Người đàn ông lấy bằng thạc sĩ khoa học ở tuổi 61

Ông Vũ Hùng Cường, sinh năm 1955, tân thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tử của ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM) nhận bằng thạc sĩ khoa học ở tuổi 61.

Tại lễ trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2016 của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), nhiều người tham dự ngạc nhiên khi người đại diện các tân tiến sĩ, thạc sĩ lên phát biểu cảm nghĩ lại là một thạc sĩ, thay vì một tiến sĩ như thường lệ.

Đó là trường hợp của ông Vũ Hùng Cường, sinh năm 1955, tân thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tử.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông tốt nghiệp hệ cao đẳng ngành điện tử của Trường ĐH Duyên hải Nha Trang (nay là Trường Dự bị đại học dân tộc trung ương Nha Trang).

Ông Vũ Hùng Cường nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 61 (Ảnh: NVCC)

Sau đó, ông Vũ Hùng Cường về làm kỹ thuật viên thông tin tín hiệu cho ngành đường sắt. Đến năm 1980, ông nhập ngũ phục vụ tại trung đoàn Gia Định. Trong khoảng thời gian này, ông đã nhiều lần trì hoãn kế hoạch học tại chức của mình.

Sau khi xuất ngũ, ông tiếp tục theo đuổi con đường học vấn còn dang dở, rồi tốt nghiệp cử nhân ngành vật lý điện tử của Trường ĐH Tổng hợp TP HCM vào năm 1990.

Về sau, ông Vũ Hùng Cường chuyển sang làm nhiều ngành nghề khác nhau từ viễn thông điện báo, xây lắp công nghiệp, xây dựng cho đến mở công ty riêng. Đến năm 2008, ông về giảng dạy tại Trung tâm điện tử - máy tính của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM).

“Đối với tôi, việc học là không bao giờ trễ. Niềm đam mê nghiên cứu, sự động viên, khuyến khích của gia đình, nhất là từ hai con trai và sự ủng hộ của các học trò là những nguồn động lực giúp tôi bền chí và theo đuổi ước mơ” - ông Vũ Hùng Cường chia sẻ.

Quá trình học lên cao học của ông cũng không hề dễ dàng. Ông từng thi rớt tuyển sinh cao học ba năm liền trước khi thi đậu vào năm 2012. Rồi thêm ba năm nữa để ông hoàn thành chương trình học và bảo vệ luận văn thành công.

PGS.TS.NGƯT Nguyễn Hữu Phương, nguyên trưởng khoa điện tử - viễn thông Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM), người hướng dẫn ông Cường làm luận văn thạc sĩ, chia sẻ: “Hùng Cường là học viên lớn tuổi nhất từng theo học thạc sĩ ở khoa điện tử - viễn thông.

Điểm mạnh của Cường là khả năng đọc - hiểu bằng tiếng Anh, kinh nghiệm sau nhiều năm hành nghề và lòng nhiệt huyết, tinh thần cầu tiến cao. Luận văn tốt nghiệp của Cường đạt 8,9 điểm”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thấy bất cập gì từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”?
Thấy bất cập gì từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”?

VOV.VN - Từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”, một lần nữa gióng lên hồi chuông về những bất cập quanh việc đào tạo, sử dụng, phân bổ tiến sĩ cho các trường ĐH.

Thấy bất cập gì từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”?

Thấy bất cập gì từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”?

VOV.VN - Từ vụ việc “lò sản xuất tiến sĩ”, một lần nữa gióng lên hồi chuông về những bất cập quanh việc đào tạo, sử dụng, phân bổ tiến sĩ cho các trường ĐH.

"Lò đào tạo tiến sĩ": Những tiến sỹ trong cuộc nói gì?
"Lò đào tạo tiến sĩ": Những tiến sỹ trong cuộc nói gì?

Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được mệnh danh là “lò đào tạo tiến sỹ” với chỉ tiêu đào tạo 350 tiến sỹ/ năm.

"Lò đào tạo tiến sĩ": Những tiến sỹ trong cuộc nói gì?

"Lò đào tạo tiến sĩ": Những tiến sỹ trong cuộc nói gì?

Học viện Khoa học Xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam được mệnh danh là “lò đào tạo tiến sỹ” với chỉ tiêu đào tạo 350 tiến sỹ/ năm.

Lò đào tạo tiến sĩ:Tiết lộ chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam
Lò đào tạo tiến sĩ:Tiết lộ chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam

Theo tiết lộ của một số nghiên cứu sinh (NCS), mức chi phí thực tế để có một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam cao hay thấp tùy theo ngành, ngành hot như kinh tế có khi hơn 1 tỷ đồng, ngành kém hot hơn cũng vài trăm triệu đồng.

Lò đào tạo tiến sĩ:Tiết lộ chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam

Lò đào tạo tiến sĩ:Tiết lộ chi phí cho một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam

Theo tiết lộ của một số nghiên cứu sinh (NCS), mức chi phí thực tế để có một tấm bằng tiến sỹ ở Việt Nam cao hay thấp tùy theo ngành, ngành hot như kinh tế có khi hơn 1 tỷ đồng, ngành kém hot hơn cũng vài trăm triệu đồng.

Đề tài luận án tiến sĩ thiết thực: Phải đăng trên tạp chí quốc tế?
Đề tài luận án tiến sĩ thiết thực: Phải đăng trên tạp chí quốc tế?

VOV.VN- Đề tài luận án tiến sĩ có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống nên được đầu tư mở rộng nghiên cứu còn hơn là nhất thiết phải đăng trên tạp chí quốc tế.

Đề tài luận án tiến sĩ thiết thực: Phải đăng trên tạp chí quốc tế?

Đề tài luận án tiến sĩ thiết thực: Phải đăng trên tạp chí quốc tế?

VOV.VN- Đề tài luận án tiến sĩ có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống nên được đầu tư mở rộng nghiên cứu còn hơn là nhất thiết phải đăng trên tạp chí quốc tế.

Đề tài luận án Tiến sĩ nghe 'lạ tai': Học viện Khoa học xã hội nói gì?
Đề tài luận án Tiến sĩ nghe 'lạ tai': Học viện Khoa học xã hội nói gì?

VOV.VN- GS.TS Vũ Dũng: “Trong suy nghĩ của nhiều người, luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng, cao siêu nhưng hoàn toàn không phải vậy".

Đề tài luận án Tiến sĩ nghe 'lạ tai': Học viện Khoa học xã hội nói gì?

Đề tài luận án Tiến sĩ nghe 'lạ tai': Học viện Khoa học xã hội nói gì?

VOV.VN- GS.TS Vũ Dũng: “Trong suy nghĩ của nhiều người, luận án tiến sĩ phải to tát, hoành tráng, cao siêu nhưng hoàn toàn không phải vậy".

Học viện Khoa học Xã hội phạm quy trong đào tạo tiến sĩ
Học viện Khoa học Xã hội phạm quy trong đào tạo tiến sĩ

Học viện Khoa học xã hội đã mắc vi phạm khi không công bố toàn văn luận án tiến  sĩ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị.

Học viện Khoa học Xã hội phạm quy trong đào tạo tiến sĩ

Học viện Khoa học Xã hội phạm quy trong đào tạo tiến sĩ

Học viện Khoa học xã hội đã mắc vi phạm khi không công bố toàn văn luận án tiến  sĩ của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ trên website của đơn vị.

Bao giờ hết tiến sĩ... vườn?
Bao giờ hết tiến sĩ... vườn?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch xây dựng dự thảo quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ để thay thế quy chế hiện hành đang bộc lộ nhiều bất cập

Bao giờ hết tiến sĩ... vườn?

Bao giờ hết tiến sĩ... vườn?

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có kế hoạch xây dựng dự thảo quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ để thay thế quy chế hiện hành đang bộc lộ nhiều bất cập