Những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết con đang gặp phải các vấn đề tâm lý trước mùa thi

VOV.VN - Những dấu hiệu cha mẹ có thể nhận thấy khi con gặp phải các vấn đề tâm lý trước và trong mùa thi như thường xuyên than phiền mệt mỏi khi học tập, thi cử, có hành vi bỏ bê học hành, thậm chí một số em tự vệ bằng cách lao vào thế giới ảo.

Cuối năm học là thời điểm học sinh chuẩn bị bước vào các kỳ kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt, với học sinh cuối cấp, đây là thời điểm quan trọng chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, bởi vậy, áp lực, nỗi lo về học hành, thi cử lại càng gia tăng. Ngày càng có không ít trường hợp học sinh gặp phải những rối loại tâm lý do áp lực học tập. Nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời, tình trạng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.

TS Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục, chuyên gia tâm lý đã có trao đổi với phóng viên VOV.VN về nội dung này.

PV: Thưa chuyên gia, ông đánh giá thế nào về những áp lực mà học sinh đang phải đối mặt khi mùa thi đang đến gần?

TS Hoàng Trung Học: Kỳ thi đến, áp lực tăng lên, tình trạng căng thẳng tâm lý ở học sinh sẽ gia tăng. Thực tế stress có 2 mặt, bao gồm cả có lợi và có hại. Trước những áp lực lớn, cần nhiều sự nỗ lực, con người xuất hiện áp lực là điều hết sức bình thường. Nhưng nếu áp lực đó vượt ngưỡng chịu đựng và con người không biết cách giải quyết thì sẽ dẫn đến suy giảm các chức năng tâm lý, phá vỡ cấu trúc bộ máy tâm thần, khi đó sẽ gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Thực tế có nhiều học sinh đang gặp phải các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là trong bối cảnh hậu Covid-19. Theo nghiên cứu của chúng tôi với học sinh từ bậc tiểu học đến THPT, trong giai đoạn Covid-19 và hậu Covid-19, có đến 70% các em được khảo sát cho biết gặp phải tình trạng căng thẳng tâm lý, hơn 40% có biểu hiện rối loạn lo âu xuất hiện nhiều hơn trước và tình trạng trầm cảm xuất hiện ở hơn 30% học sinh. Đây quả thực là dấu hiệu đáng lo ngại đặc biệt khi các em bước vào các kỳ thi cuối năm và kỳ thi chuyển cấp.

Đây là giai đoạn học sinh gặp khó khăn kép: vừa phải thích ứng với môi trường học tập trực tiếp trong giai đoạn hậu Covid-19, vừa phải đối mặt với các kỳ thi.

Sự thay đổi liên tục và hình thành các thói quen mới khiến các em mất nhiều năng lược. Điều này xảy đến cùng với thời điểm áp lực thi cử tăng tất yếu thúc đẩy tình trạng stress trước kỳ thi của học sinh.

PV: Trước mỗi kỳ thi, các bậc phụ huynh thường đặc biệt chú ý chăm sóc sức khỏe thể chất cho con, nhưng đôi khi lại chưa có sự quan tâm đúng mức tới các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Vậy đâu là dấu hiệu để các bậc phụ huynh nhận biết con đang gặp phải các vấn đề về tâm lý để từ đó có thể đồng hành cùng con, thưa chuyên gia?

TS Hoàng Trung Học: Những dấu hiệu bất thường phổ biến nhất ở học sinh xuất hiện trong mùa thi là tình trạng stress, lo âu học đường, trầm cảm học đường. Những dấu hiệu cha mẹ có thể nhận thấy trong thời gian này như con thường xuyên than phiền mệt mỏi về các vấn đề học tập, thi cử, là tình trạng bỏ bê học hành tập hay sa sút kết quả học tập bất thường.

Trẻ cũng thường có những cơn cáu gắt, xung đột với mọi người do không thể kiểm soát được cảm xúc. Thậm chí, một số em do quá mệt mỏi với việc học nên lao vào thế giới ảo và trò chơi điện tử để giải tỏa. Một số em xuất hiện các dấu hiệu như nói dối, bỏ nhà đi chơi game, trốn học, tham gia vào những nhóm bạn xấu ngoài trường….

Để giải quyết vấn đề này, trước hết cha mẹ cần thấu hiểu, đồng hành để giúp đỡ con, giảm áp lực cho con bằng cách giảm những kỳ vọng, xem lại khả năng của con và đặt ra những mục tiêu phù hợp với năng lực học tập của con.

Thứ 2, trong giai đoạn này, các bậc phụ huynh cũng cần cố gắng chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho con, chú ý xây dựng nề nếp sinh hoạt hàng ngày khoa học. Học tập cần đi liền với nghỉ ngơi, chăm sóc dinh dưỡng, tập thể dục thể thao.

Ngoài ra, với thầy cô và nhà trường cũng cần có giải pháp phân luồng cho học sinh phù hợp. Khi có định hướng rõ ràng, học sinh sẽ giảm những căng thẳng, lo âu. Không chỉ làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh, mà các trường cũng nên làm tốt công tác tư vấn cho cha mẹ để các cha, mẹ không tạo thêm áp lực không phù hợp cho học sinh trước mùa thi.

PV: Hiện nay các trường phổ thông đều có các phòng tham vấn tâm lý học đường, nhưng dường như hoạt động này những năm qua chưa thực sự hiệu quả do những vướng mắc về đội ngũ nhân viên tư vấn, ông đánh giá thế nào về công tác tư vấn tâm lý học đường trong các trường học hiện nay?

TS Hoàng Trung Học: Theo Thông tư 31 của Bộ GD-ĐT, tất cả các trường đều phải có phòng tư vấn tâm lý học đường với nhiệm vụ đảm bảo sức khỏe tâm thần cho người học. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, phòng tư vấn hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là do nguồn nhân lực chưa đảm bảo. Chúng ta vẫn chưa có biên chế cho chuyên gia tâm lý trong các trường học, do đó phần lớn đội ngũ này là các thầy cô làm nhiệm vụ kiêm nhiệm. Trong khi các nhà giáo đang có dấu hiệu rõ ràng về sự quá tải với rất nhiều công việc trong nhà trường.

Hơn nữa, tư vấn tâm lý là công việc chuyên nghiệp đòi hỏi người làm phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu, nhưng hiện nay các giáo viên chỉ được học bồi dưỡng vài tuần để đảm nhận công việc này.

Bên cạnh đó, hoạt động tư vấn tâm lý và giảng dạy có những giao thoa nhất định. Hai hoạt động này cũng tiếp cận và phát triển học sinh, nhưng cách tiếp cận lại khác nhau cũng tạo những khó khăn nhất định cho thầy cô làm công tác tư vấn.

Về mặt chính sách, đãi ngộ với đội ngũ tư vấn tâm lý học đường hiện nay còn kém, do đó chưa tạo ra động lực để thấy cô thực sự chuyên tâm. Nếu chúng ta không chuyên nghiệp về đội ngũ, không có chế độ đãi ngộ tốt và có nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động tư vấn tâm lý học đường thì phòng tham vấn theo mô hình hiện nay rất khó phát huy được hiệu quả như mong đợi.

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải tỏa sức ép tâm lý cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
Giải tỏa sức ép tâm lý cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

VOV.VN - Trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài nghỉ dịch COVID-19, thầy và trò khối 12 đã ngay lập tức bước vào chặng rút cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quan trọng. Sức ép với các em là không hề nhỏ, trong đó là sức ép từ kỳ vọng của bố mẹ và gia đình.

Giải tỏa sức ép tâm lý cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

Giải tỏa sức ép tâm lý cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022

VOV.VN - Trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài nghỉ dịch COVID-19, thầy và trò khối 12 đã ngay lập tức bước vào chặng rút cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quan trọng. Sức ép với các em là không hề nhỏ, trong đó là sức ép từ kỳ vọng của bố mẹ và gia đình.

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý
Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

VOV.VN - Với những học sinh từng lọt vào “danh sách đen” được nhà trường “vận động" không thi tốt nghiệp, không chỉ có lo lắng về việc mình có được thi hay không, mà còn là sự xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè, thầy cô và cả áp lực từ phía gia đình.

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

Học sinh kể về việc bị nhà trường “vận động” không thi tốt nghiệp và những áp lực tâm lý

VOV.VN - Với những học sinh từng lọt vào “danh sách đen” được nhà trường “vận động" không thi tốt nghiệp, không chỉ có lo lắng về việc mình có được thi hay không, mà còn là sự xấu hổ, ngại ngùng với bạn bè, thầy cô và cả áp lực từ phía gia đình.

Cha mẹ cần làm gì để con tránh những tổn thương tâm lý đến mức tự tử?
Cha mẹ cần làm gì để con tránh những tổn thương tâm lý đến mức tự tử?

VOV.VN -Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề tâm lý đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự tử, cha mẹ cần đặc biệt chú ý như trẻ bị suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, thường xuyên nhắc đến cái chết...

Cha mẹ cần làm gì để con tránh những tổn thương tâm lý đến mức tự tử?

Cha mẹ cần làm gì để con tránh những tổn thương tâm lý đến mức tự tử?

VOV.VN -Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề tâm lý đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự tử, cha mẹ cần đặc biệt chú ý như trẻ bị suy giảm động cơ, không còn cảm nhận được những giá trị cuộc sống, nghĩ mọi thứ đều chán nản, thường xuyên nhắc đến cái chết...

Các trường nỗ lực làm công tác tâm lý cho phụ huynh, học sinh trước ngày trở lại trường
Các trường nỗ lực làm công tác tâm lý cho phụ huynh, học sinh trước ngày trở lại trường

VOV.VN - Bên cạnh tăng cường các biện pháp phòng dịch, các trường tiểu học tại Hà Nội còn đặc biệt quan tâm đến việc ổn định tâm lý cho học sinh khi trở lại học trực tiếp, vận động, giải thích để phụ huynh yên tâm đưa con đến lớp.

Các trường nỗ lực làm công tác tâm lý cho phụ huynh, học sinh trước ngày trở lại trường

Các trường nỗ lực làm công tác tâm lý cho phụ huynh, học sinh trước ngày trở lại trường

VOV.VN - Bên cạnh tăng cường các biện pháp phòng dịch, các trường tiểu học tại Hà Nội còn đặc biệt quan tâm đến việc ổn định tâm lý cho học sinh khi trở lại học trực tiếp, vận động, giải thích để phụ huynh yên tâm đưa con đến lớp.