Ngày 20/11 trong mắt thầy cô giáo nước ngoài dạy học ở Việt Nam

VOV.VN -Nghề giáo ở bất cứ đâu cũng được trân trọng với nhiều cách tri ân các thầy cô. Ngày Nhà giáo Việt Nam để lại ấn tượng thế nào với giáo viên nuớc ngoài?

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) từ lâu đã trở thành một phần trong nét văn hóa tôn sư trọng đạo của Việt Nam. Với các thầy cô giáo nước ngoài, dịp này họ cũng nhận được những món quà tri ân, mà theo họ là rất bất ngờ và thú vị. Cô Kim Hee Jin đến từ Hàn Quốc và đang là giáo viên dạy tiếng Hàn tại khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Cô đã 2 lần được trải nghiệm Ngày Nhà giáo Việt Nam cùng các học trò của mình.

Cô Kim Hee Jin (đứng thứ 3 từ phải sang) bên các học trò của mình tại Việt Nam.

“Ngày tri ân các thầy cô giáo ở Việt Nam là một ngày rất đặc biệt. Việt Nam, nghề giáo được coi là nghề đáng trân quý nhất. Việc dạy học không phải là công việc dễ dàng, nhất là đối với một giáo viên ngoại quốc như tôi. Khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa thực sự là một rào cản lớn. Hơn nữa, trong một lớp có nhiều học sinh, mỗi học sinh lại có một nền tảng khác nhau nên giáo viên thật sự phải có cách dạy riêng đối với mỗi học sinh. Được ghi nhận những đóng góp của mình vì sự nghiệp giáo dục, đối với tôi đó là một điều đặc biệt và đáng trân trọng”, cô Kim Hee Jin chia sẻ.

Ngày Nhà giáo Việt Nam để lại trong cô Kim Hee Jin những kỷ niệm khó quên, những giây phút được học sinh vây quanh chúc mừng, để cô trò thêm gần gũi và hiểu nhau hơn. Nói về một kỷ niệm đáng nhớ khi giảng dạy tiếng Hàn tại Việt Nam, cô cho biết: “Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi là thời điểm hoạt động câu lạc bộ tiếng Hàn. Nhưng hôm đó vì không thể mượn được phòng học nên cả cô cả trò phải ngồi ở ngoài sân để học. Dù không bàn ghế, không trang thiết bị nhưng tất cả vẫn rất vui vẻ, cùng học tập, cùng nói chuyện giao lưu. Các bạn học sinh chăm học, có nhiều tiến bộ và đó thực sự là một món quà cho giáo viên chúng tôi”.

Giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có ngày tri ân các thầy cô giáo. Cô Vi Diễm - giáo viên dạy tiếng Trung tại Việt Nam cho biết, dù năm nay là lần đầu tiên cô trải nghiệm ngày 20/11 tại Việt Nam, nhưng cô cảm thấy học sinh Việt Nam rất tôn trọng thầy cô giáo, nhiệt tình với cô giáo nước ngoài. Từ trước Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô Vi Diễm đã nhận được rất nhiều hoa và những lời chúc mừng. Các bạn học sinh còn hẹn cô giáo đúng ngày 20/11 sẽ tới nhà cô để cùng nấu ăn và gặp gỡ mọi người.

Cô Vi Diễm (ngoài cùng bên phải) cảm thấy tôn sư trọng đạo được thể hiện không chỉ riêng trong ngày Nhà giáo mà còn được thể hiện tại cuộc sống hàng ngày. Một số học sinh cũ của cô cũng thường hẹn cô đi chơi và nói chuyện, tổ chức sinh nhật cho cô.

Theo cảm nhận của cô Vi Diễm, thầy cô giáo ở Việt Nam được coi là những bậc cha mẹ thứ hai của học sinh: “Tôn sư trọng đạo được thể hiện không chỉ riêng trong Ngày Nhà giáo mà còn được thể hiện tại cuộc sống hàng ngày. Một số học sinh cũ của tôi cũng thường hẹn cô đi chơi và nói chuyện, tổ chức sinh nhật cho tôi… Ngoài việc rất vui được gặp lại học sinh, tôi cũng rất vui vì các “con” của mình đã trưởng thành”.

Cô Vi Diễm cũng chia sẻ rằng, khoảnh khắc gặp lại các học sinh cũ này mới là điều có giá trị nhất.

“Tôi mong rằng, các thầy cô giáo dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều nhận được sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng của học sinh, như một người nhà, với thật nhiều kỷ niệm niềm vui và sự trân trọng”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những thầy cô gieo con chữ dưới chân núi Ca Hâu, Điện Biên
Những thầy cô gieo con chữ dưới chân núi Ca Hâu, Điện Biên

VOV.VN - Những thầy giáo, cô giáo ở đây giờ không chỉ là những “kỹ sư tâm hồn” mà còn là cha, là mẹ nuôi nấng và dạy dỗ các em nên người.

Những thầy cô gieo con chữ dưới chân núi Ca Hâu, Điện Biên

Những thầy cô gieo con chữ dưới chân núi Ca Hâu, Điện Biên

VOV.VN - Những thầy giáo, cô giáo ở đây giờ không chỉ là những “kỹ sư tâm hồn” mà còn là cha, là mẹ nuôi nấng và dạy dỗ các em nên người.

Cảm động ra suối bắt cá bống tặng cô giáo chủ nhiệm
Cảm động ra suối bắt cá bống tặng cô giáo chủ nhiệm

Không có tiền mua quà, em A Chan, học sinh lớp 8 ở huyện Tu Mơ Rông, ra suối bắt cá bống đá mang tặng giáo viên chủ nhiệm nhân ngày 20/11.

Cảm động ra suối bắt cá bống tặng cô giáo chủ nhiệm

Cảm động ra suối bắt cá bống tặng cô giáo chủ nhiệm

Không có tiền mua quà, em A Chan, học sinh lớp 8 ở huyện Tu Mơ Rông, ra suối bắt cá bống đá mang tặng giáo viên chủ nhiệm nhân ngày 20/11.

Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái
Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái

VOV.VN - Học sinh của cô dù ở lứa tuổi nào cũng được cô giảng dạy tận tình, chu đáo, tạo cho người học hứng thú với môn học.

Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái

Cô giáo vùng cao miệt mài truyền tiếng nói, chữ viết dân tộc Thái

VOV.VN - Học sinh của cô dù ở lứa tuổi nào cũng được cô giảng dạy tận tình, chu đáo, tạo cho người học hứng thú với môn học.

Thầy giáo trẻ vượt khó, dạy giỏi
Thầy giáo trẻ vượt khó, dạy giỏi

VOV.VN - Với chuyên môn giỏi, tâm huyết, tận tụy, thầy giáo trẻ Nguyễn Minh Tài đã được tập thể giáo viên tín nhiệm, học sinh và phụ huynh tin tưởng.

Thầy giáo trẻ vượt khó, dạy giỏi

Thầy giáo trẻ vượt khó, dạy giỏi

VOV.VN - Với chuyên môn giỏi, tâm huyết, tận tụy, thầy giáo trẻ Nguyễn Minh Tài đã được tập thể giáo viên tín nhiệm, học sinh và phụ huynh tin tưởng.

Những thầy cô đầu tiên “đem ánh sáng văn hóa lên miền núi”
Những thầy cô đầu tiên “đem ánh sáng văn hóa lên miền núi”

VOV.VN - Họ là những người chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò các dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục vùng cao.

Những thầy cô đầu tiên “đem ánh sáng văn hóa lên miền núi”

Những thầy cô đầu tiên “đem ánh sáng văn hóa lên miền núi”

VOV.VN - Họ là những người chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học trò các dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục vùng cao.

Bà giáo già tận tâm với những mảnh đời kém may mắn
Bà giáo già tận tâm với những mảnh đời kém may mắn

VOV.VN - Dù đã 80 tuổi, mắt mờ chân chậm, nhưng gần 20 năm nay, bà Vũ Thị Minh Hương vẫn miệt mài chăm sóc, dạy dỗ những đứa trẻ kém may mắn, chậm phát triển...

Bà giáo già tận tâm với những mảnh đời kém may mắn

Bà giáo già tận tâm với những mảnh đời kém may mắn

VOV.VN - Dù đã 80 tuổi, mắt mờ chân chậm, nhưng gần 20 năm nay, bà Vũ Thị Minh Hương vẫn miệt mài chăm sóc, dạy dỗ những đứa trẻ kém may mắn, chậm phát triển...