Phó Thủ tướng: Giáo dục đại học phải đuổi theo giáo dục phổ thông

VOV.VN- Hệ thống đại học phải phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông. Trong đó, giáo dục đại học không thể đứng ngoài thế giới, nên bắt buộc phải hội nhập.

Dù giáo dục phổ thông còn nhiều điều chưa hài lòng, nhưng quốc tế vẫn xếp hạng Việt Nam ngang với nhóm các nước phát triển OECD. Trong khi đó, giáo dục đại học của Việt Nam thì không có mặt trong top 50 nước hàng đầu của 2 đánh giá chính thức.

Theo một số đánh giá có tính tổng hợp và suy luận, giáo dục đại học Việt Nam đứng khoảng thứ 80 thế giới. Trong khi giáo dục phổ thông nói khiêm tốn thì đứng thứ 50. Vì vậy, hệ thống đại học của Việt Nam phải phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội thảo

Giáo dục đại học không thể đứng ngoài thế giới, nên bắt buộc chúng ta phải hội nhập... Trong đó, với điều kiện của Việt Nam hiện nay, tự chủ đại học và giải trình là quan trọng nhất. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo Giáo dục 2018: Giáo dục đại học – chuẩn hóa và hội nhập, diễn ra ngày 17/8 tại Hà Nội.

2 băn khoăn khi thực hiện tự chủ đại học

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam đã nói đến tự chủ đại học từ khi thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng đến năm 2014, qua các cuộc cọ sát rất mạnh mẽ, chúng ta mới có 23 trường tự chủ theo Nghị định 77. Tuy nhiên, mới là tự chủ một phần, chưa đúng với thông lệ quốc tế.

Lý do có từ 3 phía: Từ cơ quan quản lý nhà nước; từ chính các trường đại học vẫn muốn tiếp tục cơ chế bao cấp; và một phần từ người học và xã hội. Cả 3 lý do đó cộng hưởng lại nên vô cùng khó khăn.

Đưa ra 2 băn khoăn lớn nhất khi thực hiện tự chủ đại học: Cho tự chủ, các trường cứ thế tăng học phí, ảnh hưởng đến quyền lợi của người học có điều kiện khó khăn được học trường chất lượng tốt; phần tài sản, đất đai… của trường đại học sẽ bị thao túng…

Phó Thủ tướng cho rằng, những khó khăn này không phải không có hướng giải quyết và trên thực tế thế giới đã có hướng giải quyết điều này. Theo đó, liên quan đến tự chủ đại học, tự chủ tài chính, chúng ta một mặt có cơ chế học bổng, từ người có khả năng, mong muốn đóng góp nhiều hơn để có chất lượng tốt hơn lập quỹ học bổng cho đối tượng diện chính sách và con nhà nghèo. Mặt khác, tự chủ không có nghĩa là nhà nước không cấp ngân sách nữa mà dùng kinh phí từ ngân sách để đặt hàng đào tạo.

Còn cơ chế đảm bảo tài sản, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta có hội đồng trường gắn liền với trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch.

Các trường cần hiểu đúng về tự chủ đại học

Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần hiểu cho đúng về tự chủ đại học. Trường đại học có nhiều sứ mệnh, một trong số đó là sáng tạo ra tri thức, nên trường đại học cần tự chủ về chuyên môn, từ đó khơi dậy sáng tạo cho từng thành viên trong nhà trường. Đó là tự chủ căn bản nhất.

Để có quyền tự chủ đó, trường đại học phải được tự quản về tổ chức và tự chủ về tài chính. Tự chủ tài chính phải hiểu là tự chủ về nguồn thu và nguồn chi. Thu có nhiều phần: từ học phí, khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh và quan trọng là thu từ tài trợ của doanh nghiệp, cộng đồng; đặc biệt từ ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay, các trường đại học chưa được tự chủ chi tiền thậm chí không phải của nhà nước nhưng muốn làm cái gì đều phải xin phép.

Khẳng định tự chủ đại học là xu thế tất yếu, là yêu cầu, đòi hỏi chúng ta phải làm, phải luật hóa trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học tới đây; trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay và hệ thống các luật khác có liên quan, Phó Thủ tướng thể hiện tin tưởng vào việc thực hiện tự chủ đại học; đồng thời mong mỏi, các nhà lãnh đạo, các chuyên gia quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp có tiếng nói để Luật Giáo dục đại học lần này được sửa một cách căn bản nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GD-ĐT công bố các trường sư phạm xét tuyển bổ sung lần 1
Bộ GD-ĐT công bố các trường sư phạm xét tuyển bổ sung lần 1

VOV.VN -Thí sinh có thể tra cứu toàn cảnh thông tin xét tuyển bổ sung đợt 1 của các trường ĐH, CĐ và TC sư phạm trong toàn quốc.

Bộ GD-ĐT công bố các trường sư phạm xét tuyển bổ sung lần 1

Bộ GD-ĐT công bố các trường sư phạm xét tuyển bổ sung lần 1

VOV.VN -Thí sinh có thể tra cứu toàn cảnh thông tin xét tuyển bổ sung đợt 1 của các trường ĐH, CĐ và TC sư phạm trong toàn quốc.

Nhiều ngành “nóng” giảm điểm chuẩn, ĐH vùng hạ kịch sàn “vét” thí sinh
Nhiều ngành “nóng” giảm điểm chuẩn, ĐH vùng hạ kịch sàn “vét” thí sinh

VOV.VN -Điểm chuẩn vào các trường năm nay nhìn chung đều giảm mạnh so với năm 2017, tuy nhiên có những trường giảm mạnh, hơn 4 điểm/môn đã đỗ đại học.

Nhiều ngành “nóng” giảm điểm chuẩn, ĐH vùng hạ kịch sàn “vét” thí sinh

Nhiều ngành “nóng” giảm điểm chuẩn, ĐH vùng hạ kịch sàn “vét” thí sinh

VOV.VN -Điểm chuẩn vào các trường năm nay nhìn chung đều giảm mạnh so với năm 2017, tuy nhiên có những trường giảm mạnh, hơn 4 điểm/môn đã đỗ đại học.

Rà soát Thủ khoa “đầu vào” các trường công an, quân đội như thế nào?
Rà soát Thủ khoa “đầu vào” các trường công an, quân đội như thế nào?

VOV.VN -Việc có rà soát lại Thủ khoa “đầu vào” các trường công an, quân đội nên được công khai minh bạch và chính xác từ việc chấm điểm của các thầy cô giáo.

Rà soát Thủ khoa “đầu vào” các trường công an, quân đội như thế nào?

Rà soát Thủ khoa “đầu vào” các trường công an, quân đội như thế nào?

VOV.VN -Việc có rà soát lại Thủ khoa “đầu vào” các trường công an, quân đội nên được công khai minh bạch và chính xác từ việc chấm điểm của các thầy cô giáo.

Xét tuyển đại học: Vì sao điểm chuẩn giảm sâu?
Xét tuyển đại học: Vì sao điểm chuẩn giảm sâu?

VOV.VN -Sau khi nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn chính thức, nhiều người “giật mình” vì điểm chuẩn thấp “đột biến” so với mọi năm. 

Xét tuyển đại học: Vì sao điểm chuẩn giảm sâu?

Xét tuyển đại học: Vì sao điểm chuẩn giảm sâu?

VOV.VN -Sau khi nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn chính thức, nhiều người “giật mình” vì điểm chuẩn thấp “đột biến” so với mọi năm.