Nếu các trường đại học tự chủ không đúng sẽ bị “tuýt còi“

VOV.VN -Tự chủ có nghĩa là các trường được tự làm, nhưng nếu làm không đúng sẽ  bị “thổi còi”, đây là một thách thức lớn.

Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Tự chủ đại học - Nhìn từ chính sách pháp luật” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng nay (16/11).

Thông tin tại buổi tọa đàm, cả nước có 23 trường đại học được tự chủ, đây là chất xúc tác mạnh, tạo động lực cho toàn hệ thống giáo dục đại học phát triển.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy những trường được thí điểm tự chủ còn vướng nhiều rào cản, trong đó chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ, bất cập; cơ chế quản lý theo chế độ Bộ chủ quản không còn phù hợp; thiếu quy định và định nghĩa cụ thể về tự chủ và quyền của các trường đại học trong việc xác định quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường…

PGS.TS Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT.
PGS.TS Đặng Quang Việt, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, mặc dù được tự chủ, có nghĩa là được trao quyền nhiều hơn khi quyết định các vấn đề về tài chính, nhân sự, học thuật. Tuy nhiên, lại có không ít trường đại học vẫn lo lắng vì sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ, đầu tư từ ngân sách nhà nước.

PGS.TS Đặng Quang Việt nhấn mạnh, tự chủ - nghĩa là các trường phải tự xây dựng thương hiệu bằng chất lượng, để Nhà nước đủ tin tưởng “đặt cọc”, “đặt hàng” đào tạo. Trong Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học không có nội dung nào bỏ rơi các trường công lập tự chủ. Bộ GD-ĐT sẽ có cơ chế đặt hàng để các trường phải cạnh tranh nhau, kể cả các trường công lập và ngoài công lập đều phải thực hiện cơ chế đó. Các trường ngoài công lập nếu đủ điều kiện vẫn được Nhà nước đặt hàng và đầu tư kinh phí như các trường công lập.

Như vậy, muốn nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước, các trường công lập và ngoài công lập sẽ phải vượt qua 3 thách thức lớn: “Thứ nhất, phải đổi mới năng lực quản trị của nhà trường để tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực, vận hành cho hiệu quả.

Thứ hai, giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước các cơ quan quản lý, trước người học.

Hiện nay có tâm lý, nhiều trường được giao tự chủ hơi “run”. Những tiêu chí, tiêu chuẩn trước khi giao tự chủ được Bộ GD - ĐT kiểm soát và cấp phép mã ngành, cấp phép đào tạo trong và ngoài nước, và kiểm tra các tiêu chí, tiêu chuẩn, xong mới cấp phép.

Nhưng bây giờ, giao tự chủ nghĩa là các trường được tự làm, nếu không đúng sẽ  bị “thổi còi”. Đây là một thách thức lớn, đó là giải trình và chịu trách nhiệm trước xã hội, trước cơ quan quản lý Nhà  nước, trước người học.

Thứ ba, phải tự xây dựng thương hiệu. Có thương hiệu thì Nhà nước mới đặt hàng đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học…

Theo tôi, trong Dự thảo Luật đang định hướng như vậy chứ không phải các trường công được giao tự chủ thì Nhà nước sẽ bỏ rơi”.

TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, ban đầu việc Chính phủ cho 23 trường tự chủ, quan điểm tự chủ gắn với kinh phí, ngân sách chưa thực sự phù hợp.

TS Thắng giải thích: “Tự chủ ở đây là đổi mới cơ chế, phương thức phân bổ ngân sách, chứ không phải tự lo được kinh phí. Vì giáo dục vẫn là lĩnh vực đặc thù, nên việc đầu tư của nhà nước vẫn là quan trọng”.

Ví dụ như trường ĐH Bách khoa Hà Nội và một số trường kỹ thuật khác cần phải có những phòng thí nghiệm đầu tư hàng triệu đô, nếu chỉ trông chờ vào học phí thì không thể đủ để trang trải và đòi có chất lượng cao. Những vấn đề này cần được nhà nước giao nhiệm vụ. Hoặc vấn đề đào tạo từ xa, Nhà nước cần thì phải đặt hàng và giao nhiệm vụ. Cơ chế tự chủ gắn với kinh phí, thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học phải năng động hơn, cạnh tranh một cách bình đẳng, dựa vào năng lực thực sự của cơ sở đó.

Trường học được quyền tự quyết học phí?

Tự chủ đồng nghĩa với việc các trường được tự quyết về các vấn đề, trong đó có tự chủ về tài chính. Điều này cũng đã đặt ra những lo ngại về việc các trường tự chủ sẽ đồng loạt tăng học phí. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khẳng định, trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học lần này, liên quan đến học phí, với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự chủ chi thường xuyên 100%, được tự chủ xác định học phí.

PGS. TS Nguyễn Văn Phúc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lý do là khi nhà nước không cấp kinh phí, để bảo đảm chất lượng đào tạo, nhà trường xác định học phí phù hợp. Nhưng dự thảo cũng đặt ra nguyên tắc chung là học phí được xác định dựa trên định mức kinh tế - kỹ thuật và sau này, nhà nước có công cụ giám sát các trường trong việc định ra mức học phí hợp lý, phù hợp với chất lượng đào tạo, đồng thời nhà trường phải có trách nhiệm công khai minh bạch, giải trình, thông báo  mức học phí công khai để sinh viên lựa chọn.

Với các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự chủ chi thường xuyên 100%, việc thu học phí vẫn phải thực hiện theo quy định của Chính phủ, hay nói cách khác là vẫn có mức trần học phí với các cơ sở giáo dục đại học ở những vùng có điều kiện khó khăn, những cơ sở giáo dục đại học ở các ngành, lĩnh vực khó khăn như văn hóa nghệ thuật, nông, lâm, ngư nghiệp...; bảo đảm sự tiếp cận cho con em vùng khó khăn và những ngành không có điều kiện.

Trong dự thảo Luật cũng quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải trích phần thu của mình vào quỹ học bổng dành cho sinh viên nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Trong thực tế hiện nay đã thực hiện và 23 trường tự chủ đã thực hiện tốt điều này. Các trường tự chủ cũng đã sử dụng toàn bộ lãi suất từ nguồn thu của mình gửi ngân hàng để làm quỹ học bổng. Đồng thời, dự thảo cũng quy định về trách nhiệm của Nhà nước. Cụ thể,  Nhà nước có chính sách về học bổng, tín dụng cho các em có hoàn cảnh khó khăn hoặc đối tượng sinh viên có nhu cầu để bảo đảm cho người nghèo, các em có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận với giáo dục đại học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại học Y Hà Nội: Đổi mới đào tạo và hướng đến tự chủ đại học
Đại học Y Hà Nội: Đổi mới đào tạo và hướng đến tự chủ đại học

VOV.VN -Năm học 2018-2019, Trường Đại học Y Hà Nội hướng đến mục tiêu đổi mới đào tạo và tự chủ đại học.

Đại học Y Hà Nội: Đổi mới đào tạo và hướng đến tự chủ đại học

Đại học Y Hà Nội: Đổi mới đào tạo và hướng đến tự chủ đại học

VOV.VN -Năm học 2018-2019, Trường Đại học Y Hà Nội hướng đến mục tiêu đổi mới đào tạo và tự chủ đại học.

"Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"
"Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"

VOV.VN - Việc đẩy mạnh tự chủ đại học là một trọng tâm then chốt cần được giải quyết triệt để và khả thi trong sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này.

"Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"

"Tự chủ đại học không có nghĩa là để các trường tự lo, tự bơi"

VOV.VN - Việc đẩy mạnh tự chủ đại học là một trọng tâm then chốt cần được giải quyết triệt để và khả thi trong sửa đổi Luật Giáo dục đại học lần này.

Tự chủ đại học: Các trường muốn thoát khỏi cơ chế xin – cho
Tự chủ đại học: Các trường muốn thoát khỏi cơ chế xin – cho

VOV.VN -Các trường mong sớm thoát khỏi cơ chế xin – cho để được tự chủ đúng nghĩa chứ không nửa vời như thời gian qua.

Tự chủ đại học: Các trường muốn thoát khỏi cơ chế xin – cho

Tự chủ đại học: Các trường muốn thoát khỏi cơ chế xin – cho

VOV.VN -Các trường mong sớm thoát khỏi cơ chế xin – cho để được tự chủ đúng nghĩa chứ không nửa vời như thời gian qua.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học gốc là tự chủ học thuật
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học gốc là tự chủ học thuật

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Tự chủ đại học là đường một chiều, không thể không đi.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học gốc là tự chủ học thuật

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học gốc là tự chủ học thuật

VOV.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Tự chủ đại học là đường một chiều, không thể không đi.

Tự chủ đại học vẫn là bài toán khó
Tự chủ đại học vẫn là bài toán khó

VOV.VN - Nhiều trường đại học tại TPHCM và chuyên gia giáo dục phấn khởi với khái niệm tự chủ đã dần rõ ràng hơn, cơ chế đã thoáng hơn, nhưng vẫn còn những bất cập

Tự chủ đại học vẫn là bài toán khó

Tự chủ đại học vẫn là bài toán khó

VOV.VN - Nhiều trường đại học tại TPHCM và chuyên gia giáo dục phấn khởi với khái niệm tự chủ đã dần rõ ràng hơn, cơ chế đã thoáng hơn, nhưng vẫn còn những bất cập