Phải nâng chuẩn cho 170.000- 180.000 giáo viên dạy ngoại ngữ!

VOV.VN-Bộ GD-ĐT và các địa phương đã có những lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ cho giáo viên. Sau quá trình bồi dưỡng, các giáo viên sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra, rà soát

Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, không chỉ giỏi về chuyên môn và phải có trình độ ngoại ngữ tốt, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” (Đề án Ngoại ngữ 2020).

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đề án là từ năm 2009, thí điểm dạy ngoại ngữ theo chương trình 10 năm ở bậc phổ thông và tăng cường dạy ngoại ngữ cho các cơ sở đào tạo. Môn Ngoại ngữ được thí điểm sử dụng làm môn học chính thức từ năm học lớp 3.

Để thực hiện tốt Đề án Ngoại ngữ 2020, trước tiên là phải chú trọng đến việc đào tạo, nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên. Song song với đó là hoàn thiện bộ sách giáo khoa từ cấp Tiểu học đến THPT và nâng cấp về cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các địa phương cho biết gặp rất nhiều khó khăn. Xung quanh vấn đề này, phóng viên VOV.VN phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Hùng, chuyên gia tư vấn thực hiện Đề án Ngoại ngữ 2020.

Sách giáo khoa Ngoại ngữ mới có thể do nhiều nhà xuất bản biên soạn (ảnh minh họa- ebooktienganh.com)

Việc biên soạn SGK Ngoại ngữ được thực hiện cuốn chiếu

PV: Thưa ông, trong quá trình thực hiện Đề án Ngoại ngữ 2020, nhiều giáo viên cho rằng, muốn nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ cần có những bộ sách giáo khoa (SGK) đạt chuẩn với đầy đủ các tiêu chí. Xin ông cho biết, quá trình thay đổi, biên soạn SGK Ngoai ngữ từ cấp Tiểu học đến THPT đang được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Hiện nay, việc biên soạn SGK Ngoại ngữ chỉ đang thực hiện theo hình thức cuốn chiếu (viết dần dần) chứ không đồng loạt biên soạn cùng một lúc.

Việc thay đổi SGK Ngoại ngữ từ lớp 3 cho đến lớp 12 là cả một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng chứ không thể thay đổi bột phát được. Khi thay đổi SGK Ngoại ngữ phải có quá trình thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm trước khi hoàn thành để phát hành chính thức.

PV: Nếu như việc biên soạn SGK Ngoại ngữ chỉ thực hiện một cách cuốn chiếu, những học sinh đang được học SGK mới nhưng năm sau lên lớp cao hơn chưa có sách thì các em sẽ phải học như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Nếu học sinh lớp 10 đang được học SGK Ngoại ngữ mới nhưng khi lên lớp 11 chưa có sách mới thì buộc các em vẫn phải học theo SGK cũ do Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm phát hành. Đến khi Bộ GD-ĐT đưa ra các tiêu chí cụ thể cho SGK Ngoại ngữ mới ở những lớp học tiếp theo thì lúc đó có thể tiến hành biên soạn được.

Nếu như trước kia, chỉ có 1 bộ SGK Ngoại ngữ cho từng cấp học được sử dụng chung thì sắp tới sẽ có nhiều chương trình, SGK. SGK Ngoại ngữ mới có thể do nhiều đơn vị, tổ chức biên soạn. Các trường học có thể sử dụng SGK Ngoại ngữ do Việt Nam viết hay sách của các nhà xuất bản nước ngoài như: Cambridge, Oxford viết. Tuy nhiên, các trường học phải sử dụng SGK theo hệ thống của cùng một nơi viết, chứ không thể hôm nay học bài của SGK do nhà xuất bản A viết, ngày mai lại sử dụng SGK do nhà xuất bản B viết.

 
Ông Nguyễn Quốc Hùng

PV: Nếu như các trường học có quyền được chọn lựa SGK của bất kỳ nhà xuất bản nào biên soạn để thực hiện giảng dạy thì liệu rằng chúng ta có thể đánh giá năng lực học tập toàn diện của học sinh ở nhiều góc độ khác nhau hay thông qua các kỳ thi hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Tất cả các SGK do bất kỳ nhà xuất bản nào biên soạn đều cũng phải tuân theo tiêu chí, cách đánh giá do Bộ GD-ĐT yêu cầu. Khi các trường học, cơ sở giáo dục đánh giá trình độ, khả năng Ngoại ngữ của học sinh đều phải theo chương trình của Bộ GD-ĐT ban hành.

Giáo viên phải trải qua các lớp bồi dưỡng nâng chuẩn

PV: Hiện nay, chất lượng giảng dạy Ngoại ngữ ở các địa phương còn có sự chênh lệch lớn. Trình độ giảng dạy của giáo viên ở mỗi nơi cũng khác nhau. Xin ông cho biết, các địa phương sẽ gặp những khó khăn như thế nào khi thực hiện Đề án Ngoại ngữ 2020?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Nhìn chung, chất lượng giảng dạy của giáo viên hiện nay còn thấp. Thực hiện Đề án Ngoại ngữ 2020, từ vài năm nay, Bộ GD-ĐT và các địa phương đã có những lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ cho giáo viên. Sau quá trình bồi dưỡng, các giáo viên sẽ phải trải qua quá trình kiểm tra, rà soát của địa phương.

PV: Ông có nghĩ rằng, từ nay đến năm 2020, các địa phương có thể thực hiện tốt Đề án Ngoại ngữ 2020 được không và vì sao?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Tôi nghĩ là các địa phương khó có thể thực hiện được đề án này. Bởi vì khi tiến hành thực hiện có nhiều vấn đề mới phát sinh. Ví dụ như phải nâng chuẩn cho 170.000 đến 180.000 giáo viên dạy Ngoại ngữ trên toàn quốc không phải là dễ dàng trong vòng một vài năm có thể thực hiện được. Việc đưa một số giáo viên đi học, tập huấn ở nước ngoài cũng không phải dễ vì còn phụ thuộc vào công việc, cuộc sống của họ. Ngoài ra, việc biên soạn, đổi mới chương trình sách giáo khoa Ngoại ngữ từ cấp Tiểu học đến THPT không phải nhanh chóng thực hiện trong một vài năm.

Một yếu tố khác cũng rất quan trọng là điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy Ngoại ngữ còn rất thiếu thốn. Nếu như các tỉnh, thành phố lớn có thể xoay sở được thì những địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa phải chờ đợi, phụ thuộc vào nguồn ngân sách của Nhà nước. 

Ưu tiên đầu tư cho những vùng khó khăn

PV: Đề án Ngoại ngữ 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các địa phương đã và đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trên. Theo ông, để giải quyết những vướng mắc đó, ngành Giáo dục phải làm gì?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Theo tôi, ngành Giáo dục cần bình tĩnh lắng nghe các ý kiến, vướng mắc của các địa phương để có hướng giải quyết. Ví dụ như việc cung cấp thiết bị công nghệ cho các trường cũng phải chờ đợi ngân sách của Nhà nước. Đối với việc biên soạn sách giáo khoa đã có những tiêu chí cụ thể nhưng không thể phát hành ngay được mà cần phải có thời gian tập hợp đội ngũ nhà biên soạn sách trong và ngoài nước, sự hợp tác với các nhà xuất bản nước ngoài cũng như những yếu tố về cơ sở vật chất... Khi thực hiện Đề án Ngoại ngữ 2020, các địa phương khó khăn cần được ưu tiên trong đào tạo, tập huấn cho giảng viên; được đầu tư trang thiết bị giảng dạy.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?
Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?

VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, chi phí cho chương trình và SGK chiếm khoảng 5.000 tỷ đồng. Còn hơn 29.000 tỷ đồng dành cho 7 - 8 phần việc khác.

Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?

Đổi mới sách giáo khoa phải cần tới 34.000 tỷ đồng?

VOV.VN -Theo Bộ GD-ĐT, chi phí cho chương trình và SGK chiếm khoảng 5.000 tỷ đồng. Còn hơn 29.000 tỷ đồng dành cho 7 - 8 phần việc khác.

GS Việt ở nước ngoài 'bóc tách' đề xuất 4.000 tỷ số hóa Sách giáo khoa
GS Việt ở nước ngoài 'bóc tách' đề xuất 4.000 tỷ số hóa Sách giáo khoa

VOV.VN - Theo GS Trần Hải Linh, giảng viên Đại học Inha, Hàn Quốc, đề án đề xuất một số tiền “khủng” nhưng hiệu quả thì chưa thấy rõ…

GS Việt ở nước ngoài 'bóc tách' đề xuất 4.000 tỷ số hóa Sách giáo khoa

GS Việt ở nước ngoài 'bóc tách' đề xuất 4.000 tỷ số hóa Sách giáo khoa

VOV.VN - Theo GS Trần Hải Linh, giảng viên Đại học Inha, Hàn Quốc, đề án đề xuất một số tiền “khủng” nhưng hiệu quả thì chưa thấy rõ…

Bộ trưởng GD-ĐT: Sách giáo khoa sẽ chú trọng năng lực của học sinh
Bộ trưởng GD-ĐT: Sách giáo khoa sẽ chú trọng năng lực của học sinh

VOV.VN -Sách giáo khoa mới sẽ tập trung giáo dục năng lực, phẩm chất và truyền thụ tri thức cho học sinh.

Bộ trưởng GD-ĐT: Sách giáo khoa sẽ chú trọng năng lực của học sinh

Bộ trưởng GD-ĐT: Sách giáo khoa sẽ chú trọng năng lực của học sinh

VOV.VN -Sách giáo khoa mới sẽ tập trung giáo dục năng lực, phẩm chất và truyền thụ tri thức cho học sinh.

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ biên soạn sách giáo khoa mới một cách tổng thể
Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ biên soạn sách giáo khoa mới một cách tổng thể

VOV.VN-Bộ GD-ĐT chủ trương xây dựng chương trình sách giáo khoa tổng thể từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm phát huy năng lực, sự sáng tạo của người học.

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ biên soạn sách giáo khoa mới một cách tổng thể

Thứ trưởng GD-ĐT: Sẽ biên soạn sách giáo khoa mới một cách tổng thể

VOV.VN-Bộ GD-ĐT chủ trương xây dựng chương trình sách giáo khoa tổng thể từ lớp 1 đến lớp 12 nhằm phát huy năng lực, sự sáng tạo của người học.

Theo đề án mới, ai cũng có thể được biên soạn sách giáo khoa?
Theo đề án mới, ai cũng có thể được biên soạn sách giáo khoa?

VOV.VN -Theo đề án đổi mới, ngoài Bộ GD-ĐT thì các tổ chức, cá nhân cũng được khuyến khích biên soạn sách giáo khoa.

Theo đề án mới, ai cũng có thể được biên soạn sách giáo khoa?

Theo đề án mới, ai cũng có thể được biên soạn sách giáo khoa?

VOV.VN -Theo đề án đổi mới, ngoài Bộ GD-ĐT thì các tổ chức, cá nhân cũng được khuyến khích biên soạn sách giáo khoa.

Nhiều bộ sách giáo khoa, cần “sân chơi” bình đẳng cho các Nhà xuất bản
Nhiều bộ sách giáo khoa, cần “sân chơi” bình đẳng cho các Nhà xuất bản

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, nếu có nhiều bộ SGK có thể khiến các trường khó khăn trong thẩm định, chọn lọc sách để giảng dạy.

Nhiều bộ sách giáo khoa, cần “sân chơi” bình đẳng cho các Nhà xuất bản

Nhiều bộ sách giáo khoa, cần “sân chơi” bình đẳng cho các Nhà xuất bản

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, nếu có nhiều bộ SGK có thể khiến các trường khó khăn trong thẩm định, chọn lọc sách để giảng dạy.

Sách giáo khoa hay chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục
Sách giáo khoa hay chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục

VOV.VN - Giáo viên rất cần có SGK chuẩn và hay để giảng dạy. Tuy  nhiên, chất lượng giáo dục lại không hoàn toàn phụ thuộc vào SGK.

Sách giáo khoa hay chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục

Sách giáo khoa hay chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục

VOV.VN - Giáo viên rất cần có SGK chuẩn và hay để giảng dạy. Tuy  nhiên, chất lượng giáo dục lại không hoàn toàn phụ thuộc vào SGK.

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa
Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa

VOV.VN - Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án đổi mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa

VOV.VN - Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án đổi mới.

Đề xuất 2 phương án soạn sách giáo khoa mới
Đề xuất 2 phương án soạn sách giáo khoa mới

Hiện nay Ban soạn thảo nghiêng về phương án Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ sách giáo khoa vì có nhiều ưu điểm.

Đề xuất 2 phương án soạn sách giáo khoa mới

Đề xuất 2 phương án soạn sách giáo khoa mới

Hiện nay Ban soạn thảo nghiêng về phương án Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ sách giáo khoa vì có nhiều ưu điểm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về trăn trở đổi mới sách giáo khoa
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về trăn trở đổi mới sách giáo khoa

VOV.VN - “15 đến 20 năm lại có sự đổi mới SGK. Tại sao giờ lại tiếp tục đổi mới? Chắc đây là điều trăn trở lớn nhất" .

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về trăn trở đổi mới sách giáo khoa

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về trăn trở đổi mới sách giáo khoa

VOV.VN - “15 đến 20 năm lại có sự đổi mới SGK. Tại sao giờ lại tiếp tục đổi mới? Chắc đây là điều trăn trở lớn nhất" .

Bộ GD-ĐT cần quy định rõ việc phân quyền lựa chọn sách giáo khoa
Bộ GD-ĐT cần quy định rõ việc phân quyền lựa chọn sách giáo khoa

VOV.VN-Nhiều ý kiến cho rằng, khi có nhiều bộ SGK, Bộ GD-ĐT cần quy định rõ việc lựa chọn sử dụng bộ SGK và cách thức biên soạn theo hình thức nào…

Bộ GD-ĐT cần quy định rõ việc phân quyền lựa chọn sách giáo khoa

Bộ GD-ĐT cần quy định rõ việc phân quyền lựa chọn sách giáo khoa

VOV.VN-Nhiều ý kiến cho rằng, khi có nhiều bộ SGK, Bộ GD-ĐT cần quy định rõ việc lựa chọn sử dụng bộ SGK và cách thức biên soạn theo hình thức nào…

GS Đào Trọng Thi: “Có sách giáo khoa mới, lo ngại nhất là giáo viên!“
GS Đào Trọng Thi: “Có sách giáo khoa mới, lo ngại nhất là giáo viên!“

VOV.VN-Nhà nước sẽ không đầu tư cho việc biên soạn SGK một cách đồng loạt, bình quân mà sẽ tập trung đầu tư cho những địa phương, cơ sở giáo dục khó khăn.

GS Đào Trọng Thi: “Có sách giáo khoa mới, lo ngại nhất là giáo viên!“

GS Đào Trọng Thi: “Có sách giáo khoa mới, lo ngại nhất là giáo viên!“

VOV.VN-Nhà nước sẽ không đầu tư cho việc biên soạn SGK một cách đồng loạt, bình quân mà sẽ tập trung đầu tư cho những địa phương, cơ sở giáo dục khó khăn.

Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa
Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa

VOV.VN -Bộ GD-ĐT cho biết, chương trình và sách giáo khoa mới sẽ có giáo viên phổ thông và các chuyên gia, nhà khoa học tham gia biên soạn.

Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa

Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa

VOV.VN -Bộ GD-ĐT cho biết, chương trình và sách giáo khoa mới sẽ có giáo viên phổ thông và các chuyên gia, nhà khoa học tham gia biên soạn.