Phụ huynh ở TP.HCM căng thẳng vì con học online

VOV.VN - Sau hơn 1 tháng nới lỏng giãn cách, người dân tại TP.HCM đã quay lại làm việc trong trạng thái bình thường mới. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh chưa kịp phấn khởi đã thêm nhiều nỗi lo về việc học trực tuyến của con.

 Stress vì vừa làm vừa trông con

Hơn một tháng nay, anh Minh Quân ở tại TP.Thủ Đức rối bời khi vừa đi làm, vừa lo việc học online của hai con. Anh Quân vừa quay lại công ty sau thời gian dài giãn cách, vợ cũng bận bịu với việc dạy học trực tuyến nên nhiều khi không sắp xếp được thời gian để hỗ trợ con. Có ngày, lịch dạy trùng với tiết kiểm tra của con nhưng vợ anh Quân vẫn phải xoay sở để giúp con gửi bài thi do hai bé học tiểu học, chưa thao tác thành thạo trên máy tính. Do vậy, anh rất lo lắng khi bố mẹ cùng đi làm trở lại thì chưa có phương án hỗ trợ con học tập. 

“Việc học ở nhà không đơn giản chỉ là ngồi học cùng con mà còn nhiều thứ kéo theo như: lo ăn uống, ngủ nghỉ, tắm giặt, lên lịch học, thậm chí nộp bài cho các cháu. Mỗi cháu có tận 3-4 nhóm hỗ trợ học tập gồm: nhóm nộp bài tập, nhóm phụ huynh, nhóm học Tiếng Anh,… rất lằng nhằng trong khi nhà tôi có 2 bé. Hiện, cô giáo đã cho tôi vào 7 nhóm, nhiều khi bài tập đứa bé nộp nhầm sang nhóm của đứa lớn”- anh Quân chia sẻ.

Còn nhịp sinh hoạt của gia đình chị Ngọc Thuỳ (ở quận 7) cũng bị đảo lộn khi có con học online. Nhà neo người nên khi công ty thông báo đi làm trở lại vào đầu tháng 10, chị Thuỳ đã xin làm online thêm 2 tháng để tiện trông nom con học. Đến nay, việc học của bé còn nhiều bất cập, đường truyền lỗi, thiết bị học trục trặc, bé thiếu tương tác với thầy cô,… nên không tiếp thu hiệu quả, gần như mẹ phải giảng lại. Trong khi đó, lịch làm việc của chị Thuỳ cũng bận rộn, thường xuyên túc trực trên máy tính nên lo xong việc học và nghỉ ngơi cho con, phụ huynh này gần như kiệt sức để giải quyết nốt công việc. 

“Tranh thủ buổi sáng dậy sớm lo cơm, đồ ăn, cho con học, chiều con lại học trên ti vi, sau đó mình mới bắt đầu làm việc được. Hầu như tối thường bỏ bê cơm nước, việc nhà. Buổi sáng đã dành lo cho con nên công việc dồn sang chiều và tối để kịp tiến độ chứ không thể xin làm online để lo cho con mà không hoàn thành”- chị Thùy chia sẻ.

Trường học phải an toàn khi mở cửa

Cũng như nhiều phụ huynh ở TP.HCM có con đang ở nhà học trực tuyến, chị Huyền Trân (ở quận 6) phải liên tục thay đổi giờ làm việc để có thời gian hỗ trợ con gái học online. Gia đình không có người giúp việc, ông bà lại ở xa nên chị Trân không thể gửi con cho ai. Hơn nữa, bé mới vào lớp 1, còn nhiều bỡ ngỡ nên việc học cần sự hỗ trợ của cha mẹ. Hai vợ chồng chị Trân cũng rất chật vật để bố trí người ở nhà kèm con học. Chị cũng đồng ý với đề xuất về việc cho học sinh lớp 1, 2 và học sinh cuối cấp quay lại trường. Đây không chỉ là phương án giúp cho phụ huynh dễ thở hơn khi trở lại với công việc mà còn giúp các bé cải thiện môi trường học tập thay vì tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều như hiện nay. 

“Ngoài việc được đến trường, vấn đề tâm lý của các con cũng rất quan trọng. Các bé nghỉ học từ tháng 5 tới nay nhưng mong muốn trực tiếp gặp thầy cô, bạn bè cũng rất nhiều chứ không phải gặp nhau qua màn hình. Tôi nghĩ tâm lý của bé cũng cần được quan tâm”- chị Huyền Trân cho biết.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết, việc đi học trở lại phải có phương án phối hợp cùng các đơn vị khác đánh giá và từng bước thí điểm. Đồng thời, các cơ sở giáo dục cũng cần đảm bảo các tiêu chí an toàn khi mở cửa trường học mà thành phố đã ban hành. Ngoài ra, việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi cũng là một cơ sở quan trọng để mở cửa lại trường học. 

“Việc xây dựng kế hoạch chia nhỏ ca đến trường, chúng tôi dự kiến các lớp nhỏ 1, 2 và lớp cuối cấp 6, 9, 12 sẽ đi học trước. Từ việc thí điểm mở cửa trường học ở huyện Cần Giờ với kinh nghiệm ở hai trường tại xã đảo Thạnh An thì có thể trong thời gian sắp tới sẽ thực hiện mô hình này”- ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết.

Hiện nay, học trực tuyến không còn là phương pháp mới nhưng cả thầy, trò và phụ huynh đều gặp khó khăn nhiều mặt khi duy trì trong thời gian dài. Để học sinh trở lại trường học là việc cần thiết,  “giảm tải” cho phụ huynh, giáo viên nhưng vẫn cần có phương án đảm bảo an toàn khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách bảo vệ thị lực của trẻ khi học online
Cách bảo vệ thị lực của trẻ khi học online

VOV.VN - Khi học trực tuyến, đặt màn hình máy tính sai góc độ, tư thế ngồi không đúng, ánh sáng không phù hợp…. có thể gây mệt mỏi và ảnh hưởng không tốt đến thị lực của trẻ.

Cách bảo vệ thị lực của trẻ khi học online

Cách bảo vệ thị lực của trẻ khi học online

VOV.VN - Khi học trực tuyến, đặt màn hình máy tính sai góc độ, tư thế ngồi không đúng, ánh sáng không phù hợp…. có thể gây mệt mỏi và ảnh hưởng không tốt đến thị lực của trẻ.

Nỗi lòng của giáo viên thời dạy học online
Nỗi lòng của giáo viên thời dạy học online

VOV.VN - Mặc dù nhà trường, giáo viên luôn sự nỗ lực không ngừng để đưa bài giảng online chất lượng đến với học sinh thì vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn, những áp lực vô hình khi dạy học trên các nền tảng trực tuyến.

Nỗi lòng của giáo viên thời dạy học online

Nỗi lòng của giáo viên thời dạy học online

VOV.VN - Mặc dù nhà trường, giáo viên luôn sự nỗ lực không ngừng để đưa bài giảng online chất lượng đến với học sinh thì vẫn không thể tránh khỏi những khó khăn, những áp lực vô hình khi dạy học trên các nền tảng trực tuyến.

Học sinh “hứng sóng” học online: Đừng than vãn, hãy chìa vai gánh vác những khó khăn
Học sinh “hứng sóng” học online: Đừng than vãn, hãy chìa vai gánh vác những khó khăn

VOV.VN - Thay vì than vãn, chỉ trích, hãy cùng chìa vai "gánh" những khó khăn với Chính phủ, bảo đảm tốt nhất quyền được học tập cho trẻ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Học sinh “hứng sóng” học online: Đừng than vãn, hãy chìa vai gánh vác những khó khăn

Học sinh “hứng sóng” học online: Đừng than vãn, hãy chìa vai gánh vác những khó khăn

VOV.VN - Thay vì than vãn, chỉ trích, hãy cùng chìa vai "gánh" những khó khăn với Chính phủ, bảo đảm tốt nhất quyền được học tập cho trẻ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.