Phương án thi THPT quốc gia năm 2017: Cần tránh “sốc”

VOV.VN - Nếu thay đổi phương án thi THPT quốc gia thì cần lộ trình. Bởi năm nay chỉ còn 9 tháng nữa kết thúc năm học nên học sinh sẽ không ôn kịp.

Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 theo hướng thay đổi phương thức thi, đề thi sử dụng kỹ thuật trắc nghiệm theo nhóm các môn học, nhiều ý kiến của học sinh, phụ huynh, chuyên gia giáo dục bày tỏ băn khoăn với đề thi tổng hợp sẽ ảnh hưởng tới quá trình học tập của học sinh và cho rằng việc thay đổi cần có lộ trình.

 

Tán thành với Dự thảo đổi mới phương án thi Trung học phổ thông quốc gia mà  Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình Hà Nội cho rằng, Bộ thay đổi phương thức thi và đề thi so với năm ngoái với đề thi tổng hợp này sẽ hạn chế tình trạng học sinh học lệch, học tủ. Bởi từ lâu các em đều có tư tưởng thi môn nào thì sẽ chú trọng học môn đó, môn nào không thi sẽ không học.

“Ở đây, Bộ thấy được việc nếu để cho học sinh tự chọn một môn ngoài Văn, Toán, Ngoại ngữ thì học sinh đang học lệch. Hiện nay, học sinh chỉ chọn những môn học để thi. Bộ đã thấy được người dạy rất khổ. Thế nhưng bây giờ nếu mà thi tổng hợp về kỹ thuật có thể được nhưng người dân và học sinh cho rằng không thể học và xoay sở kịp. Quan điểm của tôi có thể làm phương án mới được bằng cách những môn thi tổng hợp thì phải hạn chế chương trình, những điểm trọng tâm, những điểm cơ bản để học sinh có kiến thức vào đời. Theo tôi nếu đi theo hướng đó là tốt, là chúng ta đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến của học sinh và phụ huynh tỏ ra băn khoăn lo lắng về thay đổi cách thi và kiểu ra đề thi mới này. Vì ngay từ lớp 10, các em đã định hướng môn thi cho từng khối ngành và học chắc những môn đó, giờ thêm một số môn học không nằm trong kế hoạch lại chỉ còn 9 tháng nữa kết thúc năm học nên sẽ không ôn kịp.

Không chỉ học sinh lo lắng mà nhiều phụ huynh có con đang học lớp 12 cũng lo lắng không kém. Nhiều phụ huynh cho biết, qua hai năm triển khai theo hình thức thi chung, học sinh bắt đầu quen với cách thi, cấu trúc đề thi, giờ Bộ lại thay đổi. Cùng với đó là đa số học sinh khi vào Trung học phổ thông đã lựa chọn học theo khối A, B, C,D. Từ đó gần như đã có sự chuẩn bị để ôn luyện trước đó. Nếu Bộ thay đổi phải có lộ trình ngay từ khi học sinh mới vào lớp 10, giờ là năm học cuối thay đổi đề thi tổng hợp mở rộng kiến thức các con sẽ không kịp học.

Chị Nguyễn Bích Ngọc, có con đang học lớp 12, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: “Bộ Giáo dục và Đào tạo có phương án sớm thì tốt. Tại vì đến tháng 5 các cháu đã phải kết thúc hết mọi thứ để chỉ thi đại học. Ví dụ như con tôi theo thiên hướng khối D Toán, Văn, Anh bây giờ tự dưng lại phải Lý, Hóa xong lại Sử, Địa, Giáo dục công dân. Ngày xưa thi ba môn, học đã oải ra rồi. Bây giờ như thế con thi kiểu gì. Tôi lo, vì đây là bước ngoặt hết sức quan trọng cho nên chỉ mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nếu như năm nay định đổi mới theo kiểu tích hợp là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội thi thành 5 môn thì hãy có một lộ trình để cho các cháu học. Các cháu ôn rồi các cháu làm, ngay cả môn thi trắc nghiệm cũng thế đưa dần dần”.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đổi mới thi, đánh giá xét cộng nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông, đổi mới xét tuyển sinh vào đại học, cao đẳng đều cần thông báo sớm cho học sinh, để các em có thời gian chuẩn bị, tránh gây bất ngờ và bị động. Nếu có thay đổi thì cũng cần phải có lộ trình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia có nên gồm 2 bài thi?
Đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia có nên gồm 2 bài thi?

VOV.VN- PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Kỳ thi THPT Quốc gia nên tổ chức làm 2 bài thi gồm các môn khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội...

Đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia có nên gồm 2 bài thi?

Đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia có nên gồm 2 bài thi?

VOV.VN- PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Kỳ thi THPT Quốc gia nên tổ chức làm 2 bài thi gồm các môn khoa học tự nhiên và các môn khoa học xã hội...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về kỳ thi THPT quốc gia 2017
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về kỳ thi THPT quốc gia 2017

VOV.VN -Phương án năm 2017 không phải là phương án đổi mới mà là tiếp tục thực hiện và hoàn thiện phương án năm 2016.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về kỳ thi THPT quốc gia 2017

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về kỳ thi THPT quốc gia 2017

VOV.VN -Phương án năm 2017 không phải là phương án đổi mới mà là tiếp tục thực hiện và hoàn thiện phương án năm 2016.

Tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia theo hướng nào?
Tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia theo hướng nào?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia nên giao cho các địa phương và bài thi phải kiểm tra được kiến thức toàn diện của thí sinh.

Tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia theo hướng nào?

Tiếp tục đổi mới kỳ thi THPT Quốc gia theo hướng nào?

VOV.VN -Nhiều ý kiến cho rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia nên giao cho các địa phương và bài thi phải kiểm tra được kiến thức toàn diện của thí sinh.

Phương án thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ có nhiều thay đổi lớn
Phương án thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ có nhiều thay đổi lớn

VOV.VN-Phương án thi THPT Quốc gia sẽ gồm 5 bài thi. Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cũng sẽ có những điều chỉnh theo các bài thi...

Phương án thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ có nhiều thay đổi lớn

Phương án thi THPT Quốc gia năm 2017 sẽ có nhiều thay đổi lớn

VOV.VN-Phương án thi THPT Quốc gia sẽ gồm 5 bài thi. Việc xét công nhận tốt nghiệp THPT cũng sẽ có những điều chỉnh theo các bài thi...

Phương án thi THPT Quốc gia 2017: Cần phù hợp với thực tiễn
Phương án thi THPT Quốc gia 2017: Cần phù hợp với thực tiễn

VOV.VN- Phương án thi THPT Quốc gia 2017 có sự điều chỉnh theo hướng ra theo 5 bài thi nên việc thực hiện cần phải phù hợp với thực tiễn.

Phương án thi THPT Quốc gia 2017: Cần phù hợp với thực tiễn

Phương án thi THPT Quốc gia 2017: Cần phù hợp với thực tiễn

VOV.VN- Phương án thi THPT Quốc gia 2017 có sự điều chỉnh theo hướng ra theo 5 bài thi nên việc thực hiện cần phải phù hợp với thực tiễn.