Nhiều địa phương loay hoay tinh giản biên chế, tuyển dụng giáo viên

VOV.VN -Nhiều địa phương không biết nên tinh giản biên chế, tuyển dụng giáo viên như thế nào khi nhiều bậc học, khu vực vẫn đang thiếu giáo viên.

Trước yêu cầu tinh giản biên chế trong ngành giáo dục, tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019 diễn ra sáng 2/8 tại Hà Nội, nhiều địa phương đặc biệt băn khoăn việc tinh giản biên chế, tuyển dụng giáo viên. Bởi vì, có nhiều nơi thừa-thiếu giáo viên cục bộ, không đồng đều nên ngành giáo dục ở địa phương không biết nên xử lý như thế nào.

Thiếu giáo viên phải ký hợp đồng nhưng không biết có đúng không?

Bà Nguyễn Thị Minh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang bày tỏ: Hiện nay tỉnh còn thiếu nguồn lực, đặc biệt là biên chế giáo viên (hiện nay còn thiếu từ 700 - 1.000 giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non) khi thực hiện Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Nhiều địa phương loay hoay tinh giản, tuyển dụng biên chế giáo viên (ảnh minh họa)

Giải quyết những khó khăn này, tỉnh đã tìm nhiều giải pháp và kiến nghị cơ quan Trung ương nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết rốt ráo. Tỉnh kiến nghị các Bộ, ban, ngành cần xem xét và có định mức giáo viên phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương. Đặc biệt là xem xét, căn cứ quy mô lớp học và quy mô học sinh, cần giao cho địa phương quyết định về định mức giáo viên.

Trong 3 năm qua, Kiên Giang luôn thiếu biên chế giáo viên, đặc biệt là bậc học mầm non nhưng lại gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề biên chế giáo viên, nhu cầu học tập của học sinh, phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi…

“Cơ quan Trung ương yêu cầu không ký hợp đồng lao động, nhưng nếu không hợp đồng thì lấy đâu giáo viên dạy học. Chúng tôi hỏi UBND tỉnh nhưng không ai trả lời. Với chức năng nhiệm vụ của mình, chúng tôi vẫn ký hợp đồng với giáo viên nhưng luôn băn khoăn là mình làm thế có đúng quy định không”, bà Minh Giang bày tỏ, đồng thời đề nghị nên căn cứ vào quy mô trường lớp, giao việc giao biên chế ngành giáo dục cho chính quyền địa phương quyết định…

Rất cần có sự chỉ đạo của Chính phủ

Ông Hà Kế San – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ chia sẻ khi tỉnh gặp khó khăn trong việc sắp xếp lại hệ thống trường lớp, tinh giản đội ngũ giáo viên, rất cần có sự chỉ đạo của Chính phủ. Riêng với việc tinh giản biên chế 10% từ nay đến năm 2021, với Phú Thọ nếu giảm như vậy là giảm trên 2.400 giáo viên, trong khi giáo viên mầm non thì đang rất thiếu.

“Vấn đề đặt ra với các tỉnh là giảm biên chế thế nào trong khi học sinh vào lớp tăng lên. Lời giải là chuyển các trường từ công lập sang tư thục, nhưng chính sách của nhà nước trong vấn đề này lại không rõ, gần như không có quy định, nghị định hướng dẫn. Không làm thì không được, mà làm thì vi phạm”, ông Hà Kế San nói.

Ngoài ra, hiện Tỉnh Phú Thọ chỉ có trường THPT và một số trường mầm non là tư thục, chưa có trường tiểu học và THCS tư thục. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đề nghị phải có quy định của Chính phủ trong chuyển đổi trường công lập sang tư thục.

Một số địa phương đang thiếu giáo viên mầm non (ảnh minh họa)

Đối với giáo dục mầm non, hiện chỉ có phổ cập 5 tuổi, còn lại dưới 5 tuổi thì chưa đề cập vấn đề đặt ra là phải tính toán xã hội hóa như thế nào, giải quyết vấn đề đất đai, trả lương cho giáo viên ngoài công lập; tính toán để những đơn vị, địa phương có điều kiện mạnh dạn chuyển một số trường tiểu học, THCS, THPT sang trường tư thục chất lượng cao, tự chủ tài chính.

Tăng định mức giáo viên với những trường mầm non công lập

Đà Nẵng đang triển khai thực hiện đề án xây dựng nhà trẻ và thực hiện thu nhận trẻ từ 6 – 36 tháng ở các trường công lập.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, khó khăn hiện nay là đội ngũ giáo viên tại các nhóm lớp độc lập tư thục chưa đủ theo quy định, không ổn định, đa số giáo viên có bằng trung cấp và được đào tạo hệ vừa học vừa làm nên trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa đạt chuẩn.

Tại một số nhóm chưa được cấp phép, người trông giữ trẻ không có nghiệp vụ sư phạm mầm non, thiếu kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ. Việc thực hiện BHXH, BHYT đối với giáo viên ở các nhóm lớp độc lập tư thục chưa đảm bảo 100% do phải thực hiện đóng bảo hiểm cho người lao động theo doanh nghiệp nên mức đóng cao dẫn đến việc trả lương thấp.

Ông Vĩnh cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cần có quy định tăng thêm định mức giáo viên/lớp đối với những trường mầm non công lập trên địa bàn có khu công nghiệp – khu chế xuất để có thể đáp ứng được nhu cầu đón trẻ sớm vào buổi sáng và trả trẻ trễ vào buổi chiều do đa số phụ huynh đang làm việc tại các khu công nghiệp – khu chế xuất đều làm theo ca./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên được chọn nơi làm việc sau khi trúng tuyển thi viên chức
Giáo viên được chọn nơi làm việc sau khi trúng tuyển thi viên chức

VOV.VN - Giáo viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng viên chức tại thành phố Đà Nẵng sẽ được tự chọn nhiệm sở. 

Giáo viên được chọn nơi làm việc sau khi trúng tuyển thi viên chức

Giáo viên được chọn nơi làm việc sau khi trúng tuyển thi viên chức

VOV.VN - Giáo viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng viên chức tại thành phố Đà Nẵng sẽ được tự chọn nhiệm sở. 

Giáo viên làm lọt đề thi ở Hà Nội có thể bị xử lý hình sự
Giáo viên làm lọt đề thi ở Hà Nội có thể bị xử lý hình sự

VOV.VN -Theo Thông tư 11/2017 của Bộ Công an về danh mục bí mật Nhà nước trong ngành GD-ĐT, thầy giáo vi phạm có thể bị xử lý hình sự vì làm lộ bí mật Nhà nước.

Giáo viên làm lọt đề thi ở Hà Nội có thể bị xử lý hình sự

Giáo viên làm lọt đề thi ở Hà Nội có thể bị xử lý hình sự

VOV.VN -Theo Thông tư 11/2017 của Bộ Công an về danh mục bí mật Nhà nước trong ngành GD-ĐT, thầy giáo vi phạm có thể bị xử lý hình sự vì làm lộ bí mật Nhà nước.

Vụ cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên Cà Mau: Nỗi lo người mất việc
Vụ cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên Cà Mau: Nỗi lo người mất việc

VOV.VN -Chuyện “cơm áo, gạo tiền” trong cuộc sống hằng ngày cũng đang thành nỗi trăn trở với những giáo viên diện hợp đồng.

Vụ cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên Cà Mau: Nỗi lo người mất việc

Vụ cắt hợp đồng hơn 1.400 giáo viên Cà Mau: Nỗi lo người mất việc

VOV.VN -Chuyện “cơm áo, gạo tiền” trong cuộc sống hằng ngày cũng đang thành nỗi trăn trở với những giáo viên diện hợp đồng.

Hàng trăm giáo viên tại Hà Nội có thể mất việc do lãnh đạo ký thừa?
Hàng trăm giáo viên tại Hà Nội có thể mất việc do lãnh đạo ký thừa?

VOV.VN -Gần 300 giáo viên hợp đồng huyện Thanh Oai, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị cắt hợp đồng lao động ngay trong tháng 9 tới.

Hàng trăm giáo viên tại Hà Nội có thể mất việc do lãnh đạo ký thừa?

Hàng trăm giáo viên tại Hà Nội có thể mất việc do lãnh đạo ký thừa?

VOV.VN -Gần 300 giáo viên hợp đồng huyện Thanh Oai, Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bị cắt hợp đồng lao động ngay trong tháng 9 tới.

Gần 300 giáo viên hợp đồng bị sa thải: Biết thừa, sao vẫn tuyển?
Gần 300 giáo viên hợp đồng bị sa thải: Biết thừa, sao vẫn tuyển?

VOV.VN - Hiện nay, huyện Thanh Oai, Hà Nội đang dôi dư hàng trăm giáo viên hợp đồng. Những giáo viên này có nguy cơ mất việc ngay trong tháng 9 tới. 

Gần 300 giáo viên hợp đồng bị sa thải: Biết thừa, sao vẫn tuyển?

Gần 300 giáo viên hợp đồng bị sa thải: Biết thừa, sao vẫn tuyển?

VOV.VN - Hiện nay, huyện Thanh Oai, Hà Nội đang dôi dư hàng trăm giáo viên hợp đồng. Những giáo viên này có nguy cơ mất việc ngay trong tháng 9 tới. 

Tinh giản 10% biên chế giáo viên hiểu thế nào cho đúng?
Tinh giản 10% biên chế giáo viên hiểu thế nào cho đúng?

VOV.VN -Nghị quyết về tinh giản biên chế nêu từ nay đến năm 2021 giảm 10% biên chế hưởng lương, không phải là cắt 10% biên chế giáo viên.

Tinh giản 10% biên chế giáo viên hiểu thế nào cho đúng?

Tinh giản 10% biên chế giáo viên hiểu thế nào cho đúng?

VOV.VN -Nghị quyết về tinh giản biên chế nêu từ nay đến năm 2021 giảm 10% biên chế hưởng lương, không phải là cắt 10% biên chế giáo viên.