Ngành sư phạm: Vênh giữa nhu cầu thực tế với quy mô đào tạo

VOV.VN - Sự kết nối giữa các trường sư phạm chưa tạo thành chuỗi cung ứng nguồn nhân lực nên tạo ra một sự vênh giữa nhu cầu thực tế với quy mô đào tạo.

Năng lực đào tạo ngành sư phạm của các trường đại học, cao đẳng sư phạm hiện đang lớn hơn quá nhiều so với nhu cầu về số lượng giáo viên cần đào tạo, nhưng lại chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng của đội ngũ giáo viên các bậc học. Đó là nhận định của bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) về thực trạng đào tạo ngành sư phạm ở nước ta hiện nay.

Hội thi nghiệp vụ sư phạm của sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh TTXVN.

Tính đến cuối năm 2016, cả nước có 14 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và 4 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Hệ thống cơ sở đào tạo ngành sư phạm phân bố tương đối đều trong cả nước. Các tỉnh, thành phố đều có ít nhất một cơ sở đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở (trừ tỉnh Đắc Nông).

Một số địa phương tập trung nhiều cơ sở đào tạo giáo viên như: Hà Nội có 8 cơ sở, thành phố Hồ Chí Minh có 6 cơ sở. Phần lớn các trường đại học sư phạm tham gia đào tạo giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông.

Quy mô đào tạo ngành sư phạm (gồm cả hệ chính quy và đào tạo từ xa) của các cơ sở này gần 50.000 sinh viên một năm. Chỉ tiêu đào tạo hàng năm lớn, nhưng cơ cấu đào tạo ngành ngành nghề chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không tìm được việc làm ngày càng tăng, nhiều địa phương cũng đang dôi dư giáo viên bậc phổ thông.

Bà Nguyễn Thúy Hồng - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD-ĐT) nêu thực tế: Sự kết nối giữa các trường sư phạm với nhau, các trường sư phạm trong hệ thống với các cơ quan quản lý chưa tạo thành chuỗi cung ứng nguồn nhân lực nên tạo ra một sự vênh giữa nhu cầu thực tế với quy mô đào tạo.

"Hiện tại có 2 vấn đề, một là số sinh viên sư phạm chưa có việc làm, thứ 2 là bây giờ ở các địa phương thừa giáo viên rất nhiều ở bậc trung học cơ sở, còn khối mầm non thì rất là thiếu. Sinh viên sư phạm đào tạo ra thì phần lớn các Giám đốc Sở thì đều nói rằng chưa dùng được ngay, mà phải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng rất nhiều mới sử dụng được”, bà Hồng cho biết.

Bộ GD-ĐT đang thực hiện chương trình phát triển các trường sư phạm, trong đó sẽ thực hiện việc quy hoạch, sắp xếp các cơ sở đào tạo giáo viên thành một hệ thống hợp lý, nhằm đảm bảo đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Bên cạnh đó, Bộ cũng hỗ trợ các cơ sở đào tạo ngành sư phạm xây dựng chương trình, giáo trình mới, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên phù hợp với yêu đào tạo giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sẽ tổ chức 2 đợt thử nghiệm câu hỏi thi của kỳ thi THPT quốc gia
Sẽ tổ chức 2 đợt thử nghiệm câu hỏi thi của kỳ thi THPT quốc gia

VOV.VN - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ tổ chức 2 đợt thử nghiệm câu hỏi thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Sẽ tổ chức 2 đợt thử nghiệm câu hỏi thi của kỳ thi THPT quốc gia

Sẽ tổ chức 2 đợt thử nghiệm câu hỏi thi của kỳ thi THPT quốc gia

VOV.VN - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ tổ chức 2 đợt thử nghiệm câu hỏi thi của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Công bố Quy chế tuyển sinh đại học 2017: Không bỏ điểm sàn
Công bố Quy chế tuyển sinh đại học 2017: Không bỏ điểm sàn

VOV.VN - Theo Quy chế tuyển sinh đại học 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn).

Công bố Quy chế tuyển sinh đại học 2017: Không bỏ điểm sàn

Công bố Quy chế tuyển sinh đại học 2017: Không bỏ điểm sàn

VOV.VN - Theo Quy chế tuyển sinh đại học 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (còn gọi là điểm sàn).