NXB Giáo dục lý giải về sách song ngữ chưa được thẩm định

VOV.VN - Phần tiếng Anh của bộ sách song ngữ mà NXB Giáo dục Việt Nam phát hành chưa được Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định.

Những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến bộ sách song ngữ Việt –Anh môn Toán và các môn khoa học do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.

Dù Bộ GD-ĐT chưa có văn bản công bố hoặc hướng dẫn chính thức về việc thí điểm dạy song ngữ môn Toán, khoa học cho học sinh từ lớp 2 nhưng sách giáo khoa đã xuất bản và phụ huynh của một số trường đã được yêu cầu mua để học vào năm học tới.

Cơ sở để NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản sách song ngữ

Trả lời những thắc mắc của dư luận về bộ sách song ngữ, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là ông Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, ngày 17/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 72/2014/QĐ-TTg “quy định việc dạy và học tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác”, với nguyên tắc “Việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài xuất phát từ nhu cầu của xã hội và sự tự nguyện của người học”.

Việc tổ chức dạy học bằng tiếng nước ngoài ở cấp học phổ thông, quyết định ghi rõ: “Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam có thể được dạy và học một phần hoặc hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, ưu tiên đối với các lĩnh vực toán, khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học. Sách giáo khoa, tài liệu sử dụng dạy và học bằng tiếng nước ngoài (bằng tiếng nước ngoài, tiếng Việt hoặc song ngữ) phải được Sở GD-ĐT cho phép sử dụng”.

Một trang sách song ngữ môn toán lớp 4 

Công văn số 4099/BGDĐT-GDTrH, ngày 5/8/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2014 - 2015 gửi các Sở GD-ĐT; các trường Trung học phổ thông trực thuộc, phần B “Các nhiệm vụ cụ thể”, mục “4.1.

Đối với môn tiếng Anh” ghi rõ: “Triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT khác có đủ điều kiện”.

Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT, ngày 25/8/2015 của Bộ GD-ĐT “về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” phần “2. Về tổ chức hoạt động giáo dục”, mục “2.3.

Giáo dục phổ thông” ghi: “Tiếp tục áp dụng một số kinh nghiệm và mô hình giáo dục tiên tiến của một số nước trên thế giới phù hợp với Việt Nam. Nâng cao hiệu quả triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.

Công văn số 4509/BGDĐT-GDTrH, ngày 3/9/2015 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015 - 2016 gửi các Sở GD-ĐT; các trường Trung học phổ thông trực thuộc, phần B “Các nhiệm vụ cụ thể”, mục “4.1.

Đối với môn tiếng Anh” ghi rõ: Khuyến khích triển khai thí điểm dạy học song ngữ tiếng Anh đối với môn Toán và các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT khác có đủ điều kiện”.

Phần tiếng Anh chưa được Bộ GD-ĐT thẩm định

Ông Nguyễn Văn Tùng giải thích rõ: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, của Bộ GD-ĐT về việc đẩy mạnh học ngoại ngữ qua hình thức học sách song ngữ, trong thời gian vừa qua, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xuất bản một số sách giáo khoa song ngữ, tập trung chủ yếu là môn Toán, môn Khoa học, Hoá, Sinh. Đến thời điểm này đã có hơn 40 Sở GD-ĐT tự nguyện đăng ký tham gia.

Phần tiếng Anh mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chủ động mời các chuyên gia dịch dù chưa được Bộ GD-ĐT tổ chức thẩm định, song đã được tổ chức thực hiện theo quy trình xuất bản nghiêm nhặt của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, được các chuyên gia ngoại ngữ thẩm định, phản biện.

Trong các công văn giới thiệu bộ sách này và trên các phương tiện truyền thông, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đều trình bày rõ đây là một tài liệu tham khảo, không bắt buộc, hoàn toàn mang tính tự nguyện.

Việc đăng kí sử dụng tuỳ theo điều kiện của cơ sở giáo dục, của giáo viên và học sinh. Mục tiêu của sách giáo khoa song ngữ là hỗ trợ học sinh nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh. Mặc dù có sách song ngữ, nhưng sách giáo khoa hiện hành vẫn sử dụng bình thường.

Với mục tiêu nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ cho học sinh, giúp các em có khả năng hoà nhập với thế giới, hướng tới mục tiêu có những “công dân toàn cầu”, việc thực hiện những phương pháp dạy học mới, thí điểm sử dụng sách song ngữ cho học sinh là việc làm thiết thực.

Với lộ trình từ làm quen với ngoại ngữ ở các lớp nhỏ đến việc sử dụng ngoại ngữ như một thói quen ở các lớp lớn hơn, kì vọng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là sách song ngữ sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.

Sách song ngữ là một tài liệu thí điểm, phát hành trên tinh thần tự nguyện đăng ký sử dụng của học sinh. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam muốn cùng giáo viên, học sinh thí điểm một công cụ học tập mới. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xác định, sách song ngữ có được chấp nhận hay không hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng và sự lựa chọn của người sử dụng.

Chưa có văn bản chỉ đạo riêng cho việc dạy song ngữ

Ông Nguyễn Sỹ Thư, Trưởng ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết, Bộ GD-ĐT chưa có văn bản chỉ đạo riêng cho việc tổ chức dạy song ngữ. Hiện mới chỉ có chủ trương của Chính phủ thể hiện trong Quyết định 1400 ban hành năm 2008 hoàn thành việc xây dựng chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở một số môn học, ngành học của các cơ sở ĐH, CĐ.

Sau khi có đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020, Bộ GD-ĐT tạo tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 72 (năm 2014) quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 chỉ yêu cầu triển khai ở cấp THPT. Theo mục tiêu của đề án, đến năm 2015 sẽ triển khai dạy môn Toán bằng ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường THPT tại các thành phố, đô thị lớn: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và một số địa bàn trọng điểm khác. Sau đó, mỗi năm tăng thêm khoảng từ 15 - 20% số trường, mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố và một số môn học khác.

Như vậy, dù chưa có văn bản chỉ đạo riêng cho việc dạy song ngữ nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lại tùy tiện thực hiện bộ sách song ngữ và tổ chức cho các Sở GD-ĐT đăng ký tham gia trên tinh thần được gọi là tự nguyện.

Qua những văn bản mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã nêu, hiện chưa thấy văn bản nào hướng dẫn cụ thể việc thực hiện dạy song ngữ ở cấp Tiểu học nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lại phát hành cả sách song ngữ môn Toán ở bậc học này.

Ngoài ra, phần tiếng Anh của sách môn Toán cũng chưa được Bộ GD-ĐT thẩm định nhưng đã được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, dư luận đang lo ngại liệu rằng bộ sách này có đáp ứng yêu cầu về chất lượng và các trường Tiểu học đã đủ các điều kiện cần thiết để học tập và giảng dạy theo sách song ngữ?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhiều bộ sách giáo khoa: Có xóa được độc quyền?
Nhiều bộ sách giáo khoa: Có xóa được độc quyền?

VOV.VN -PGS Văn Như Cương lo ngại, nếu cùng một lúc có nhiều bộ SGK được sử dụng thì việc thi tốt nghiệp sẽ tổ chức như thế nào.

Nhiều bộ sách giáo khoa: Có xóa được độc quyền?

Nhiều bộ sách giáo khoa: Có xóa được độc quyền?

VOV.VN -PGS Văn Như Cương lo ngại, nếu cùng một lúc có nhiều bộ SGK được sử dụng thì việc thi tốt nghiệp sẽ tổ chức như thế nào.

Đưa đủ nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa là cần thiết
Đưa đủ nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa là cần thiết

VOV.VN -Ngoài việc cần đưa đầy đủ nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT cần quy định môn Lịch sử bắt buộc phải thi THPT Quốc gia.

Đưa đủ nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa là cần thiết

Đưa đủ nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa là cần thiết

VOV.VN -Ngoài việc cần đưa đầy đủ nội dung về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT cần quy định môn Lịch sử bắt buộc phải thi THPT Quốc gia.

Nhiều bộ sách giáo khoa: Ai là người quyết định chọn sách để học?
Nhiều bộ sách giáo khoa: Ai là người quyết định chọn sách để học?

VOV.VN - Khi có nhiều bộ sách giáo khoa thì ai là người được quyền, chịu trách nhiệm chọn sách để giảng dạy ở từng trường học khác nhau.

Nhiều bộ sách giáo khoa: Ai là người quyết định chọn sách để học?

Nhiều bộ sách giáo khoa: Ai là người quyết định chọn sách để học?

VOV.VN - Khi có nhiều bộ sách giáo khoa thì ai là người được quyền, chịu trách nhiệm chọn sách để giảng dạy ở từng trường học khác nhau.

Nhiều bộ sách giáo khoa chỉ sử dụng 1 lần: Lãng phí tiền tỷ
Nhiều bộ sách giáo khoa chỉ sử dụng 1 lần: Lãng phí tiền tỷ

VOV.VN -Mỗi năm, hàng trăm triệu bản sách giáo khoa được in ra nhưng học sinh học xong rồi cất hoặc vất đi thì sẽ lãng phí đến tiền tỷ.

Nhiều bộ sách giáo khoa chỉ sử dụng 1 lần: Lãng phí tiền tỷ

Nhiều bộ sách giáo khoa chỉ sử dụng 1 lần: Lãng phí tiền tỷ

VOV.VN -Mỗi năm, hàng trăm triệu bản sách giáo khoa được in ra nhưng học sinh học xong rồi cất hoặc vất đi thì sẽ lãng phí đến tiền tỷ.