Nhân tài “một đi không trở lại“: Tổn thất kinh phí và lòng tin

VOV.VN -Những nhân tài được cử đi học bằng ngân sách Nhà nước nhưng không trở về nước làm việc theo đúng cam kết là tổn thất lớn đối với Nhà nước.

Câu chuyện kiện tụng một loạt nhân tài ở Đà Nẵng sử dụng tiền ngân sách của Nhà nước đi du học nhưng không trở lại quê hương làm việc đã khiến xã hội thực sự lo ngại vì họ không chỉ gây lãng  phí tiền bạc của Nhà nước mà còn làm mất niềm tin của nhân dân.

Trước đó, câu chuyện “Vì sao người giỏi không về nước làm việc?” cũng được đưa ra bàn luận tại Quốc hội hồi đầu tháng 11/2015. Một đại biểu ở TP HCM đã day dứt đặt câu hỏi: “Vì sao 13 học sinh đoạt giải cao trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đi du học thì có đến 12 em không trở về nước?”.

Tại sao “Nhân tài một đi không trở lại?”, Tiến sĩ (TS) Vũ Thu Hương, trường Đại học Sư phạm đã lý giải và đưa ra những giải pháp hữu ích xung quanh vấn đề này.

PV: Nhiều người giỏi đã đi học ở nước ngoài không trở về nước với lý do nếu về nước thì là một sự lãng phí khi môi trường làm việc, điều kiện nâng cao trình độ, cơ chế, chính sách về lương bổng ở Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn để họ phát triển. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương

TSVũ Thu Hương: Lý do mà những bạn trẻ có tài năng đưa ra chưa thực sự thuyết phục vì tùy thuộc vào chính sách của từng cơ quan, đơn vị trong việc thu hút họ làm việc. Đúng là hiện nay có tình trạng nhiều địa phương, cơ quan tuyển dụng một cách tiêu cực theo kiểu “nhất thân nhì quen” và phải “chạy chọt”.

Tuy nhiên, không phải ở cơ quan, cơ sở nào cũng gây khó dễ đối với các nhân tài. Có nhiều cơ quan luôn ưu tiên, sẵn sàng đón nhận người giỏi vào làm việc và cống hiến.
Ví dụ minh chứng cho điều này là bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu (con trai của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng) sau khi học tập ở nước  ngoài trở về đã trở thành người phẫu thuật nội soi tim hàng đầu của Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cũng là người được rất nhiều bệnh viện lớn trên thế giới mời sang làm việc nhiều lần nhưng anh không sang và vẫn đang làm việc ở trong nước.

Trường hợp khác là Tiến sĩ Lê Xuân Định đã tốt nghiệp xuất sắc ở CHLB Đức nhưng đã quay trở về làm và được cất nhắc làm Cục trưởng Cục Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học & Công nghệ).

Ngay tại ĐH Sư phạm Hà Nội, nhiều nghiên cứu sinh đi học tập ở nước ngoài rồi trở về nước. Việc tuyển dụng ở trường cũng rất khắt khe, nghiêm túc, không phải là có chế độ đặc biệt với những người thân quen.

Còn về lương bổng, nhiều nhân tài cho rằng, mức lương của Nhà nước dành cho cán bộ có trình độ cao hiện nay chưa thực sự hợp lý. Còn khi sinh sống ở nước ngoài, các bạn trẻ dễ tìm kiếm việc làm với mức lương rất cao. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề cần được xem xét vì đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người giỏi chưa thực sự muốn quay trở về nước.

Kinh phí cử cán bộ đi học tập khá cao so với mức sống của người dân

PV: Thời gian qua, một số địa phương có tình trạng cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài theo Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (Đề án 922) bằng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau đó họ không trở về quê hương làm việc theo đúng cam kết. Vậy theo bà, chúng ta phải có biện pháp như thế nào?

TS Vũ Thu Hương: Những cán bộ được địa phương cử đi học bằng nguồn học bổng của Nhà nước có kinh phí khá cao so với mức sống của người dân Việt Nam. Việc các bạn không trở về nước là có lỗi và đã gây ra tổn thất lớn đối với Nhà nước và nhân dân. Đây được coi là món nợ lớn của các bạn đối với người dân.
Để khắc phục tình trạng trên, theo tôi, chúng ta cần phải có chế tài nghiêm khắc hơn đối với những cán bộ được cử đi học tập bằng ngân sách Nhà nước nhưng không quay trở về địa phương làm việc như cam kết ban đầu.
Theo đó, địa phương cử cán bộ đi học có thể liên hệ với cơ quan ngoại giao ở các nước  mà có cán bộ đi học để có ý kiến về vấn đề này. Ví dụ như chúng ta có thể làm việc với cơ quan có thẩm quyền của các nước can thiệp vào về việc yêu cầu các học viên phải quay trở về quê hương làm việc từ 5 đến 10 năm rồi có thể quay trở lại làm việc ở nước ngoài. Hoặc là nếu các bạn không thực hiện đúng như cam kết với địa phương thì sẽ có những hạn chế khi tiếp tục sinh sống ở đất nước sở tại.
Nếu thực hiện được chế tài trên thì đất nước chúng ta sẽ không bị lãng phí ngân sách và nguồn nhân lực chất lượng cao. Điều này cũng sẽ công bằng hơn với những nhân tài đã quay trở về phục vụ đất nước.

Ngoài ra, chúng ta nâng cao ý thức và trách nhiệm thực hiện lời hứa của các cán bộ, học viên được địa phương cử đi học tập ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, từng gia đình cần có sự nhìn nhận, thay đổi tư duy định hướng cho con em mình học xong là định cử ở nước ngoài làm việc, chỗ nào có lợi cho mình thì ở mà quên đi rằng, người giỏi được cử đi học  là sự quan tâm của Nhà nước thì phải có trách nhiệm công dân đối với nơi mình sinh ra và lớn lên. Đây cũng là giáo dục cho các bạn có được đạo đức công dân song hành với tài năng. Nếu chúng ta nhắc nhở gia đình có con em đi du học bằng ngân sách Nhà nước một cách nghiêm túc thì chắc chắn tình trạng “nhân tài một đi không trở lại” sẽ được khắc phục.

Tài năng phải song hành cùng với đạo đức và ý thức trách nhiệm

PV: Nhìn ở góc độ khác, việc chọn lựa ở lại nước ngoài hay trở về nước làm việc là lựa chọn của mỗi người. Có thể là những ngành học, ngành nghiên cứu được các bạn trẻ phát huy hết khả năng khi làm việc ở nước ngoài. Điều quan trọng là nhân tài đó đã đóng góp như thế nào cho đất nước. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?

Tiến sĩ Vũ Thu Hương: Việc ở lại nước ngoài hay trở về nước làm việc là lựa chọn của mỗi người. Điều quan trọng là nhân tài đó đã đóng góp như thế nào cho đất nước. Đúng là như vậy vì chúng ta thấy rõ là hàng năm lượng Kiều hối của người Việt (trong đó có nhiều nhân tài) đóng góp cho quê hương tăng hàng năm.
Tuy nhiên, với thực tế là đất nước ta vẫn còn nhiều khó khăn thì khi các địa phương cử cán bộ, học viên đi học tập ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước với mong muốn họ quay trở về phục vụ quê hương thì cần phải chọn lựa những ngành nghề đào tạo phù hợp. Chúng ta cần phải xem xét lại là những ngành nghề nào đất nước cần mở rộng đào tạo hơn là những ngành nghề dư thừa hoặc ít cơ hội để phát triển.
PV: Theo bà, chúng ta cần có những định hướng cụ thể như thế nào để nhân tài trở về đất nước làm việc. Cách ứng xử của chúng ta đối với nhân tài nên như thế nào?
TS Vũ Thu Hương: Tôi nghĩ rằng, cách ứng xử đối với các nhân tài không quá khác biệt so với những người khác ở trong nước. Các cơ quan, tổ chức tiếp nhận nhân tài vào làm việc thì cần tạo điều kiện cho họ có thời gian hòa nhập với môi trường làm việc ở trong nước. Ngoài ra, chúng ta cần có sự giúp đỡ, định hướng về các quy chế, quy định ở các cơ quan, đơn vị trong nước để họ hòa nhập, thích nghi một cách nhanh chóng hơn.
Tôi nghĩ rằng, cả cơ quan quản lý lẫn nhân tài cần phải tĩnh tâm để nhìn lại mình. Nếu chúng ta có chính sách phù hợp thì chắc chắn sẽ thu hút sự trở về của đội ngũ trí thức cũng như thu hút nguồn chất xám quý giá của họ cho sự phát triển đất nước.
PV: Xin cảm ơn bà!./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại học Đà Nẵng xét đặc cách tuyển thẳng một thí sinh
Đại học Đà Nẵng xét đặc cách tuyển thẳng một thí sinh

VOV.VN - Hội đồng tuyển sinh Đại học Đà Nẵng xét đặc cách tuyển thẳng thí sinh Huỳnh Thị Thu Thủy, bị khiếm thị, ở huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

Đại học Đà Nẵng xét đặc cách tuyển thẳng một thí sinh

Đại học Đà Nẵng xét đặc cách tuyển thẳng một thí sinh

VOV.VN - Hội đồng tuyển sinh Đại học Đà Nẵng xét đặc cách tuyển thẳng thí sinh Huỳnh Thị Thu Thủy, bị khiếm thị, ở huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

Đà Nẵng: Thêm một nhân tài thua kiện, phải bồi hoàn 1,7 tỷ đồng
Đà Nẵng: Thêm một nhân tài thua kiện, phải bồi hoàn 1,7 tỷ đồng

VOV.VN - Ông Lê Tuấn Anh người tham gia đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao buộc bồi hoàn số tiền hơn 1,7 tỷ đồng.

Đà Nẵng: Thêm một nhân tài thua kiện, phải bồi hoàn 1,7 tỷ đồng

Đà Nẵng: Thêm một nhân tài thua kiện, phải bồi hoàn 1,7 tỷ đồng

VOV.VN - Ông Lê Tuấn Anh người tham gia đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao buộc bồi hoàn số tiền hơn 1,7 tỷ đồng.

Cha của CEO Facebook dạy con những gì để thành doanh nhân?
Cha của CEO Facebook dạy con những gì để thành doanh nhân?

VOV.VN -Cha của CEO Facebook chia sẻ, ông không biết trước con mình sẽ thành tài như ngày nay, nhưng luôn tìm cách khơi dậy niềm đam mê cho con.

Cha của CEO Facebook dạy con những gì để thành doanh nhân?

Cha của CEO Facebook dạy con những gì để thành doanh nhân?

VOV.VN -Cha của CEO Facebook chia sẻ, ông không biết trước con mình sẽ thành tài như ngày nay, nhưng luôn tìm cách khơi dậy niềm đam mê cho con.

Đà Nẵng: 3 hội đồng thi “trắng” thí sinh thi Ngoại ngữ
Đà Nẵng: 3 hội đồng thi “trắng” thí sinh thi Ngoại ngữ

VOV.VN -Một số hội đồng thi “trắng” hoặc có vài ba thí sinh dự thi, nhưng vẫn đảm bảo 2,8 giám thị mỗi phòng thi.

Đà Nẵng: 3 hội đồng thi “trắng” thí sinh thi Ngoại ngữ

Đà Nẵng: 3 hội đồng thi “trắng” thí sinh thi Ngoại ngữ

VOV.VN -Một số hội đồng thi “trắng” hoặc có vài ba thí sinh dự thi, nhưng vẫn đảm bảo 2,8 giám thị mỗi phòng thi.

Giáo sư Trần Thanh Vân trăn trở về “trải thảm đỏ” đón nhân tài
Giáo sư Trần Thanh Vân trăn trở về “trải thảm đỏ” đón nhân tài

VOV.VN-Việc thu hút nhân tài không chỉ dừng lại ở lương bổng, chế độ đãi ngộ nữa mà là môi trường làm việc để họ có thể phát huy trí tuệ, tài năng.

Giáo sư Trần Thanh Vân trăn trở về “trải thảm đỏ” đón nhân tài

Giáo sư Trần Thanh Vân trăn trở về “trải thảm đỏ” đón nhân tài

VOV.VN-Việc thu hút nhân tài không chỉ dừng lại ở lương bổng, chế độ đãi ngộ nữa mà là môi trường làm việc để họ có thể phát huy trí tuệ, tài năng.

Khởi kiện “nhân tài” vẫn chưa có hồi kết
Khởi kiện “nhân tài” vẫn chưa có hồi kết

VOV.VN -Sau Đà Nẵng, Khánh Hòa cũng sẽ khởi kiện ra tòa những người thụ hưởng chính sách thu hút nhân tài nhưng không thực hiện đúng cam kết.

Khởi kiện “nhân tài” vẫn chưa có hồi kết

Khởi kiện “nhân tài” vẫn chưa có hồi kết

VOV.VN -Sau Đà Nẵng, Khánh Hòa cũng sẽ khởi kiện ra tòa những người thụ hưởng chính sách thu hút nhân tài nhưng không thực hiện đúng cam kết.

Giáo sư Ngô Bảo Châu bức xúc vì bị mạo danh trên facebook
Giáo sư Ngô Bảo Châu bức xúc vì bị mạo danh trên facebook

Liên tục trong ngày 13/12, GS Ngô Bảo Châu bức xúc viết trên facebook cá nhân hai status liên quan đến các trang mạo danh mình.

Giáo sư Ngô Bảo Châu bức xúc vì bị mạo danh trên facebook

Giáo sư Ngô Bảo Châu bức xúc vì bị mạo danh trên facebook

Liên tục trong ngày 13/12, GS Ngô Bảo Châu bức xúc viết trên facebook cá nhân hai status liên quan đến các trang mạo danh mình.

Cựu quán quân Olympia bị kỷ luật vì “nói xấu” trường trên Facebook?
Cựu quán quân Olympia bị kỷ luật vì “nói xấu” trường trên Facebook?

Cựu quán quân Olympia bị cách chức và điều động sang làm nhân viên Phòng đào tạo của trường từ tháng 11/2015.

Cựu quán quân Olympia bị kỷ luật vì “nói xấu” trường trên Facebook?

Cựu quán quân Olympia bị kỷ luật vì “nói xấu” trường trên Facebook?

Cựu quán quân Olympia bị cách chức và điều động sang làm nhân viên Phòng đào tạo của trường từ tháng 11/2015.