Ninh Thuận: Vất vả duy trì số học sinh đến lớp

VOV.VN -Năm nào cũng vậy, cứ sau ngày khai giảng, việc duy trì sĩ số học sinh ở các vùng khó khăn của tỉnh luôn được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Xã Phước Bình, huyện Bác Ái là vùng cao xa nhất ở tỉnh Ninh Thuận. Điều kiện sản xuất lạc hậu, nên cuộc sống của đồng bào nơi đây gặp không ít khó khăn. Việc học của con em vùng cao Phước Bình do đó cũng chưa được gia đình chú trọng.

Cứ sau ngày khai giảng, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng luôn là nỗi băn khoăn của nhà trường và các thầy cô giáo. Những ngày qua, sau giờ đứng lớp, cô Nguyễn Thị Trang cùng các đồng nghiệp ở Trường Tiểu học Phước Bình A tranh thủ thời gian vào tận rẫy vận động gia đình, gọi các em đến trường trở lại.

Cô giáo Nguyễn Thị Trang trò chuyện với học sinh tại nhà 

Cô Nguyễn Thị Trang cho biết: “Mình tới gặp, các em còn chạy trốn nữa. Để cho các em ra lớp, cần có sự kiên trì thường xuyên tới động viên gia đình, cũng như tới nói chuyện để các em thấy là tới trường không phải là việc gì nặng nhọc, mà còn được vui chơi giải trí nữa, cho các em thích đi học hơn”.

Qua trao đổi với phụ huynh, nhà trường tìm hiểu được nguyên nhân các em bỏ học giữa chừng. Những em thiếu thốn áo quần, sách vở được nhà trường kịp thời hỗ trợ.

Được các cô các thầy nhiều lần ghé thăm, giải thích rõ lợi ích của việc học, chị Katơh Thị Chinh (ở thôn Gia É) vừa cho con mình đi học trở lại: “Thầy cô mỗi năm đều tới nhà vận động cho các em đi học, tới trường tới lớp. Cha mẹ đã mù chữ rồi, mình cho các con đi học chớ. Vận động thế nào, mình cho các con đi học vậy”.

Học sinh miền núi Bác Ái, Ninh Thuận có nguy cơ bỏ học rất cao

Nhờ sự nỗ lực của nhà trường, mà tỷ lệ học sinh đến lớp vào đầu năm học mới này cơ bản được duy trì. Những em chưa ra lớp, nhà trường sẽ tiếp tục tiến hành vận động.

Thầy Dương Đăng Thục, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phước Bình A, huyện Bác Ái cho biết: “Năm trước có khoảng hơn 20% các em chưa ra lớp, nhưng đến thời điểm này con số đó giảm rõ rệt, chỉ còn khoảng 2%. Thời điểm này nhà trường có khoảng 259 học sinh, thì chỉ còn lại 4 em nhà ở núi cao chưa ra lớp kịp thời”.

Tại Ninh Thuận, những năm trước học sinh có nguy cơ bỏ học tập trung chủ yếu ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nhưng năm nay, học sinh ở vùng đồng bằng cũng có nguy cơ bỏ học rất cao. Ở vùng tâm hạn - huyện Thuận Nam, hạn hán kéo dài khiến ruộng đồng không thể canh tác hơn 1 năm qua, nhiều bậc phụ huynh phải đi làm xa, bỏ bê việc học tập của con cái. Chi phí cho việc học tập là gánh nặng của nhiều gia đình.

Học sinh vùng hạn Thuận Nam, Ninh Thuận trên đường đến trường

Trước tình hình đó, thời gian qua, ngành giáo dục đã tích cực vận động phụ huynh dù hoàn cảnh nào cũng nên tạo điều kiện cho con em mình đến trường vì tương lai mai sau. Với sự nỗ lực của gia đình, nhiều em có cơ hội tiếp tục cắp sách đến trường.

Em Đổng Thị Thiên Thảo, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Nho Lâm, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam chia sẻ: “Ba con làm thợ hồ ở xa, còn mẹ đi hái táo thuê. Dù nhà có nghèo, nhưng ba mẹ vẫn mua đầy đủ sách vở cho con đi học”.

Không những động viên về mặt tinh thần, ngành giáo dục địa phương còn tìm các biện pháp hỗ trợ về vật chất cho các em học sinh ở vùng hạn hán đảm bảo điều kiện học tập.

Ông Nguyễn Quang, Phó trưởng Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Thuận Nam cho biết: “Trong thời gian này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thuận Nam còn vận động các ngành, các cấp hỗ trợ về sách vở, bút viết, xe đạp, miễn giảm các khoản; miễn giảm chi phí học tập cho gia đình nghèo, gia đình khó khăn. Qua đó, chúng tôi mong muốn năm học này đảm bảo duy trì sĩ số sao hơn năm học trước”.

Năm học này, tỉnh Ninh Thuận có gần 132.000 học sinh ở tất cả các cấp học. Duy trì công tác vận động học sinh đến lớp, ngành giáo dục Ninh Thuận quyết tâm hạn chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bỏ học trong bối cảnh đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn sau đợt hạn hán kéo dài./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Rợp trời cờ Tổ quốc trong ngày khai giảng năm học mới
Rợp trời cờ Tổ quốc trong ngày khai giảng năm học mới

VOV.VN -Những lá cờ Tổ quốc trên tay của những chủ nhân tương lai của đất nước liên tục được vẫy chào, thể hiện sự hân hoan chào năm học mới.

Rợp trời cờ Tổ quốc trong ngày khai giảng năm học mới

Rợp trời cờ Tổ quốc trong ngày khai giảng năm học mới

VOV.VN -Những lá cờ Tổ quốc trên tay của những chủ nhân tương lai của đất nước liên tục được vẫy chào, thể hiện sự hân hoan chào năm học mới.

Chùm ảnh: Hàng triệu học sinh tưng bừng khai giảng năm học mới
Chùm ảnh: Hàng triệu học sinh tưng bừng khai giảng năm học mới

VOV.VN - Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh và thầy cô giáo cả nước tưng bừng tổ chức lễ khai giảng năm học mới, với nhiều điểm mới mẻ, ý nghĩa.

Chùm ảnh: Hàng triệu học sinh tưng bừng khai giảng năm học mới

Chùm ảnh: Hàng triệu học sinh tưng bừng khai giảng năm học mới

VOV.VN - Sáng nay (5/9), hàng triệu học sinh và thầy cô giáo cả nước tưng bừng tổ chức lễ khai giảng năm học mới, với nhiều điểm mới mẻ, ý nghĩa.

Nữ sinh Hà Nội xinh tươi trong ngày khai giảng
Nữ sinh Hà Nội xinh tươi trong ngày khai giảng

VOV.VN - Dưới cái nắng thu của Hà Nội, các nữ sinh trường Phan Đình Phùng duyên dáng trong tà áo dài trong ngày bắt đầu năm học mới.

Nữ sinh Hà Nội xinh tươi trong ngày khai giảng

Nữ sinh Hà Nội xinh tươi trong ngày khai giảng

VOV.VN - Dưới cái nắng thu của Hà Nội, các nữ sinh trường Phan Đình Phùng duyên dáng trong tà áo dài trong ngày bắt đầu năm học mới.

Lễ khai giảng và những kỳ vọng thay đổi của ngành Giáo dục
Lễ khai giảng và những kỳ vọng thay đổi của ngành Giáo dục

VOV.VN -Sự thay đổi trong lễ khai giảng năm nay được kỳ vọng sẽ mở đầu cho những thay đổi lớn của ngành Giáo dục.

Lễ khai giảng và những kỳ vọng thay đổi của ngành Giáo dục

Lễ khai giảng và những kỳ vọng thay đổi của ngành Giáo dục

VOV.VN -Sự thay đổi trong lễ khai giảng năm nay được kỳ vọng sẽ mở đầu cho những thay đổi lớn của ngành Giáo dục.