Năm học mới 2021-2022, bộn bề nhiều nỗi lo vì dịch Covid-19

VOV.VN - Dù các địa phương đều xác định sẽ cố gắng khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 để tổ chức dạy và học phù hợp, thế nhưng vẫn còn bộn bề những nỗi lo đối với các cơ sở giáo dục và học sinh.

 

 

TP.HCM, nơi đang là tâm dịch Covid-19 của cả nước, dù chính quyền và ngành chức năng xác định sẽ tổ chức dạy và học trực tuyến đến hết học kỳ 1, nhưng việc vận chuyển, phân phối sách giáo khoa tới cho học sinh đang gặp khó. Trong đó, sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, các đơn vị mới cung ứng được hơn 60% đầu sách đến các trường học. Vì thế, cùng với việc tìm giải pháp phân phối sách đến học sinh, các quận, huyện và các trường phải cung cấp sách giáo khoa điện tử từ lớp 1 đến lớp 12 trên internet cho học sinh để tạm sử dụng trong thời gian đầu năm học.

Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: "Thành phố chỉ đạo các trường nắm thông tin từng phụ huynh, hiểu rõ hoàn cảnh từng học sinh để thống kê được những em hoặc khó khăn về điều kiện đường truyền trong việc học trên internet. Từ đó có giải pháp cụ thể hỗ trợ, như kết nối các mạnh thường quân hỗ trợ tài chính, trang thiết bị cho học sinh, gửi các phiếu học tập, tài liệu để học sinh tự ôn tập học tập. Những học sinh này sẽ được đánh giá kiểm tra và quan tâm kèm cặp riêng ngay khi có điều kiện học trực tiếp".

Đã là năm thứ 3 ngành giáo dục triển khai dạy và học trực tuyến trong bối cảnh chống dịch Covid-19, nhưng các địa phương đều cho rằng, không thể tổ chức học trực tuyến kéo dài mãi, bởi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh, đặc biệt là bậc mầm non và tiểu học. Việc học sinh phải học trực tuyến cũng làm gia tăng gánh nặng cho phụ huynh khi phải trang bị thêm các thiết bị phục vụ học trực tuyến trong bối cảnh thu nhập giảm sút do ảnh hưởng của dịch. Đặc biệt, phương pháp này khó, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được ở các khu vực miền núi, nơi đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Vì thế, nhiều địa phương kiến nghị các ngành chức năng nghiên cứu, ưu tiên tiêm vắc xin cho đội ngũ giáo viên và học sinh cả nước.

Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình nêu ý kiến: "Dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, chúng ta hiện nay đang triển khai chương trình vaccine tổng thể cho toàn dân. Chúng tôi đặc biệt quan tâm là để việc mà học tập của các cháu học sinh thuận lợi thì có lẽ chúng ta cũng phải tính toán đến việc có chương trình vắc xin trong trường học dành cho các cháu học sinh, đặc biệt là học sinh cấp 3".

Dịch Covid-19 với diễn biến phức tạp trong năm 2020 và 8 tháng năm 2021 cũng ảnh hưởng đến tiến độ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới tại nhiều địa phương, đặc biệt là khó khăn trong bố trí nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Tại hội nghị toàn quốc tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới của ngành Giáo dục và Đào tạo mới đây, một số địa phương kiến nghị các cơ quan quản lý xem xét, lùi lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 10.

Ông Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét, báo cáo tình hình và xem xét lùi lộ trình thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 từ năm học 2022-2023 sang năm học 2025-2026 với hai lý do. Một là thời điểm này do dịch Covid-19 nên địa phương chưa có điều kiện đảm bảo nguồn lực để chuẩn bị, nhất là xây dựng chương trình sách giáo khoa, đào tạo đội ngũ. Thứ hai, để đảm bảo đồng bộ năm nay bắt đầu thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 6, để đến 3 năm nữa thì chúng ta thực hiện lớp 10 thì sẽ phù hợp hơn, đảm bảo chất lượng, có tính đồng bộ hơn.

Dẫu biết rằng trong bối cảnh đất nước đang khó khăn vì dịch Covid-19, nhiều vấn đề về chính sách chưa thể giải quyết ngay, nhưng rất mong các cơ quan quản lý, chính quyền và ngành giáo dục- đào tạo địa phương cùng tìm cách tháo gỡ để trẻ em sớm được đến trường học tập trong môi trường an toàn dịch bệnh và cùng "sống chung" với dịch lâu dài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kế hoạch khai giảng và lịch học của 63 tỉnh, thành phố
Kế hoạch khai giảng và lịch học của 63 tỉnh, thành phố

VOV.VN - Chi tiết kế hoạch khai giảng và lịch học các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm học 2021 - 2022 của 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Kế hoạch khai giảng và lịch học của 63 tỉnh, thành phố

Kế hoạch khai giảng và lịch học của 63 tỉnh, thành phố

VOV.VN - Chi tiết kế hoạch khai giảng và lịch học các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm học 2021 - 2022 của 63 tỉnh, thành phố cả nước.

Quảng Ngãi chỉ tổ chức khai giảng tại 1 điểm trường
Quảng Ngãi chỉ tổ chức khai giảng tại 1 điểm trường

VOV.VN - Lễ khai giảng được tổ chức vào lúc 7h30’ ngày 5/9 với quy mô khoảng 30 người, không tổ chức tại các điểm cầu các huyện, thành phố và cơ sở giáo dục.

Quảng Ngãi chỉ tổ chức khai giảng tại 1 điểm trường

Quảng Ngãi chỉ tổ chức khai giảng tại 1 điểm trường

VOV.VN - Lễ khai giảng được tổ chức vào lúc 7h30’ ngày 5/9 với quy mô khoảng 30 người, không tổ chức tại các điểm cầu các huyện, thành phố và cơ sở giáo dục.

Thừa Thiên - Huế khai giảng trực tuyến và truyền hình trực tiếp vào sáng 5/9
Thừa Thiên - Huế khai giảng trực tuyến và truyền hình trực tiếp vào sáng 5/9

VOV.VN - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều kịch bản cho ngày khai giảng năm học 2021-2022.

Thừa Thiên - Huế khai giảng trực tuyến và truyền hình trực tiếp vào sáng 5/9

Thừa Thiên - Huế khai giảng trực tuyến và truyền hình trực tiếp vào sáng 5/9

VOV.VN - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều kịch bản cho ngày khai giảng năm học 2021-2022.