trong nước có những cách đánh giá quá trình học tập của học sinh khác nhau, nhưng lại có đặc điểm chung là ưu tiên đánh giá theo năng lực toàn diện của học sinh.

CHLB Đức là một nước có nền giáo dục được đánh giá cao và khá toàn diện. Ở nước này, các em học sinh được nhà trường và gia đình định hướng nghề nghiệp ngay từ cấp Tiểu học, THCS và theo năng khiếu từ khi còn bé. Có những em học hết THCS là chuyển sang học trường nghề. Chính vì thế, không phải học sinh nào cũng theo học THPT. Nếu em nào theo học THPT thì phải nói là có ý thức học tập rất nghiêm túc.

Hệ thống giáo dục THPT ở Đức rất phát triển như là bước đệm để học sinh chuẩn bị vào ĐH, CĐ. Giáo dục THPT không chỉ coi trọng giảng dạy kiến thức mà rất coi trọng đến phát triển nhân cách, tư duy của học sinh.

Ở CHLB Đức cũng không tổ chức thi tốt nghiệp THPT. Học sinh được cấp bằng tốt nghiệp THPT hay không sẽ dựa trên kết quả học tập và rèn luyện đạo đức trong 3 năm học.

Nhìn chung, ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến và phát triển, việc đánh giá quá trình học tập và thi cử bậc THPT được thực hiện rất nghiêm túc, bài bản dưới sự kiểm duyệt chặt chẽ. Nhiều hội đồng kiểm định chất lượng được thành lập với trách nhiệm rất cao trong việc đánh giá hồ sơ quá trình học tập, thi cử của học sinh.

Ví dụ như ở bên Mỹ, CHLB Đức, trường THPT đánh giá một hồ sơ học tập và kết quả thi cử của một học sinh có khi phải mất cả ngày. Việc đánh giá hồ sơ của học sinh luôn kèm theo lời nhận xét, giới thiệu của giáo viên chủ nhiệm hoặc Hiệu trưởng nhà trường vào một trường ĐH, CĐ phù hợp với trình độ, năng khiếu của các em./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thứ trưởng GD-ĐT: “Tổ chức một kỳ thi quốc gia chung không lãng phí”
Thứ trưởng GD-ĐT: “Tổ chức một kỳ thi quốc gia chung không lãng phí”

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện đề án cho việc tổ chức một kỳ thi quốc gia. Đề án sẽ được công bố để lấy ý kiến đông đảo dư luận xã hội.

Thứ trưởng GD-ĐT: “Tổ chức một kỳ thi quốc gia chung không lãng phí”

Thứ trưởng GD-ĐT: “Tổ chức một kỳ thi quốc gia chung không lãng phí”

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện đề án cho việc tổ chức một kỳ thi quốc gia. Đề án sẽ được công bố để lấy ý kiến đông đảo dư luận xã hội.

Bộ GD-ĐT công bố 3 phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia
Bộ GD-ĐT công bố 3 phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

VOV.VN -Kỳ thi này nhằm xét công nhận tốt nghiệp THPT và là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh.

Bộ GD-ĐT công bố 3 phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

Bộ GD-ĐT công bố 3 phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia

VOV.VN -Kỳ thi này nhằm xét công nhận tốt nghiệp THPT và là căn cứ để các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh.

“Đổi mới kỳ thi nếu có lợi cho xã hội, dù khó khăn vẫn làm”
“Đổi mới kỳ thi nếu có lợi cho xã hội, dù khó khăn vẫn làm”

VOV.VN- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đổi mới thi cử không được tách rời chương trình SGK, chương trình giảng dạy, mục tiêu giáo dục.

“Đổi mới kỳ thi nếu có lợi cho xã hội, dù khó khăn vẫn làm”

“Đổi mới kỳ thi nếu có lợi cho xã hội, dù khó khăn vẫn làm”

VOV.VN- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đổi mới thi cử không được tách rời chương trình SGK, chương trình giảng dạy, mục tiêu giáo dục.

Đổi mới thi tốt nghiệp THPT- chọn đúng yếu điểm của giáo dục
Đổi mới thi tốt nghiệp THPT- chọn đúng yếu điểm của giáo dục

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đề xuất 3 phương án tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia cho thấy, ngành giáo dục chọn đột phá trong cải cách giáo dục là từ thi cử.

Đổi mới thi tốt nghiệp THPT- chọn đúng yếu điểm của giáo dục

Đổi mới thi tốt nghiệp THPT- chọn đúng yếu điểm của giáo dục

VOV.VN -Bộ GD-ĐT đề xuất 3 phương án tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia cho thấy, ngành giáo dục chọn đột phá trong cải cách giáo dục là từ thi cử.

Góp ý 3 phương án thi THPT: Thầy và trò “lúng túng” với đề tích hợp
Góp ý 3 phương án thi THPT: Thầy và trò “lúng túng” với đề tích hợp

VOV.VN-Việc ra đề thi tích hợp chưa được ứng dụng rộng rãi ở các trường học nên khó có thể tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo phương án mới trong năm 2015.

Góp ý 3 phương án thi THPT: Thầy và trò “lúng túng” với đề tích hợp

Góp ý 3 phương án thi THPT: Thầy và trò “lúng túng” với đề tích hợp

VOV.VN-Việc ra đề thi tích hợp chưa được ứng dụng rộng rãi ở các trường học nên khó có thể tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo phương án mới trong năm 2015.

Sau 2015, có thể tổ chức 1 kỳ thi, 1 bài thi quốc gia
Sau 2015, có thể tổ chức 1 kỳ thi, 1 bài thi quốc gia

VOV.VN-Nếu chỉ còn một kỳ thi quốc gia, đề thi sẽ có một số lượng câu hỏi mang tính chất cơ bản để hầu hết học sinh đỗ tốt nghiệp THPT.

Sau 2015, có thể tổ chức 1 kỳ thi, 1 bài thi quốc gia

Sau 2015, có thể tổ chức 1 kỳ thi, 1 bài thi quốc gia

VOV.VN-Nếu chỉ còn một kỳ thi quốc gia, đề thi sẽ có một số lượng câu hỏi mang tính chất cơ bản để hầu hết học sinh đỗ tốt nghiệp THPT.

Góp ý 3 phương án thi THPT: Nhiều Đại học vẫn "lo" tổ chức thi riêng
Góp ý 3 phương án thi THPT: Nhiều Đại học vẫn "lo" tổ chức thi riêng

VOV.VN -Để đảm bảo nguồn tuyển sinh “đầu vào”, nhiều trường ĐH, CĐ bắt buộc phải tổ chức thêm 1 kỳ thi.

Góp ý 3 phương án thi THPT: Nhiều Đại học vẫn "lo" tổ chức thi riêng

Góp ý 3 phương án thi THPT: Nhiều Đại học vẫn "lo" tổ chức thi riêng

VOV.VN -Để đảm bảo nguồn tuyển sinh “đầu vào”, nhiều trường ĐH, CĐ bắt buộc phải tổ chức thêm 1 kỳ thi.

Kỳ thi THPT quốc gia: Thi theo môn hay theo bài?
Kỳ thi THPT quốc gia: Thi theo môn hay theo bài?

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2015 đầu nên tổ chức theo phương án 1 (thi theo môn), còn những năm sau có thể tổ chức thi theo bài.

Kỳ thi THPT quốc gia: Thi theo môn hay theo bài?

Kỳ thi THPT quốc gia: Thi theo môn hay theo bài?

VOV.VN - Nhiều ý kiến cho rằng, năm 2015 đầu nên tổ chức theo phương án 1 (thi theo môn), còn những năm sau có thể tổ chức thi theo bài.

Đề thi quốc gia chung sẽ bao gồm những gì?
Đề thi quốc gia chung sẽ bao gồm những gì?

VOV.VN -Các môn học ở cấp học THPT sẽ được đưa vào một đề thi chung với các phần kiểm tra kiến thức các môn.

Đề thi quốc gia chung sẽ bao gồm những gì?

Đề thi quốc gia chung sẽ bao gồm những gì?

VOV.VN -Các môn học ở cấp học THPT sẽ được đưa vào một đề thi chung với các phần kiểm tra kiến thức các môn.

Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến xã hội về tổ chức kỳ thi quốc gia chung
Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến xã hội về tổ chức kỳ thi quốc gia chung

VOV.VN -Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng mời các tổ chức quốc tế, trường ĐH, CĐ nước ngoài có uy tín sang Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỳ thi quốc gia chung.

Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến xã hội về tổ chức kỳ thi quốc gia chung

Bộ GD-ĐT sẽ trưng cầu ý kiến xã hội về tổ chức kỳ thi quốc gia chung

VOV.VN -Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng mời các tổ chức quốc tế, trường ĐH, CĐ nước ngoài có uy tín sang Việt Nam trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỳ thi quốc gia chung.

Kỳ thi quốc gia chung không giải quyết được tiêu cực và cồng kềnh
Kỳ thi quốc gia chung không giải quyết được tiêu cực và cồng kềnh

VOV.VN -Tiêu cực trong thi cử hiện nay bắt nguồn từ bệnh thành tích và những tiêu cực trong xã hội. Muốn dẹp bỏ tiêu cực trong thi cử thì phải dẹp từ "nguồn".

Kỳ thi quốc gia chung không giải quyết được tiêu cực và cồng kềnh

Kỳ thi quốc gia chung không giải quyết được tiêu cực và cồng kềnh

VOV.VN -Tiêu cực trong thi cử hiện nay bắt nguồn từ bệnh thành tích và những tiêu cực trong xã hội. Muốn dẹp bỏ tiêu cực trong thi cử thì phải dẹp từ "nguồn".