Phụ huynh đồng tình chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm

VOV.VN - Nhiều phụ huynh kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, nhằm giảm bớt áp lực với học sinh.

Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, đối với các trường và lớp dạy học 2 buổi/ngày, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh. Đối với các trường và lớp dạy học 1 buổi/ngày chỉ giao bài tập về nhà tối đa bằng số lượng bài tập của học sinh 2 buổi một ngày, không giao bài tập ngoài sách giáo khoa...

Nhiều ý kiến của phụ huynh đồng tình với những nội dung mà Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra và cho rằng nếu các trường làm đúng theo Chỉ thị thì sẽ hạn chế việc dạy thêm, học thêm. Các em sẽ có thời gian để nghỉ ngơi và vui chơi hơn. Bởi lứa tuổi này vừa học, vừa chơi không quá tạo áp lực cho trẻ.

Các em học sinh tiểu học cần có thời gian để vui chơi và gần gũi với gia đình. 

Chị Nguyễn Thị Dung, quận Hoàn Kiếm cho biết, việc không giao bài tập cho học sinh học 2 buổi/ngày là hợp lý: “Sáng nay, nghe tin tôi cảm thấy rất vui, các con đi học hai buổi một ngày rồi thì lượng con học ở trên lớp so với lứa tuổi của các con như thế là phù hợp rồi.”

“Tối về các con còn có thời gian nghỉ ngơi đọc truyện, rồi xem ti vi chuyện trò với bố mẹ, ông bà chơi cùng các em. Còn các con đi học nửa buổi một ngày có thời gian các cô cũng nên giao bài cho các con. Số lượng bài tập theo như quy định của Bộ tôi thấy phù hợp, lượng bài giao cũng chỉ ở mức vừa phải thôi bằng với tầm các con đi học hai buổi trên một ngày thôi để các con ôn lại như thế tôi nghĩ các con sẽ tiếp thu bài tốt hơn ở buổi học ngày hôm sau.”

Theo chị Nguyễn Thị Tú, ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa, nếu việc dạy thêm, học thêm thực hiện theo đúng quy định là bổ sung những kiến thức cho các học sinh có học lực yếu thì sẽ rất tốt. Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm phải hợp lý, phù hợp với lứa tuổi.

Chị Tú cho biết: “Việc dạy thêm học thêm phải hợp lý, như tiểu học chỉ nên cho các cháu một tuần một buổi thôi. Bởi vì bố mẹ cũng có rất ít thời gian để có thể kèm cặp con đến nơi đến chốn vào buổi tối. Thứ hai là bây giờ khả năng của bố mẹ kèm được con cũng rất là khó vì các cháu học chương trình cũng đổi mới.”

Quy định mới của Bộ GD&ĐT được nhiều phụ huynh đồng tình.

“Tôi rất ủng hộ nếu cô giáo thực sự kèm thêm cho các cháu, giao bài để các cháu luyện thêm. Còn nếu học thêm tràn lan, bắt các cháu ngày nào cũng phải đi học thêm, hoặc tuần 3 buổi, 4 buổi đối với học sinh tiểu học tôi thấy thế là quá nặng.”

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết liệt chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm là điều cần thiết, nhưng nhiều phụ huynh lo lắng chương trình học của trẻ hiện nay quá nặng. Nếu không cho con học thêm thì liệu có tiếp thu được hết kiến thức qua bài giảng của thầy cô giáo hay không.

Chị Nguyễn Thị Kiên, quận Hoàng Mai cho hay: “Bây giờ nhiều cô chỉ dạy qua thôi, các con không thể học được hết. Với trẻ con vẫn còn non nớt mà giảng qua thì làm sao có thể hiểu nhanh, hiểu hết được, bắt buộc các cô phải giảng chậm. Các cô giảng chậm thì lại không dạy được hết chương trình. Con nhà mình bây giờ học không kịp thì nó thiệt thòi thôi.”/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sách giáo khoa hay chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục
Sách giáo khoa hay chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục

VOV.VN - Giáo viên rất cần có SGK chuẩn và hay để giảng dạy. Tuy  nhiên, chất lượng giáo dục lại không hoàn toàn phụ thuộc vào SGK.

Sách giáo khoa hay chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục

Sách giáo khoa hay chưa đủ để quyết định chất lượng giáo dục

VOV.VN - Giáo viên rất cần có SGK chuẩn và hay để giảng dạy. Tuy  nhiên, chất lượng giáo dục lại không hoàn toàn phụ thuộc vào SGK.

Phân tầng, xếp hạng để đánh giá, đổi mới giáo dục Đại học
Phân tầng, xếp hạng để đánh giá, đổi mới giáo dục Đại học

VOV.VN-Phân tầng, xếp hạng các trường ĐH cũng là cơ sở để Nhà nước đầu tư cho từng loại trường nhằm hướng tới có trường đạt được thứ hạng cao trên thế giới.

Phân tầng, xếp hạng để đánh giá, đổi mới giáo dục Đại học

Phân tầng, xếp hạng để đánh giá, đổi mới giáo dục Đại học

VOV.VN-Phân tầng, xếp hạng các trường ĐH cũng là cơ sở để Nhà nước đầu tư cho từng loại trường nhằm hướng tới có trường đạt được thứ hạng cao trên thế giới.

Bước tiến mới trong triển vọng hợp tác giáo dục Việt - Nga
Bước tiến mới trong triển vọng hợp tác giáo dục Việt - Nga

VOV.VN - Chuyến thăm của lãnh đạo Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tạo ra những điểm nhấn mới trong hợp tác giáo dục hai nước.

Bước tiến mới trong triển vọng hợp tác giáo dục Việt - Nga

Bước tiến mới trong triển vọng hợp tác giáo dục Việt - Nga

VOV.VN - Chuyến thăm của lãnh đạo Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tạo ra những điểm nhấn mới trong hợp tác giáo dục hai nước.

Hội nghị toàn quốc các tôn giáo tham gia phát triển giáo dục mầm non
Hội nghị toàn quốc các tôn giáo tham gia phát triển giáo dục mầm non

VOV.VN - Đến tháng 3 năm nay, cả nước có 265 trường mầm non do các tổ chức và cá nhân tôn giáo thành lập.

Hội nghị toàn quốc các tôn giáo tham gia phát triển giáo dục mầm non

Hội nghị toàn quốc các tôn giáo tham gia phát triển giáo dục mầm non

VOV.VN - Đến tháng 3 năm nay, cả nước có 265 trường mầm non do các tổ chức và cá nhân tôn giáo thành lập.

Triển lãm Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945
Triển lãm Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945

VOV.VN -Triển lãm giới thiệu bộ sưu tập phong phú gồm 120 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật.

Triển lãm Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945

Triển lãm Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802 – 1945

VOV.VN -Triển lãm giới thiệu bộ sưu tập phong phú gồm 120 phiên bản tài liệu, hình ảnh, bản vẽ kỹ thuật.

Huyền thoại giáo dục Phần Lan
Huyền thoại giáo dục Phần Lan

Người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh. Chính họ cũng bất ngờ khi học sinh Phần Lan đứng đầu trong các kỳ kiểm tra PISA

Huyền thoại giáo dục Phần Lan

Huyền thoại giáo dục Phần Lan

Người Phần Lan không hề coi trọng mọi kỳ sát hạch học sinh. Chính họ cũng bất ngờ khi học sinh Phần Lan đứng đầu trong các kỳ kiểm tra PISA